Trạm trổ Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ tát tượng trưng cho khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận
Tượng Quan Âm Cam lồ ở chùa Bổ Đà, Bắc Giang Tượng Quan Thế Âm, hay còn gọi là tượng Quan Âm, là một sản phẩm điêu khắc, tạc lại hình tượng Quan Thế Âm. Các hình thức tượng rất đa dạng, phụ thuộc vào sự gia nhập của Phật giáo tại mỗi quốc gia và phụ thuộc cả vào các câu truyện dân gian, truyền thuyết của mỗi nước. Qua nhiều thăng trầm, biến cố...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tượng Quan Thế Âm
Tượng Quan Thế Âm
Trạm trổ Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ tát tượng trưng cho
khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận
Tượng Quan Âm Cam lồ ở chùa Bổ Đà, Bắc Giang
Tượng Quan Thế Âm, hay còn gọi là tượng Quan Âm, là một sản phẩm điêu
khắc, tạc lại hình tượng Quan Thế Âm. Các hình thức tượng rất đa dạng, phụ
thuộc vào sự gia nhập của Phật giáo tại mỗi quốc gia và phụ thuộc cả vào các câu
truyện dân gian, truyền thuyết của mỗi nước. Qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch
sử xã hội cũng như của Phật giáo cũng đã để lại dấu vết ở các bức tượng, văn hóa
vật thể. Tựu trung lại, tượng Quan Âm có thể coi là biểu tượng Phật giáo và là một
tác phẩm mang đầy tính nghệ thuật, thể hiện trình độ khéo léo của nghệ nhân cũng
như là sự gởi gắm tình cảm, niềm tin vào Phật giáo của người xưa. Xu hướng làm
tượng Quan Âm hiện nay rất phát triển, không chỉ để phục vụ tín ngưỡng mà còn
để trang trí nội thất, làm tặng phẩm lưu niệm. Tuy nhiên, mặc dù các tượng này
cũng khá đẹp và tinh xảo, nhưng do không được trải qua nghi thức hô thần nhập
tượng nên chúng chỉ có giá trị như đồ thủ công mỹ nghệ. Trong số các loại hình
tượng Quan Âm thì tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là một hình thức tượng
hóa thân đặc sắc nhất.
Mục lục
1 Lịch sử thờ phượng
2 Giới tính của Quan Thế Âm
3 Các hình thức tượng
4 Các vị trí đặt tượng
5 Nghệ thuật tạc tượng
5.1 Tượng gỗ
o
5.2 Tượng đá
o
6 Mối quan hệ giữa Phật giáo - Đạo giáo - Đạo mẫu của tượng
7 Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
7.1 Tượng tại chùa Bút Tháp
o
7.2 Tượng tại chùa Mễ Sở
o
8 Kiểu tượng đặc sắc nhất ở Việt Nam
9 Các tài liệu dạy tạo tượng
10 Tham khảo
11 Xem thêm
12 Liên kết ngoài
Lịch sử thờ phượng
Tượng Quán Thế Âm cao 11m ở Bạc Liêu
Vào cuối thế kỷ 9, một vài biểu tượng của Quan Thế Âm được tìm thấy ở Ajanta,
Ấn Độ, trên các bức bích họa và trong điêu khắc, trên một ngôi đền ở
Bhuvaneshvar và nhiều nơi khác nữa. Ở Đông Nam Á, những bức tượng giả đồng
tại Java, Sumatra và những tác phẩm điêu khắc ở Angkor, những bức phù điêu trên
các stupa ở Borobudur, Java là những báo trước về tượng bốn mặt khổng lồ của
Lokesvara (Quan Thế Âm, theo tiếng Khmer). Ở Campuchia, nhiều bức tượng
Lokesvara cũng được tìm thấy với toàn thân được bao bọc bằng hàng trăm hình
tượng nhỏ về các vị tán quang Phật (radiating Buddha). Ở Sri Lanka cũng có
các hình tượng về Quan Thế Âm có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 9. Ở Việt Nam,
người ta cũng tìm thấy các tượng này như: tượng bán thân Avalokitesvara ở Mỹ
Đức, Quảng Nam (thế kỷ 9-10); đầu tượng Avalokitesvara (thế kỷ 7-8); tượng
Avalokitesvara Padmapani bằng đồng (thế kỷ 7-8), cao 31 cm... Những cổ vật này
của Việt Nam hiện nay đang được lưu giữ ở Viện bảo tàng DTH Linden, Stuttgart,
Đức.
Giới tính của Quan Thế Âm
Tại Trung Quốc - đến thế kỉ 10 - Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới,
thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu.
Đến khoảng thế kỉ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân.
Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời này.
Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kì
này: đó là hai yếu tố Từ bi (sa. maitrī-karu ā) và Trí huệ (sa. prajñā) được thể
hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một
quyến thuộc nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần
áo trắng Đa-la (sa. tārā), và Bạch Y Quan Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể
từ đó quần chúng Phật tử Trung Quốc khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là
vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn.
Một trong các lí do đó là đối với Phật Giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ.
Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và co sự sinh
sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới
tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quán Âm là nam hay nữ không phải là
vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt
hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quán Âm có th ể hóa thành 32 sắc tướng[1] như
Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ v.v tùy theo đối tượng để cứu giúp
chúng sanh.. Tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng tới
hình thức tượng Quan Âm tại đây.
Các hình thức tượng
Tượng Quan Âm bằng đồng tại chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Tượng Quan Âm Cam lồ: Quan Âm Cam lồ là vị Phật có nhiệm vụ rảy
nước cam lồ để cầu sự mát mẻ cho nhân gian. Tượng có một tay cầm bình
cam lồ và một tay cầm bình dương liễu, Quan Âm đang đứng trên một toà
sen và có thể có thêm lọng che trên đầu.
Tượng Quan Âm tọa thiền
Tượng Quan Âm Tọa sơn: Quan Âm tọa lạc trong một hang động hoặc trên
núi, có bế một đứa trẻ trên tay trái, bên vai phải có thể có thêm một con vẹt
hoặc chim khổng tước ngậm chuỗi hạt. Hình ảnh này lấy từ sự tích Quan
Âm Thị Kính.
Vật cưỡi của Quan Thế Âm (nếu có) là một con hạc hay con công, có khi lại là
phượng hoàng hoặc chim trĩ. Trong Mật tông, Quan Thế Âm có đôi mắt nửa khép
nửa mở, đôi tai rất dài và đôi khi có hàng ria mép mỏng và những cánh tay dài.
Các vị trí đặt tượng
Tượng Quan Âm được đặt không những ở trong điện Phật của chùa mà còn được
đặt bên ngoài khuôn viên chùa. Thông thường, khi được đặt bên ngoài, tượng có
màu trắng, mặt chính hướng ra hồ, sông hay biển. Như ở chùa Bổ Đà hoặc được
đặt giữa một cái ao nhỏ như trong một số chùa ở Hồ Tây, Hà Nội. Đôi khi tại một
số đèo nguy hiểm cũng có đặc tượng Quan Âm
Nghệ thuật tạc tượng
Tượng Quan Âm bằng đá tại Nhật Bản
Tượng Quan Âm bằng đá thời Minh, bảo tàng Thượng Hải, Trung Quốc
Tượng Quan Âm
Tượng gỗ
Loại gỗ dân gian hay được dùng để tạo tượng là ...