Ứng dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 284.20 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Ứng dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương" tập trung nghiên cứu đối sánh những đổi mới nhờ áp dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa ở các nước thuộc khu vực Châu Á có điểm tương đồng với tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Từ đó đưa ra khuyến nghị về những giải pháp tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Phương Hồng Phúc1 Tóm tắt: Du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển giữa bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0, việc duy trì hoạt động du lịch văn hóa theo hướng truyền thống không còn đạt hiệu quả như trước. Từ đó, nêu lên tính cấp thiết trong việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa nhằm tiếp cận gần hơn với khách du lịch ở nhiều phân khúc thị trường. Tỉnh Bình Dương có những điểm du lịch, lễ hội du lịch phù hợp với hình thức du lịch văn hóa nhưng số liệu thực tế về lượt khách và tầm ảnh hưởng của du lịch văn hóa trong việc phát triển kinh tế tại tỉnh Bình Dương vẫn còn hạn chế. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc hệ thống các hoạt động du lịch văn hóa gắn với ứng dụng công nghệ vào thực tiễn, bài viết tập trung nghiên cứu đối sánh những đổi mới nhờ áp dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa ở các nước thuộc khu vực Châu Á có điểm tương đồng với tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Từ đó đưa ra khuyến nghị về những giải pháp tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Từ đó thúc đẩy việc bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển kinh tế phục vụ nhu cầu xã hội. Từ khóa: Du lịch văn hóa, phát triển du lịch, ứng dụng công nghệ số.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo ATLAS - Hiệp hội Giáo dục và Nghiên cứu về Du lịch và Giải trí năm 2011định nghĩa du lịch văn hóa bao gồm mọi hoạt động của cá nhân đến một điểm văn hóacụ thể nằm ngoài nơi cư trú bình thường của cá nhân đó (ATLAS, 1991). Định nghĩanày có điểm tương đồng với các nghiên cứu sau đó của Richards khi nhà nghiên cứuđịnh nghĩa du lịch văn hóa là sự di chuyển của một cá nhân đến điểm du lịch có yếutố văn hóa nằm ngoài nơi cư trú bình thường của họ, với ý định thu thập thông tin vàkinh nghiệm mới để đáp ứng nhu cầu tiếp thu văn hóa của họ (Richards, 1996). Bình Dương có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng đáp ứng tốt việc pháttriển du lịch văn hóa. Theo thống kê, Bình Dương hiện có 13 di tích lịch sử - văn hóađược công nhận di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, và nhiều di tích phổ thôngchưa được xếp hạng như đình, chùa, nhà cổ (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhBình Dương, 2021). Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả việc khai thác du lịch vănhóa về mặt kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương chưa cao. Có 7 trong 13 di tích lịch sử Khoa Công nghiệp Văn hóa - Trường Đại học Thủ Dầu Một.122 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...- văn hóa cấp quốc gia, được đưa vào khai thác phục vụ du lịch, lượng du khách đếnvới mục đích du lịch văn hóa còn thấp (chiếm dưới 5% tổng lượt khách du lịch đếnBình Dương) do sự chênh lệch trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhân lực còn hạnchế về đồng bộ ở mặt chuyên môn nghiệp vụ, khó khăn trong việc huy động vốn đầutư dẫn đến việc du lịch văn hóa tại Bình Dương chưa thể phát triển tối đa tiềm năngvốn có (Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh, 2016). Gần đây, việc bảo tồn và pháttriển du lịch văn hóa dựa trên việc áp dụng công nghệ số đã thu hút nhiều nhà nghiêncứu, mở ra bước ngoặt mới trong việc phát triển du lịch văn hóa, giúp việc tiếp cận dukhách và nâng cao ý thức bảo tồn đi vào thực tiễn. Việc áp dụng công nghệ số khôngchỉ mang lại lợi ích trong việc phát triển du lịch tại một điểm mà còn là phương phápbảo tồn giá trị văn hóa - lịch sử lâu dài qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy, việc hệ thốnglại hoạt động du lịch văn hóa tại Bình Dương, từ đó đề xuất giải pháp ứng dụng côngnghệ số dựa trên những mô hình thành công từ những khu vực có đặc điểm tươngđồng với Bình Dương có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu hướng đến những vấn đề sau: - Phân tích thực trạng khai thác du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đưa ra những giải pháp áp dụng công nghệ số trong việc thúc đẩy phát triển dulịch văn hóa tại Bình Dương. Bài nghiên cứu đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnhBình Dương và du lịch văn hóa trong đó nhấn mạnh yếu tố công nghệ trong thời đạisố nhằm đưa ra giải pháp khả thi, hiệu quả cho việc phát triển du lịch văn hóa tại tỉnhBình Dương. Cấu trúc bài viết gồm 4 phần: Tổng quan nghiên cứu; phương phápnghiên cứu; kết quả nghiên cứu; kết luận và kiến nghị.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trên địa bàn tỉnh có 13 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích lịchsử - văn hóa cấp tỉnh đã được công nhận, phù hợp với việc phát triển du lịch tâm linh,du lịch lễ hội, du lịch tưởng niệm. Các di tích lịch sử - văn hóa độc đáo được trải đềukhắp tỉnh. Từ sự đa dạng về tài nguyên nhân văn với đa dạng di tích lịch sử - văn hóa,nghiên cứu trước đây về du lịch tại Bình Dương bao gồm nhiều loại hình du lịch vàmục đích nghiên cứu như: Nghiên cứu về lịch sử hình thành và nội dung lễ hội chùaBà Thiên Hậu do nhà nghiên cứu Võ Sơn Đông thực hiện nghiên cứu chi tiết về lịchsử hình thành, phát triển của lễ hội, giá trị văn hóa - lịch sử mà lễ hội mang lại, đồngthời trình bày chi tiết cấu trúc và quy trình tổ chức lễ hội (Võ Sơn Đông, 2013); Thựctrạng và giải pháp phát triển du lịch dựa trên tài nguyên nhân văn tỉnh Bình Dương doPhần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 23nhóm nghiên cứu Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh thực hiện đề cập rõ về động cơdu lịch của khách du lịch đến tỉnh Bình Dương, trong đó tập trung vào khai th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Phương Hồng Phúc1 Tóm tắt: Du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển giữa bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0, việc duy trì hoạt động du lịch văn hóa theo hướng truyền thống không còn đạt hiệu quả như trước. Từ đó, nêu lên tính cấp thiết trong việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa nhằm tiếp cận gần hơn với khách du lịch ở nhiều phân khúc thị trường. Tỉnh Bình Dương có những điểm du lịch, lễ hội du lịch phù hợp với hình thức du lịch văn hóa nhưng số liệu thực tế về lượt khách và tầm ảnh hưởng của du lịch văn hóa trong việc phát triển kinh tế tại tỉnh Bình Dương vẫn còn hạn chế. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc hệ thống các hoạt động du lịch văn hóa gắn với ứng dụng công nghệ vào thực tiễn, bài viết tập trung nghiên cứu đối sánh những đổi mới nhờ áp dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa ở các nước thuộc khu vực Châu Á có điểm tương đồng với tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Từ đó đưa ra khuyến nghị về những giải pháp tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Từ đó thúc đẩy việc bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển kinh tế phục vụ nhu cầu xã hội. Từ khóa: Du lịch văn hóa, phát triển du lịch, ứng dụng công nghệ số.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo ATLAS - Hiệp hội Giáo dục và Nghiên cứu về Du lịch và Giải trí năm 2011định nghĩa du lịch văn hóa bao gồm mọi hoạt động của cá nhân đến một điểm văn hóacụ thể nằm ngoài nơi cư trú bình thường của cá nhân đó (ATLAS, 1991). Định nghĩanày có điểm tương đồng với các nghiên cứu sau đó của Richards khi nhà nghiên cứuđịnh nghĩa du lịch văn hóa là sự di chuyển của một cá nhân đến điểm du lịch có yếutố văn hóa nằm ngoài nơi cư trú bình thường của họ, với ý định thu thập thông tin vàkinh nghiệm mới để đáp ứng nhu cầu tiếp thu văn hóa của họ (Richards, 1996). Bình Dương có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng đáp ứng tốt việc pháttriển du lịch văn hóa. Theo thống kê, Bình Dương hiện có 13 di tích lịch sử - văn hóađược công nhận di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, và nhiều di tích phổ thôngchưa được xếp hạng như đình, chùa, nhà cổ (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhBình Dương, 2021). Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả việc khai thác du lịch vănhóa về mặt kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương chưa cao. Có 7 trong 13 di tích lịch sử Khoa Công nghiệp Văn hóa - Trường Đại học Thủ Dầu Một.122 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...- văn hóa cấp quốc gia, được đưa vào khai thác phục vụ du lịch, lượng du khách đếnvới mục đích du lịch văn hóa còn thấp (chiếm dưới 5% tổng lượt khách du lịch đếnBình Dương) do sự chênh lệch trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhân lực còn hạnchế về đồng bộ ở mặt chuyên môn nghiệp vụ, khó khăn trong việc huy động vốn đầutư dẫn đến việc du lịch văn hóa tại Bình Dương chưa thể phát triển tối đa tiềm năngvốn có (Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh, 2016). Gần đây, việc bảo tồn và pháttriển du lịch văn hóa dựa trên việc áp dụng công nghệ số đã thu hút nhiều nhà nghiêncứu, mở ra bước ngoặt mới trong việc phát triển du lịch văn hóa, giúp việc tiếp cận dukhách và nâng cao ý thức bảo tồn đi vào thực tiễn. Việc áp dụng công nghệ số khôngchỉ mang lại lợi ích trong việc phát triển du lịch tại một điểm mà còn là phương phápbảo tồn giá trị văn hóa - lịch sử lâu dài qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy, việc hệ thốnglại hoạt động du lịch văn hóa tại Bình Dương, từ đó đề xuất giải pháp ứng dụng côngnghệ số dựa trên những mô hình thành công từ những khu vực có đặc điểm tươngđồng với Bình Dương có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu hướng đến những vấn đề sau: - Phân tích thực trạng khai thác du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đưa ra những giải pháp áp dụng công nghệ số trong việc thúc đẩy phát triển dulịch văn hóa tại Bình Dương. Bài nghiên cứu đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnhBình Dương và du lịch văn hóa trong đó nhấn mạnh yếu tố công nghệ trong thời đạisố nhằm đưa ra giải pháp khả thi, hiệu quả cho việc phát triển du lịch văn hóa tại tỉnhBình Dương. Cấu trúc bài viết gồm 4 phần: Tổng quan nghiên cứu; phương phápnghiên cứu; kết quả nghiên cứu; kết luận và kiến nghị.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trên địa bàn tỉnh có 13 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích lịchsử - văn hóa cấp tỉnh đã được công nhận, phù hợp với việc phát triển du lịch tâm linh,du lịch lễ hội, du lịch tưởng niệm. Các di tích lịch sử - văn hóa độc đáo được trải đềukhắp tỉnh. Từ sự đa dạng về tài nguyên nhân văn với đa dạng di tích lịch sử - văn hóa,nghiên cứu trước đây về du lịch tại Bình Dương bao gồm nhiều loại hình du lịch vàmục đích nghiên cứu như: Nghiên cứu về lịch sử hình thành và nội dung lễ hội chùaBà Thiên Hậu do nhà nghiên cứu Võ Sơn Đông thực hiện nghiên cứu chi tiết về lịchsử hình thành, phát triển của lễ hội, giá trị văn hóa - lịch sử mà lễ hội mang lại, đồngthời trình bày chi tiết cấu trúc và quy trình tổ chức lễ hội (Võ Sơn Đông, 2013); Thựctrạng và giải pháp phát triển du lịch dựa trên tài nguyên nhân văn tỉnh Bình Dương doPhần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 23nhóm nghiên cứu Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh thực hiện đề cập rõ về động cơdu lịch của khách du lịch đến tỉnh Bình Dương, trong đó tập trung vào khai th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo du lịch Quốc gia Công nghệ số Phát triển du lịch bền vững Du lịch văn hóa Du lịch tỉnh Bình Dương Lễ hội du lịch Thu hút khách du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 324 0 0 -
6 trang 219 0 0
-
4 trang 217 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo
25 trang 207 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 169 0 0 -
Xu hướng thay đổi của truyền thông đô thị trong thời kỳ chuyển đổi số
8 trang 164 0 0 -
Ngành Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
4 trang 107 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân ở thành phố Thủ Dầu Một
10 trang 86 0 0 -
107 trang 62 1 0