Danh mục

Tuyệt chiêu với trẻ khảnh ăn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.35 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chứng khảnh ăn không chỉ khiến dinh dưỡng mất cân bằng mà còn để lại những nguy cơ về sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Vậy phải làm sao để cải thiện tình trạng này của trẻ?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyệt chiêu với trẻ khảnh ăn Tuyệt chiêu với trẻ khảnh ăn Chứng khảnh ăn không chỉ khiến dinh dưỡng mất cân bằng mà còn để lại những nguy cơ về sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Vậy phải làm sao để cải thiện tình trạng này của trẻ?Nguyên nhân khiến trẻ khảnh ăn- Trẻ ăn quá nhiều quà vặt trước bữa chính khiến cảm giáchứng thú với bữa ăn chính không còn.- Bố mẹ cho trẻ ăn một loại thực phẩm quá nhiều làm tổnthương dạ dày trẻ. Hành vi này có thể xuất phát từ việc trẻthích ăn thứ đó hoặc bố mẹ cho rằng ăn nhiều thứ đó sẽ tốtcho sự phát triển của con.- Tâm lý tiêu cực. Việc người lớn nghĩ và nói ra rằng trẻkhông ăn được thứ này, thứ kia, hay việc người lớn chê cácmón ăn của chính mình cũng có thể ảnh hưởng đến ý thứccủa trẻ về việc ăn những thứ đó.- Trẻ mắc các chứng bệnh như thiếu sắt, kẽm, canxi, thiếumáu, đau dạ dày… đều khiến chức năng tiêu hóa giảm vàdễ trở nên khảnh ăn.- Ăn uống không theo quy luật. Thường mỗi dịp lễ tết, nghỉhè, trẻ không phải đến trường, theo cha mẹ đi chơi… quyluật sinh hoạt thường ngày bị phá vỡ và lượng thực phẩm bịgiảm bớt. Sau những ngày nghỉ, 3 bữa chính của trẻ rất khótổ chức lại như cũ.- Trình độ nấu nướng của người lớn. Các món ăn khôngđược thay đổi đa dạng, nấu nướng không ngon đều khiếntrẻ khảnh ăn.Giải quyết khảnh ăn không khó- Cho trẻ ăn theo quy luật ngày 3 bữa theo đúng giờ vớilượng thực phẩm phân bổ đều và có hạn định. Hạn chế tốiđa ăn vặt.- Thay đổi thực đơn đa dạng, chú ý đến phương pháp chếbiến cho ngon mắt và mùi vị hấp dẫn.- Không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi, đọc truyện hoặc chơiđồ chơi. Việc này có thể khiến trẻ ăn thụ động và khôngcảm thấy vị ngon. Nên cho trẻ ăn cố định ở một nơi và tốtnhất là cùng ngồi ăn với gia đình.- Tác động tâm lý tích cực bằng việc khen các món ăn ngonvà có lợi cho “sức mạnh” để trẻ thích thú khám phá. Bêncạnh đó, cần tạo không khí thoải mái cho bữa ăn, tránh phêbình thành tích học, trách mắng, dọa nạt hay trừng phạt trẻdưới nhiều hình thức trong khi ăn.- Hàng ngày nên cho trẻ hoạt động nhiều, uống nhiều nướclọc, nhưng nên tránh hoạt động mạnh ngay trước bữa ăn.- Tạo cơ hội cho trẻ tự xúc ăn. Trẻ từ 2, 3 tuổi đã có nhucầu tự xúc ăn, cha mẹ không nên vì sợ trẻ tự ăn không đượcnhiều hay làm bẩn áo quần mà ngăn cản.- Cho trẻ thử nhiều lần. Không phải bất cứ món ăn mới nàocũng làm trẻ hứng thú ngay từ lần đầu nếm thử, có nhiềutrẻ phải ăn đến 7, 8 lần mới thấy thích. Vì vậy cha mẹkhông nên từ bỏ nếu mới nấu một lần và tưởng rằng conkhông thích.

Tài liệu được xem nhiều: