Danh mục

Ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 776.45 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm đề xuất hướng sử dụng công nghệ blockchain vào trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Những rào cản và khó khăn nhất định chúng tôi sẽ làm rõ và đưa ra những giải pháp hướng đến việc xử lý triệt để vấn nạn thực phẩm bẩn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM Nguyễn Kim O, Bùi Nguyễn Kim Anh và Bùi Thị Hòa*** Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Thị Bích Tuyền, KS. Bùi Việt Đức TÓM TẮT Trong những năm gần đây Việt Nam đang phát triển rất mạnh về lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên một công nghệ mới là Blockchain đã và đang phát triển trên toàn thế giới trong khi Việt Nam chúng ta còn chưa ứng dụng được vào thực tế. Đặc biệt là ứng dụng vào ngành thực phẩm. Dựa trên cơ sở thực tế thì tại Việt Nam vấn nạn thực phẩm bẩn đang rất khó có thể kiểm soát được từ đó nhóm nghiên cứu chúng tôi thông qua bài báo tham luận này để đề xuất hướng sử dụng công nghệ blockchain vào trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Những rào cản và khó khăn nhất định chúng tôi sẽ làm rõ và đưa ra những giải pháp hướng đến việc xử lý triệt để vấn nạn thực phẩm bẩn. Từ khóa: Công nghệ thông tin, Blockchain, Thực phẩm, Chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc. 1. Giới thiệu 1.1. Khái niệm về Blockchain. Theo vbpo.com.vn - Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Hình 1: Cấu trúc của blockchain 2871 1.2. Các loại blockchain. Hiện nay trên trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều mô hình quản lý lý Blockchain tuy nhiên chúng tôi chỉ sử dụng hai mô hình quản lý được sử dụng nhiều nhất, đầu tiên là công nghệ Blockchain công khai, ngày nay hầu hết các blockchain được xây dựng trên cơ sở hạ tầng công khai. Cơ sở hạ tầng blockchain công khai là một mạng lưới mà bất kỳ ai cũng có thể tự do tham gia mà không cần sự cho phép. Hơn nữa, tất cả những người tham gia mạng có thể xem sổ cái được chia sẻ và tham gia vào quá trình đồng thuận - cách giúp xác thực các giao dịch đối lập với blockchain công khai thì công nghệ Blockchain riêng tư cũng là một mô hình quản lý riêng biệt chúng ta có thể hiểu chuỗi khối riêng tư đem lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp. Họ là những tổ chức cần hợp tác và chia sẻ dữ liệu trong nội bộ. Nhưng không muốn các thông tin nhạy cảm hiện diện trên các chuỗi công khai. Loại chuỗi khối này về bản chất là tập trung hơn. Sự khác biệt chính giữa blockchain công khai và riêng tư là các mạng riêng tư chỉ được mời, có nghĩa là có một thực thể trung tâm kiểm soát những ai được phép tham gia vào mạng. Thực thể trung tâm này cũng có thể chỉ định vai trò cho những người tham gia, như cấp cho họ quyền khai thác và cho phép họ giao dịch trên mạng. Chính thực thể này có thể chỉnh sửa, xóa và ghi đè các giao dịch hiện có trên chuỗi, được gọi là gót chân Achilles của cơ sở hạ tầng tư nhân – thiếu khả năng chống kiểm duyệt ngoài ra trong một số doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng công nghệ chuỗi khối doanh nghiệp loại chuỗi khối này đôi khi được xem như một loại riêng, khác với Private Blockchain. Sự khác biệt chính giữa hai loại này là consortium blockchain được quản lý bởi một nhóm chứ không phải một đơn vị duy nhất. Cách tiếp cận này có lợi ích tương tự chuỗi khối riêng tư và có thể xem như một phần loại nhỏ hơn của chuỗi riêng tư. Mô hình hợp tác này cung cấp những ứng dụng tốt nhất trong các lợi ích của blockchain. Mang đến một nhóm, một tổ chức gọi là “frenemies” – tức là những doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Họ sẽ vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, xét về từng cá thể và cả tập thể. Những đơn vị tham gia consortium blockchain có thể bao gồm rất nhiều loại tổ chức. 1.3. Khái niệm và chuỗi cung ứng Theo iltvn.com - Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn bao gồm cả các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đưa tới KH cuối cùng. 1.4. Khái niệm về chuỗi cung ứng thực phẩm Theo wwin.vn - Chuỗi cung ứng thực phẩm là một hệ thống bao gồm tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến quá trình chuyển đổi thực phẩm từ trang trại nuôi trồng cho đến bàn ăn của con người. 2872 1.5. Lợi ích của Blockchain mang lại cho chuỗi cung ứng thực phẩm. Minh bạch trong lịch sử giao dịch hàng hóa: Tính minh bạch và công khai của blockchain sẽ được thông tin đến người tiêu dùng thông qua barcode hay QR code những thông tin từ khâu tạo ra nguyên vật liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, cửa hàng bán lẻ, … tất cả đều được hiện thị một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và không chỉnh sửa được. Theo dõi hoạt động trong sản xuất dễ dàng: Công nghệ này hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể theo dõi chính xác từng khâu trong quá trình sản xuất, kịp thời xử lý các tình huống xấu hoặc loại bỏ các sản phẩm không đạt chất lượng một cách chính xác, nhanh chóng nhất cả thể giúp giảm thiểu chi phí quản lý và thời gian theo dõi. Đơn giản hóa thủ tục bảo ...

Tài liệu được xem nhiều: