Danh mục

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.65 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ. Qua đó, tác giả chỉ ra mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011; nguy cơ tai biến của đái tháo đường thai kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC NGHIÊN CỨU TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ THEO TIÊU CHUẨN ADA NĂM 2011 VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Nguyễn Khoa Diệu Vân1, Thái Thị Thanh Thúy2 Đại học Y Hà Nội1, Bệnh viện đa khoa Hội An2 Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu sàng lọc 515 thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose và theo dõi 295 thai phụ đến kết thúc thai kỳ tại khoa Phụ Sản bệnh viện Bạch Mai, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 8/2012 nhằm xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2011 là 39% cao hơn so với chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2010 (11,7%). Trong đó có 98,5% thai phụ chỉ cần thực hiện chế độ ăn và luyện tập đã đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu.Tỷ lệ thai phụ có yếu tố nguy cơ là 19,2%. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tăng theo số lượng yếu tố nguy cơ, các thai phụ có trên 3 yếu tố nguy cơ thì 100% mắc đái tháo đường thai kỳ. Khi phân tích hồi quy logistic về mối tương quan theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ thì tiền sử gia đình bị đái tháo đường, thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập. Kiểm soát glucose máu không tác động đến tỷ lệ mổ lấy thai: nhóm không đái tháo đường thai kỳ (58,6%), nhóm đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu (58,2%), nhóm đái tháo đường thai kỳ không theo dõi (70%), không có sự khác biệt, p > 0,05. Kiểm soát glucose máu tốt làm giảm các nguy cơ tai biến sản khoa: tỷ lệ đẻ non (0%), thai chết lưu (0%); tai biến sơ sinh: tỷ lệ thai to (3,3%), tỷ lệ thai nhẹ cân (1,1%), tỷ lệ ngạt sơ sinh (0%). Từ khoá: Đái tháo đường thai kỳ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường thai kỳ là thể đặc biệt của đái tháo đường. Tỷ lệ dao động từ 1 - 16% tùy thuộc vào phương pháp sàng lọc, tuần thai sàng lọc, tiêu chuẩn chẩn đoán. Đái tháo đường thai kỳ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng nhất là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam [1; 2]. Trong đái thao đường thai kỳ, nếu người mẹ không được kiểm soát tốt đường máu, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng. Các dị tật phổ biến là dị tật hệ thần kinh, hệ tiết niệu, hay các dị tật trên tim... Tỷ lệ này lên tới 6 - 12% ở các bà mẹ kiểm soát glucose máu kém [3; 4]. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ rất quan trọng tuy nhiên chưa có tiêu chuẩn thống nhất trên thế giới. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trước đây dựa nhiều vào nguy cơ người mẹ bị đái tháo đường typ 2 về sau mà ít để ý đến các nguy cơ cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai cũng như tại thời điểm chuyển dạ và sau sinh [5; 6]. Năm 2008, Hiệp hội các Nhóm nghiên cứu Đái tháo đường và Thai kỳ Quốc tế (IADPSG – International Association of Diabetes and Pregnancy Study Groups) đã sử dụng kết quả từ nghiên cứu HAPO (một nghiên cứu mù, đa trung tâm, quan sát, tiền cứu đánh giá tác động của tình trạng tăng đường huyết lên các Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Khoa Diệu Vân, Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội. Email: dieuvan62@yahoo.com.vn Ngày nhận: 8/8/2015 Ngày được chấp thuận: 10/9/2015 TCNCYH 97 (5) - 2015 kết cục cho mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh) để đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng cách sử dụng NPDNG 2 giờ với 75 gram đường [7; 8; 9]. Năm 2011 ADA đưa ra 25 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tiêu chuẩn mới khẳng định lại các tiêu chuẩn của IADPSG (3/2010) về thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Những tiêu chuẩn mới này sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ bởi vì chỉ cần có 1 giá trị bất thường thì đủ để chẩn đoán chứ không cần phải 2 giá trị như trước đây [10; 11]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu theo tiêu chuẩn trước đây và đang bắt đầu có những nghiên cứu theo tiêu chuẩn mới. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, với mục tiêu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường 2. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp tiến hành - Đặc điểm các yếu tố nguy cơ + Tiền sử bản thân: tuổi thai, tiền sử đẻ con to ≥ 4000g, tiền sử thai chết lưu, sẩy thai, tiền sử rối loạn dung nạp glucose bao gồm cả tiền sử đái tháo đường thai kỳ lần trước, rối thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ. loạn dung nạp glucose ngoài thời kỳ thai II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP bị đái tháo đường. + Khám lâm sàng, cận lâm sàng: đo huyết 1. Đối tượng Bao gồm 515 thai phụ được theo dõi và làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường và phòng khám khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012. Có đủ các tiêu chuẩn sau: các thai phụ được làm nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuổi nghén, BMI. + Tiền sử gia đình: thế hệ thứ nhất có người áp, xét nghiệm nước tiểu. - Thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: