Võ cổ truyền Việt Nam có một hệ thống bài bản luyện tập cực kì phong phú, đa dạng, đặc biệt là binh khí. Ngoài những thứ thường thấy như đao, côn, kiếm kích… mỗi một môn phái lại có riêng những loại binh khí đặc dị khác, ví như bài “song ngư” của võ đường Hồng Quyền Chu Gia ở Hà Nội. Võ đường Hồng Quyền Chu Gia do võ sư Chu Há đứng đầu vốn nổi tiếng với các món binh khí đặc biệt như: mễ, batoong, ô, điếu cày… và đặc biệt là “song ngư”, một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyệt kỹ Song ngư Tuyệt kỹ Song ngưVõ cổ truyền Việt Nam có một hệ thống bài bản luyện tập cực kì phong phú, đadạng, đặc biệt là binh khí. Ngoài những thứ thường thấy như đao, côn, kiếm kích…mỗi một môn phái lại có riêng những loại binh khí đặc dị khác, ví như bài “songngư” của võ đường Hồng Quyền Chu Gia ở Hà Nội.Võ đường Hồng Quyền Chu Gia do võ sư Chu Há đứng đầu vốn nổi tiếng với các mónbinh khí đặc biệt như: mễ, batoong, ô, điếu cày… và đặc biệt là “song ngư”, một loạibinh khí hình hai con cá chép làm bằng sắt hoặc đồng.Bàn đến võ cổ truyền Việt Nam xem ra cũng cần phải nói thêm đôi chút về đặc tính củanó. Đây là thứ võ có lối đánh uyển chuyển, khéo léo nhưng cũng không kém phần dũngmãnh. Đòn thế biến hóa dựa trên nguyên lí cơ bản “lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắngcường”, tức lấy cái mềm mại để thắng cái cương mãnh, lấy cái yếu mềm để thắng cáimạnh mẽ, ào ạt.“Song ngư” là loại binh khí làm bằng kim loại có hình cá chép. “Song ngư”, loại binh khí lợi hại của Hồng Quyền Chu Gia. “Song ngư” giao đấu.Võ sư Chu Há (bên phải) và đệ tử trong thế “song ngư” chống đơn đao. Một thế phòng thủ của bài “song ngư”.Để thực hiện được nguyên lí này, các đòn thế võ cổ truyền Việt Nam thường dựa trên nềntảng thể trạng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn của người Việt mà hình thành. Bên cạnh đó, dựavào khả năng quan sát tinh tế các hiện t ượng vận động của tự nhiên, những bậc kì tàitrong làng võ học Việt Nam từ xưa đến nay còn biết sáng tạo nên những đòn thế vừa cótính biến chuyển hợp với quy luật của tự nhiên vừa có tính chiến đấu cao.Ví dụ như dựa vào hình ảnh chuyển động uyển chuyển của những cành mai già trong gióđông mà sáng tạo ra bài quyền “Lão mai”, dựa vào đặc tính mạnh mẽ của loài hổ và sựnhẹ nhàng của chim hạc mà sáng tạo ra bài “Hổ hạc song hình”, hay như dựa vào đặc tínhgọn nhẹ, linh hoạt của chiếc quạt giấy mà hình thành nên bài “Thiết phiến”…Lại nói về thứ binh khí “song ngư” của võ sư Chu Há, người ta cũng thấy ở đó có sự kếthừa các nguyên lí võ học đặc sắc của cha ông xưa để lại. Quan sát kĩ mọi khía cạnh vậnđộng của loài cá, những người luyện võ đã đạt đến đẳng cấp thượng thừa như võ sư ChuHá ắt đã phát hiện ra nhiều điều thú vị để từ đó vận dụng vào lối đánh “song ngư” củamình.Loài cá sống dưới nước, trong trạng thái tĩnh xem ra có vẻ chậm chạp, lờ đờ nhưng kìthực khi có biến lại ứng phó cực kì nhanh nhạy, thậm chí có lúc rất mạnh mẽ. Những cúlắc mình thoắt ẩn thoắt hiện hoặc những cú lao mình vồ mồi nhanh như chớp của loài cáchính là cơ sở hình thành nên những đòn thế trong bài “song ngư” nổi tiếng của võ sưChu Há.Phép đánh của bài binh khí “song ngư” được mô tả là biến hóa khôn lường, thủ pháp vàbộ pháp lướt nhanh, thân pháp linh hoạt, đòn đánh liên hoàn. Đòn trước dũng mãnh vừađể tấn công đồng thời cũng để che chắn cho những đòn tiếp theo, cứ thế ào ạt tuôn tràotạo nên thế công thủ toàn diện.Một điểm chú ý khác, đó là loại binh khí này được chế tác bằng đồng hoặc sắt nên khánặng, vì thế người sử dụng muốn điều khiển chúng linh hoạt theo đúng ý đồ đòi hỏi phảicó một nội lực nhất định. Do làm bằng kim loại cho nên đây là loại binh khí có tính sátthương cao. Hàng vây và đuôi cá được ví như một lưỡi cưa máy sắc ngọt nên uy lực củatừng thế đánh cực kì nguy hiểm. Đầu cá cứng rắn, thuôn nhọn với tiếp điểm bé nên khitấn công tỏ ra lợi hại gấp trăm lần cú đấm. Bên cạnh đó, thân cá ôm lấy ống tay tạo thànhmột chiếc khiên thép vững chắc trong phòng thủ…Nói tóm lại, “song ngư” là một thứ binh khí lợi hại nhờ vào đặc tính công thủ toàn diện,hình dạng độc đáo, gọn nhỏ cho nên được đánh giá là một trong những loại binh khí lợihại của Hồng Quyền Chu Gia. ...