Thông tin tài liệu:
I. Đặt vấn đề: Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sửI. Đặt vấn đề:Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kếthợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra mộtcách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thôngtin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đangchứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nóichung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Trong phạm vi bàiviết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc ứng dụngthủ pháp truyền thông đa phương tiện qua một tiết học lịch sử cụthể nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh ở bậcTHCS.II. Cơ sở phương pháp luận của việc ứng dụng truyền thôngđa phương tiện trong dạy học lịch sử:1. Dạy học lịch sử là quá trình truyền thông mang tính đặcthù:Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức,là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan haylà sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũngcó các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là tổ hợp các cáchthức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinhtrong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo củagiáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Như vậy,khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khácnhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạyhọc và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đảm nhiệm vai tròtrung gian của quá trình dạy học đó chính là phương tiện dạyhọc.Xét trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy quátrình dạy học cũng chính là quá trình truyền thông. Bởi vì truyềnthông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đốitượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cungcấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của conngười. Điểm khác biệt ở dạy học và các loại hình truyền thôngkhác là ở chỗ: dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiềutrong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viênđóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả.Ởphạm vi hẹp, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông làmột quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là quátrình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, vàmục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quákhứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ đểvận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Hay nóicách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiếnthức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩnăng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khókhăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện,những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụnglịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác,sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử. Nhưng làmđược điều này cũng không đơn giản, hiện nay giáo viên chủ yếuchỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơnlà có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh,bản đồ (với số lượng không nhiều). Chính vì những lẽ đó chonên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinhcảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậyđể quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có nhữnghướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhậnthức và hứng thú cho học sinh.2. Truyền thông đa phương tiện và những ưu thế vượt trội:- Truyền thông đa phương tiện (mutimedia communication) làmột khái niệm mới được xuất hiện trong những năm gần đây.Xung quanh khái niệm này vẫn có nhiều cách hiểu nhưng tất cảđều cho rằng: truyền thông đa phương tiện chính là quá trìnhchuyển tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh hay sự kết hợpgiữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình). Theobáo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹvào năm 1993, (tạm dịch) “Con người lưu lại trong bộ nhớ được20% những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếuhọ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời.”. Trêncơ sở của những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế ởtrường phổ thông chúng ta có thể thấy việc dạy học lịch sử chỉvới những phương tiện truyền thống như bảng đen, lời nói củathầy giáo và một ít phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ,tranh ảnh, sơ đồ) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghinhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên. Trong khi đó nếu họcsinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động (được thiết kếtheo logic sự kiện), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp vớilời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tănglên. Không những thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo rađược một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thúhọc tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà cácem tiếp thu được. Rõ ràng, việc ...