Thông tin tài liệu:
Dạng tiêm : Giống như những kháng sinh đường tiêm khác, tác dụng ngoại ý chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, nhất là khi tiêm bắp. Một số ít bệnh nhân có thể bị viêm tĩnh mạch. Đường tiêu hóa : thường gặp là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Da và cấu trúc da : thường gặp là nổi mẫn đỏ, ngứa và các phản ứng da khác. Hệ tạo máu và bạch huyết : đã có báo cáo về thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan và giảm số lượng bạch cầu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
UNASYN (Kỳ 3) UNASYN (Kỳ 3) Dạng tiêm : Giống như những kháng sinh đường tiêm khác, tác dụng ngoại ý chủ yếu làđau tại chỗ tiêm, nhất là khi tiêm bắp. Một số ít bệnh nhân có thể bị viêm tĩnhmạch. Đường tiêu hóa : thường gặp là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Da và cấu trúc da : thường gặp là nổi mẫn đỏ, ngứa và các phản ứng dakhác. Hệ tạo máu và bạch huyết : đã có báo cáo về thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăngbạch cầu ái toan và giảm số lượng bạch cầu. Những phản ứng này có thể hồi phụckhi ngưng dùng thuốc, được cho là do phản ứng nhạy cảm. Gan : tăng tạm thời men SGOT và SGPT. Tác dụng ngoại ý của ampicillin đôi khi có thể xảy ra. Vì bệnh nhiễm bạch cầu đơn nhân là do virus, không nên sử dụngampicillin để điều trị. Có một tỷ lệ cao bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân bị nổimẩn đỏ khi sử dụng ampicillin để điều trị. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Dạng uống : Liều sultamicillin khuyến cáo ở người lớn (gồm cả người già) là 375 mg tới750 mg hai lần mỗi ngày. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn ở trẻ em cân nặng dưới 30 kg,liều sultamicillin là 25-50 mg/kg/ngày chia thành hai lần tùy thuộc mức độ nhiễmkhuẩn và đánh giá của bác sĩ. Đối với trẻ em cân nặng 30 kg trở lên, dùng liều nhưngười lớn. Cả người lớn và trẻ em, sau khi hết sốt và những dấu hiệu bất thường phảiđiều trị tiếp tục 48 giờ nữa. Thời gian điều trị thường là từ 5 tới 14 ngày, nhưng cóthể kéo dài thêm nếu cần thiết. Điều trị nhiễm lậu cầu không triệu chứng, dùng sultamicillin liều duy nhất2,25 g (6 viên 375 mg). Có thể kết hợp với probenecid 1 g để kéo dài nồng độsulbactam và ampicillin trong huyết tương. Trường hợp nhiễm lậu cầu mà có tổn thương nghi ngờ giang mai, nên xétnghiệm bằng kính hiển vi nền đen trước khi cho điều trị bằng sultamicillin và phảixét nghiệm huyết thanh học hàng tháng ít nhất trong 4 tháng liên tiếp. Bất cứ trường hợp nhiễm khuẩn nào do liên cầu tan huyết (hemolyticstreptococci) phải điều trị ít nhất là 10 ngày để ngăn ngừa sốt thấp hoặc viêm vicầu thận cấp. Ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinine nhỏhơn 30 ml/phút), khả năng thải trừ sulbactam và ampicillin cùng bị ảnh hưởngnhư nhau. Do đó, tỷ lệ nồng độ của hai thuốc trong huyết tương không thay đổi.Phải giảm liều và số lần dùng sultamicillin ở những bệnh nhân này giống như khisử dụng ampicillin thông thường. Hỗn dịch uống sau khi đã pha nếu muốn để lại dùng tiếp phải giữ lạnh vàhủy bỏ nếu để lâu quá 14 ngày. Dạng tiêm : Unasyn tiêm có thể được dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Có thể phathuốc như sau : Tổng Liều tương đương Lọ Thể Nồng độ tốiliều (g) với Sulbactam-Ampicillin tích hòa tan đa sau khi pha (g) (ml) (mg/ml) Lọ 1,5 0,5-1,0 3,2 125-250 20 ml Khi tiêm truyền tĩnh mạch, Unasyn tiêm nên được pha với nước pha tiêmvô khuẩn hoặc dung dịch thích hợp sao cho hỗn dịch sử dụng không có cặn và hòatan hoàn toàn. Tiêm tĩnh mạch thật chậm tối thiểu là 3 phút hoặc có thể pha loãngđể tiêm tĩnh mạch hay tiêm truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.Sulbactam/ampicillin sodium cũng có thể được sử dụng bằng cách tiêm bắp sâu ;nếu bị đau, có thể pha thuốc với dung dịch pha tiêm vô khuẩn lignocaine 0,5%. Tổng liều Unasyn tiêm thường dùng từ 1,5 g tới 12 g mỗi ngày, được chiara mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ cho tới liều tối đa mỗi ngày của sulbactam là 4 g. Nhữngtrường hợp nhiễm khuẩn nhẹ có thể chia liều mỗi 12 giờ. Mức độ nhiễm khuẩn Liều Unasyn tiêm mỗi ngày (g) Nhẹ 1,5-3 (0,5+1 đến 1+2) Trung bình lên đến 6 (2+4) Nặng lên đến 12 (4+8) ...