Danh mục

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất dược phẩm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.62 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất dược phẩm trình bày ảnh hưởng cũng như lợi ích của công nghệ 4.0 trong việc quản lý và sản xuất dược phẩm, từ đó đề xuất mô hình quản lý và sản xuất dược phẩm dựa trên công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra các hệ sinh thái sản xuất mới. Kết quả nghiên cứu sẽ là đòn bẩy để thực hiện nhà máy dược phẩm thông minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất dược phẩm TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất dược phẩm Nguyễn Kim Liên1,*, Bùi Trung Kiên2, Đỗ Như Ý3 1 Khoa Dược, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội 2 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất *E-mail: kimlien2304@gmail.com Tóm tắt: Công nghiệp 4.0 là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ bởi công nghệ thông tin,trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật số... Công nghiệp 4.0 là nền tảng sản xuất kết nối siêu dữ liệu, giámsát, điều chỉnh quá trình tự động theo thời gian thực. Đối với ngành dược phẩm, theo truyềnthống quá trình sản xuất dựa trên những thông số cố định, chu trình sản xuất pha chế đượcxây dựng từ trước. Ngày nay, số lượng lớn các thiết bị thông minh tham gia vào các quá trìnhvà công nghệ sản xuất dược phẩm đã đưa đến cơ hội lớn trong qua trình tin học hóa và tựđộng hóa đối với ngành dược phẩm. Với sự hỗ trợ của công nghệ 4.0, quá trình ấy sẽ đượcđánh giá và kiểm soát liên tục các thông số. Ngoài ra, thông tin kết nối từ các hệ thống củatoàn bộ quá trình sẽ được cập nhật thường xuyên, đưa đến việc thay đổi cập nhật thườngxuyên chu trình sản xuất và pha chế mới. Bài viết trình bày ảnh hưởng cũng như lợi ích củacông nghệ 4.0 trong việc quản lý và sản xuất dược phẩm, từ đó đề xuất mô hình quản lý vàsản xuất dược phẩm dựa trên công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra các hệ sinh thái sản xuất mới. Kếtquả nghiên cứu sẽ là đòn bẩy để thực hiện nhà máy dược phẩm thông minh. Từ khoá: Công nghệ 4.0, dược phẩm, sản xuất thuốc.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu của IMS Health, Việt Nam là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mứctăng trưởng ngành dược cao nhất (pharmerging markets). Tổ chức Y tế thế giới (WTO) phânloại mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ, Việt Nam nằm ở cấpđộ 3 ―Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc Generic; xuất khẩu một số dược phẩm‖.Kết thúc năm 2017, tổng doanh thu ngành dược ước đạt 5.2 tỷ USD, tăng 11% so với năm2016. Dự báo doanh thu ngành dược tăng trưởng trung bình 10% trong 5 năm tới. Hiện mạnglưới cung ứng tại Việt Nam gần 2.000 doanh nghiệp dược nội địa và 30 doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài. Mặc dù áp đảo về lượng nhưng thuốc nội vẫn yếu thế hơn so với thuốcngoại, theo thống kê của Cục Quản lý dược phẩm, tiêu thụ thuốc nội địa chiếm 48% trongtổng tiêu thụ [1]. Theo truyền thống, quá trình sản xuất dược phẩm dựa trên những thông số cốđịnh. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ mới, quá trình ấy sẽ dựa trên đánh giá và kiểmsoát liên tục các thông số. Trong đó, thông số được điều chỉnh tự động bằng cơ sở dữ liệu vàthông tin kết nối từ các hệ thống của toàn bộ quá trình. Công nghệ phân tích quy trình(process analysis technology, viết tắt: PAT) sẽ trở thành hiện thực trong các nhà máy dượcphẩm hiện đại [2]. Ngành công nghiệp dược phẩm đòi hỏi công nghệ tiên tiến để cạnh tranh với thị phầntrên toàn thế giới. Các công ty dược phẩm đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vàoviệc số hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh. IoT cách mạng hóa lĩnh vực dược phẩm bằngcách cung cấp và tự động hóa trong quản lý và sản xuất dược phẩm, có tiềm năng to lớn giúpcác công ty dược phẩm giải quyết nhiều thách thức khác nhau. Ở nước ta, các công ty dược đã từng bước hiện đại hóa, cũng như tiếp cận với nhữngthành tựu công nghệ mới. Tuy nhiên, vẫn có gần 200 nhà máy dược chưa hoàn thiện việc số 208 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINHhóa cho quá trình sản xuất. Nhiều doanh nghiệp vẫn đầu tư các thiết bị riêng lẻ để lắp ghépthành dây chuyền sản xuất. Vấn đề này cản trở quá trình điện toán hóa/số hóa. Chiến lượcQuốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế ban hành các chủ chương, chính sách nhằm tạo nềntảng cơ sở pháp lý để các công ty dược phẩm trong nước chuyển mình sang quản lý và sảnxuất dược phẩm theo công nghệ 4.0 [3, 4]. Công nghiệp 4.0 là một nền công nghiệp mà cách tiếp cận sẽ giải quyết tất cả các khíacạnh liên quan đến mô hình hoạt động công nghiệp. Công nghiệp 4.0 cho phép các hệ thốngmạng và vật lý hợp tác có lợi, nhằm xây dựng các nhà máy thông minh bằng cách xác định lạivai trò của con người trong sản xuất. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho việc tạo ra giá trị bềnvững, thông minh, do đó cho phép các công ty dược phẩm đạt được lợi thế cạnh tranh. Mộtchuỗi cung ứng dược phẩm bền vững hơn cần được thực hiện để phù hợp với các hoạt độngquản lý và sản xuất dược phẩm trong tương lai [5]. Do vậy, việc ứng dụng công ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: