![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 764.04 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tổng quan cơ sở lý thuyết về nguồn gốc ra đời, các khái niệm về công nghệ Blockchain, việc vận dụng công nghệ Blockchain trong công tác kế toán tại các công ty trên thế giới. Từ đó, doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác kế toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số 706 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TS. Trần Anh Quang Khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: quangktqt@gmail.com Tóm tắt Trong nền kinh tế số, việc ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu, đặc biệt là những lĩnh vực luôn luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy và chính xác như kế toán. Công nghệ Blockchain được dự đoán trong tương lai sẽ thay thế việc làm trong ngành kế toán. Trong bối cảnh công nghệ phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, các doanh nghiệp muốn thành công, cần chủ động ứng dụng khoa học công nghệ và tiếp cận nguồn thông tin mới. Bài viết tổng quan cơ sở lý thuyết về nguồn gốc ra đời, các khái niệm về công nghệ Blockchain, việc vận dụng công nghệ Blockchain trong công tác kế toán tại các công ty trên thế giới. Từ đó, doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác kế toán. Từ khóa: công nghệ Blockchain, ngành Kế toán, kinh tế số. Abstract In the digital economy, applying science and technology is an inevitable trend, especially in fields that always require agility and accuracy such as accounting. Blockchain technology is predicted to replace jobs in the accounting industry in the future. In the context of technology developing at such a fast pace today, businesses want to be successful, they need to actively apply science and technology and access new sources of information. This paper presents the theoretical basis of the origin, the concepts of Blockchain technology, the application of Blockchain technology in accounting work at companies around the world. From there, businesses see the importance of applying Blockchain technology to accounting work. Keywords: Blockchain technology, Accounting industry, digital economy. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đánh dấu những thay đổi to lớn trong hoạt động kinh doanh. Những thay đổi này kết hợp việc sử dụng internet và các công nghệ đột phá khác trong mọi tầng lớp xã hội. Thực tế việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số dẫn đến sự sẵn có thông tin về các quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với thách thức trong việc sàng lọc thông tin từ nguồn dữ liệu rộng lớn để tìm thông tin mới và mở ra các nguồn dữ liệu mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức mới trong công tác kế toán hiện nay. Việc đáp ứng những yêu cầu đổi mới theo xu hướng hiện đại, như việc áp dụng kế toán máy, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ kỹ thuật số,… đòi hỏi người làm nghề kế toán phải am hiểu về công nghệ, sử dụng thành thạo công nghệ trong thực hành công việc của mình. Trong đó, công nghệ kỹ thuật số như Blockchain sẽ giúp công tác kế toán được thuận lợi hơn, nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, nhưng cũng mang nhiều thách thức hơn - được xem như là một hướng đi mới trong nền kinh tế số. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan về Blockchain Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu Block Chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. @ Trường Đại học Đà Lạt 707 Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Điểm đặc biệt của hệ cơ sở dữ liệu này là nó không được lưu trữ tại bất kỳ trung tâm dữ liệu cụ thể nào mà được quản lý bởi tất cả những người tham gia hệ thống, đồng thời có một cơ chế truyền tải dữ liệu an toàn với một công nghệ mã hóa phức tạp. Hiểu một cách đơn giản, Blockchain như một cuốn sổ kế toán điện tử của 1 công ty, nơi dòng tiền của công ty đó được quản lý và giám sát chặt chẽ, ghi nhận mọi giao dịch một cách ngang hàng. Và các thông tin của cuốn sổ điện tử đó sẽ không bao giờ bị thay đổi dưới bất kì hình thức nào, không một ai có thể thay đổi, xóa, viết đè lên. Blockchain được tạo ra để chống lại sự cố ý can thiệp thay đổi dữ liệu. Công nghệ Blockchain có một tính chất rất đặc thù là truyền tải dữ liệu không đòi hỏi bất kỳ “trung gian tin cậy” cụ thể nào để xác nhận thông tin. Các dữ liệu thông tin sau khi được nhập vào trong chuỗi khối Blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống. Bởi ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain bị tấn công, các phần khác cũng không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin cũng như tái xây dựng lại các phần bị mất/hỏng. Nguồn gốc ra đời: Ý tưởng về Blockchain bắt nguồn từ một ý tưởng về chuỗi dữ liệu bất biến được mô tả lần đầu năm 1991 bởi 2 nhà nghiên cứu W. Scott Stornetta và Stuart Haber trên 1 bài báo có tiêu đề: “Làm thế nào để đóng dấu thời gian một tài liệu kỹ thuật số”. Trên bài báo đó đã đưa ra các vấn đề cần giải quyết bài toán đóng dấu thời gian chính xác cho các tệp dữ liệu nhằm ghi nhận thời gian thực để không bị chỉnh sửa và giả mạo. Tuy nhiên, cách giải thích của Stornetta và Haber được coi là không hoàn chỉnh và giới chuyên gia cho rằng vẫn cần một bên thứ 3 để đảm bảo. Sau đó công nghệ Blockchain được đổi mới từ các nhà khoa học máy tính khác cho tới năm 2008 với sự ra đời của bitcoin, Satoshi Nakamoto đã đư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số 706 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TS. Trần Anh Quang Khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: quangktqt@gmail.com Tóm tắt Trong nền kinh tế số, việc ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu, đặc biệt là những lĩnh vực luôn luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy và chính xác như kế toán. Công nghệ Blockchain được dự đoán trong tương lai sẽ thay thế việc làm trong ngành kế toán. Trong bối cảnh công nghệ phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, các doanh nghiệp muốn thành công, cần chủ động ứng dụng khoa học công nghệ và tiếp cận nguồn thông tin mới. Bài viết tổng quan cơ sở lý thuyết về nguồn gốc ra đời, các khái niệm về công nghệ Blockchain, việc vận dụng công nghệ Blockchain trong công tác kế toán tại các công ty trên thế giới. Từ đó, doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác kế toán. Từ khóa: công nghệ Blockchain, ngành Kế toán, kinh tế số. Abstract In the digital economy, applying science and technology is an inevitable trend, especially in fields that always require agility and accuracy such as accounting. Blockchain technology is predicted to replace jobs in the accounting industry in the future. In the context of technology developing at such a fast pace today, businesses want to be successful, they need to actively apply science and technology and access new sources of information. This paper presents the theoretical basis of the origin, the concepts of Blockchain technology, the application of Blockchain technology in accounting work at companies around the world. From there, businesses see the importance of applying Blockchain technology to accounting work. Keywords: Blockchain technology, Accounting industry, digital economy. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đánh dấu những thay đổi to lớn trong hoạt động kinh doanh. Những thay đổi này kết hợp việc sử dụng internet và các công nghệ đột phá khác trong mọi tầng lớp xã hội. Thực tế việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số dẫn đến sự sẵn có thông tin về các quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với thách thức trong việc sàng lọc thông tin từ nguồn dữ liệu rộng lớn để tìm thông tin mới và mở ra các nguồn dữ liệu mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức mới trong công tác kế toán hiện nay. Việc đáp ứng những yêu cầu đổi mới theo xu hướng hiện đại, như việc áp dụng kế toán máy, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ kỹ thuật số,… đòi hỏi người làm nghề kế toán phải am hiểu về công nghệ, sử dụng thành thạo công nghệ trong thực hành công việc của mình. Trong đó, công nghệ kỹ thuật số như Blockchain sẽ giúp công tác kế toán được thuận lợi hơn, nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, nhưng cũng mang nhiều thách thức hơn - được xem như là một hướng đi mới trong nền kinh tế số. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan về Blockchain Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu Block Chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. @ Trường Đại học Đà Lạt 707 Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Điểm đặc biệt của hệ cơ sở dữ liệu này là nó không được lưu trữ tại bất kỳ trung tâm dữ liệu cụ thể nào mà được quản lý bởi tất cả những người tham gia hệ thống, đồng thời có một cơ chế truyền tải dữ liệu an toàn với một công nghệ mã hóa phức tạp. Hiểu một cách đơn giản, Blockchain như một cuốn sổ kế toán điện tử của 1 công ty, nơi dòng tiền của công ty đó được quản lý và giám sát chặt chẽ, ghi nhận mọi giao dịch một cách ngang hàng. Và các thông tin của cuốn sổ điện tử đó sẽ không bao giờ bị thay đổi dưới bất kì hình thức nào, không một ai có thể thay đổi, xóa, viết đè lên. Blockchain được tạo ra để chống lại sự cố ý can thiệp thay đổi dữ liệu. Công nghệ Blockchain có một tính chất rất đặc thù là truyền tải dữ liệu không đòi hỏi bất kỳ “trung gian tin cậy” cụ thể nào để xác nhận thông tin. Các dữ liệu thông tin sau khi được nhập vào trong chuỗi khối Blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống. Bởi ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain bị tấn công, các phần khác cũng không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin cũng như tái xây dựng lại các phần bị mất/hỏng. Nguồn gốc ra đời: Ý tưởng về Blockchain bắt nguồn từ một ý tưởng về chuỗi dữ liệu bất biến được mô tả lần đầu năm 1991 bởi 2 nhà nghiên cứu W. Scott Stornetta và Stuart Haber trên 1 bài báo có tiêu đề: “Làm thế nào để đóng dấu thời gian một tài liệu kỹ thuật số”. Trên bài báo đó đã đưa ra các vấn đề cần giải quyết bài toán đóng dấu thời gian chính xác cho các tệp dữ liệu nhằm ghi nhận thời gian thực để không bị chỉnh sửa và giả mạo. Tuy nhiên, cách giải thích của Stornetta và Haber được coi là không hoàn chỉnh và giới chuyên gia cho rằng vẫn cần một bên thứ 3 để đảm bảo. Sau đó công nghệ Blockchain được đổi mới từ các nhà khoa học máy tính khác cho tới năm 2008 với sự ra đời của bitcoin, Satoshi Nakamoto đã đư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ Blockchain Kinh tế số Công tác kế toán Tổng quan về Blockchain Công nghệ Blockchain trong kế toán Nguồn gốc ra đời công nghệ BlockchainTài liệu liên quan:
-
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 339 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 331 0 0 -
Chứng từ kế toán là gì? Ý nghĩa và nội dung chứng từ kế toán
5 trang 316 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 259 1 0 -
Giáo trình Tổ chức công tác kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên (chủ biên)
96 trang 241 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng Blockchain trong bảo mật IoT
90 trang 194 1 0 -
HUA Giáo trình nguyên lí kế toán - Chương 7
43 trang 155 0 0 -
15 trang 126 4 0
-
Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết hạch toán kế toán 1
trang 126 0 0 -
1032 trang 115 0 0