Thông tin tài liệu:
Thói quen tiết kiệm ở trẻ nên được phát triển càng sớm càng tốt. Khi bé lên 5 là độ tuổi lý tưởng để bạn giúp bé tìm hiểu và học cách tiết kiệm. Bạn cũng có thể quản lý toàn bộ số tiền lì xì đầu năm của con nhưng đó sẽ không phải là một ý hay cũng như không thể phát triển khả năng chi tiêu khôn ngoan từ sớm cho con yêu của bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyệt chiêu dạy con tiết kiệm tiền lì xì Tuyệt chiêu dạy con tiết kiệm tiền lì xìThói quen tiết kiệm ở trẻ nên được phát triển càng sớm càng tốt. Khibé lên 5 là độ tuổi lý tưởng để bạn giúp bé tìm hiểu và học cách tiếtkiệm. Bạn cũng có thể quản lý toàn bộ số tiền lì xì đầu năm của connhưng đó sẽ không phải là một ý hay cũng như không thể phát triểnkhả năng chi tiêu khôn ngoan từ sớm cho con yêu của bạn.Truyền cảm hứng cho conTrẻ nhỏ chưa định hình được giá trị đúng đắn của tiền lì xì và chúngthường không để ý đến việc sử dụng thế nào là hợp lý. Chính vì thế,bố mẹ ngay từ đầu cần đưa ra định hướng tốt nhất để giúp con mìnhsử dụng tiền mừng tuổi một cách hợp lý, có ý nghĩa nhất. Trên thựctế, trẻ luôn chú ý quan sát những gì xung quanh chúng, ngay cả cáchbố mẹ tiêu tiền hằng ngày. Vì vậy bạn hãy là hình mẫu lý tưởng chocon học tập và noi theo.Giải thích cho conThảo luận về ngân sách gia đình trong không khí vui vẻ cũng là một ýhay giúp con bạn quản lý, chi tiêu hợp lý số tiền được lì xì của mình.Là trẻ nhỏ, những đứa con của bạn có thể hiểu hoặc không hiểuđược tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Tuy nhiên bạn vẫn nên tròchuyện và giải thích giá trị của việc tiết kiệm tiền cho con. Hãy gợi ýcho con dùng số tiền đó vào những việc có ích. Ví dụ: mua sách vở,đồ dùng học tập, ủng hộ một phần cho các bạn nghèo hiếu học hoặcbỏ tiền lì xì vào heo đất để cuối năm góp phần sửa lại ngôi nhà củamình... Chắc chắn với sự định hướng của bố mẹ, trẻ sẽ hành độngvà thấy vô cùng tự hào về những đóng góp của mình.Giúp con phân biệt giữa nhu cầu và mong muốnGiúp bé nhận ra sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là vô cùngcần thiết. Cũng giống bạn, trẻ nhỏ cảm thấy chúng cần tất cả mọi thứnhưng trên thực tế nhiều trong số đó chỉ là thứ ta muốn mà khôngthực sự cần tới. Nếu bạn có thể giải thích khéo léo và đúng cách, khảnăng chi tiêu khôn ngoan sẽ được định hình và phát triển trong nãobộ của trẻ.Đề ra mục tiêuMục tiêu luôn là nguồn cảm hứng lý tưởng bắt đầu mọi thứ. Bạn nênkhuyến khích con đề ra mục tiêu không chỉ trong việc tiết kiệm mà cảhọc hành cũng như tất cả các hoạt động khác.Ví dụ như bạn có thể lôi cuốn con vào kế hoạch tiết kiệm lì xì đầunăm bằng cách tặng quà cho trẻ nếu bé có thể tiết kiệm số tiền trongvòng một tháng. Mục tiêu và quà tặng là một cách dễ dàng để thu hútcác bé.Mở tài khoản ngân hàngSở hữu một tài khoản ngân hàng sẽ khiến bé cảm thấy hứng thú.Bạn có thể cho con thấy những lợi ích thông qua việc mở tài khoảnngân hàng. Đơn giản hơn, bạn có thể mở cho con một ngân hànglợn đất tại gia và chính bạn sẽ là người trả lãi. Hẳn các bé sẽ hàohứng gửi tiền vào ngân hàng gia đình đấy!Cũng cần phải nói thêm rằng, không ít bậc cha mẹ yêu thương và lolắng cho con quá mức, thể hiện qua việc luôn dành cho con thứ tốtnhất: món ăn ngon nhất, quần áo đẹp nhất, thậm chí là bằng mọicách giành cho con vị trí cao nhất trong gia đình, ở trường lớp... Làmnhư vậy chưa chắc đã là yêu con mà nhiều khi còn làm hại con, triệttiêu đi khả năng tự lập và thích nghi của con. Quan hệ giữa con cáivà những bậc cha mẹ như vậy nhiều khi cũng không tốt đẹp nhưngười ta vẫn tưởng.