Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm mục đích xác định các lãng phí và đề xuất giải pháp hạn chế lãng phí trong Lean tại Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước. Trong nghiên cứu này đã dùng những công cụ trong Lean và JIT như Pareto, biểu đồ nhân quả, để xác định những lãng phí trong quá trình sản xuất và tính toán được chi phí tổn thất do các lãng phí gây ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng các công cụ trong Lean nhằm hạn chế các lãng phí tại Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN NHẰM HẠN CHẾ CÁC LÃNG PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GĂNG TAY BÌNH PHƯỚC Nguyễn Vương Băng Tâm1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: tamnvb@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Bài báo này nhằm mục đích xác định các lãng phí và đề xuất giải pháp hạn chế lãng phítrong Lean tại Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước. Trong nghiên cứu này đã dùng nhữngcông cụ trong Lean và JIT như Pareto, biểu đồ nhân quả, để xác định những lãng phí trong quátrình sản xuất và tính toán được chi phí tổn thất do các lãng phí gây ra. Kết quả nghiên cứucho thấy các dạng lãng phí đã được xác định một cách có hệ thống và toàn diện. Các dạng lãngphí được xếp hạng ưu tiên cải tiến và các giải pháp tương ứng đã được đề xuất.Từ khóa: Lean, lãng phí, Pareto, biểu đồ nhân quảAbstract DETERMINATION OF WASTES AND PROPOSE WASTE SOLUTIONS IN LEAN AT THE BINH PHUOC GLOVE JOINT STOCK COMPANY This paper aims to identify wastes and propose solutions to reduce waste in Lean at BinhPhuoc Gloves Joint Stock Company. In this study, Lean and JIT tools such as Pareto, causalitydiagram, etc. were used to determine the wastes in the production process and calculate thecost of losses caused by the wastes. Research results show that waste forms have beensystematically and comprehensively identified. Waste types are ranked as improvement priorityand corresponding solutions have been proposed.Keywords: Lean, waste, Pareto, cause, and effect diagram1. GIỚI THIỆU Ngày nay, với áp lực của bối cảnh hội nhập kinh tế buộc Công ty Cổ phần Găng tay BìnhPhước phải không ngừng nâng cao năng suất chất lượng để có thể cạnh tranh được với cácdoanh nghiệp nước ngoài. Một trong những mô hình sản xuất mà Công ty tìm hiểu và áp dụnglà Lean Manufacturing. Mô hình Lean Manufacturing giúp công ty giảm chi phí, tăng năng suấtvà thiết lập một hệ thống sản xuất uyển chuyển, linh hoạt đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thayđổi của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ chức. Lý thuyết về việc triểnkhai áp dụng Lean vào doanh nghiệp cũng đã được nghiên cứu. Và cũng đã đúc kết được nhiềubài học kinh nghiệm về việc áp dụng mô hình Lean thành công từ các công ty trên thế giới. Lợiích của mô hình quản lý Lean đang được chứng minh đầy thuyết phục trên khắp thế giới thôngqua việc áp dụng nó ở các công ty đa quốc gia. Do đó, nghiên cứu này đã dùng những công cụtrong Lean và JIT để xác định những chí phí lãng phí trong quá trình sản xuất, giúp Công ty Cổphần Găng tay Bình Phước giảm lãng phí, tăng năng suất chất lượng góp phần tăng lợi nhuận,tạo nên lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. 3272. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm Lean Manufacturing và lãng phí Lean Manufacturing (tạm dịch là Sản Xuất Tinh Gọn) là một nhóm phương pháp, hiệnđang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bấthợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sảnxuất (Phan Chí Anh, 2005). Theo quan điểm Toyota, lãng phí là tất cả các hoạt động tiêu tốn thời gian, nguồn lực hoặckhông gian mà không tạo ra thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Có rất nhiều lãng phí tồn tại trong quá trình sản xuất thường chúng ta chỉ xét đến 7 loạilãng phí tiêu biểu dưới đây: - Di chuyển (Transportation): Di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển động nguyên vậtliệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyênvật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc di chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sảnxuất nên nhắm tới mô hình lý tưởng là sản phẩm đầu ra của một công đoạn được sử dụng tứcthời bởi công đoạn kế tiếp. Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chukỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên nhữngđình trệ trong sản xuất. - Tồn kho (Inventory): Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyênvật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính caohơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn. - Thao tác (Motion): Bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết củacác công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắpxưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bấttiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân. - Chờ đợi (Waiting): Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắcnghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia côngchế biến sản phẩm cũng được tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phínhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên. - Sản xuất dư thừa (Over-production): Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quásớm hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗithời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phảibán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu. Tuy nhiên, trong mộtsố trường hợp thì lượng bán thành phẩm hay thành phẩm phụ trội được duy trì nhiều hơn mộtcách chú chủ ý, kể cả trong những quy trình sản xuất được áp dụng lean. - Gia công thừa (Over-processing): Gia công thừa tức tiến hành nhiều công việc gia cônghơn mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm – ví dụnhư đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầuvà không quan tâm. - Khuyết tật (Defects): Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phíhàng bán, khuy ...