Ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp tại tỉnh Bình Dương
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 738.85 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày một số ứng dụng công nghệ số đã được triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp tại Bình Dương, đồng thời đề xuất một số giải pháp chuyển đổi số để giúp ngành nông nghiệp đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và bền vững trong sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp tại tỉnh Bình Dương ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Huỳnh Nguyễn Thành Luân1 1. Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong bối cảnh sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành xuhướng không thể tránh khỏi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành nông nghiệp. Đối diện vớinhiều thách thức như biến đổi khí hậu, sự khan hiếm tài nguyên đất đai và nước, cùng với sựcạnh tranh ác liệt của thị trường, ngành nông nghiệp đang cần phải áp dụng chuyển đổi số đểgiải quyết các vấn đề liên quan đến năng suất, chất lượng và bền vững. Tại tỉnh Bình Dương,một địa phương đi đầu cả nước trong việc áp dụng chuyển đổi số, ngành nông nghiệp đã tậndụng những cơ hội mà công nghệ số mang lại để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sảnxuất. Bài báo này trình bày một số ứng dụng công nghệ số đã được triển khai trong lĩnh vực nôngnghiệp tại Bình Dương, đồng thời đề xuất một số giải pháp chuyển đổi số để giúp ngành nôngnghiệp đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và bền vững trong sản xuất.Từ khóa: Chuyển đổi số, công nghệ số, internet vạn vật, nông nghiệp, trí tuệ nhân tạo.Abstract THE APPLICATION OF DIGITAL TECHNOLOGY IN AGRICULTURE IN BINH DUONG PROVINCE In the context of the continuous development of technology, digital transformation hasbecome an inevitable trend in many fields, including agriculture. Faced with numerous challengessuch as climate change, scarce land, and water resources, as well as fierce market competition,the agriculture sector needs to apply digital transformation to address issues related toproductivity, quality, and sustainability. In Binh Duong province, a leading locality in digitaltransformation in Vietnam, the agriculture industry has taken advantage of the opportunities thatdigital technology brings to improve productivity and efficiency in production. This articlepresents some digital technology applications that have been implemented in the agriculture sectorin Binh Duong while proposing some digital transformation solutions to help the agricultureindustry achieve its goals of improving productivity, quality, and sustainability in production.Keywords: Digital transformation, digital technology, Internet of Things, agriculture, artificialintelligence.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp bởi vì diện tích đấtcanh tác rộng lớn, khí hậu ẩm nhiệt và các dòng sông lớn đổ ra biển, cung cấp nguồn nướcphong phú. Ngành nông nghiệp đóng góp lớn vào nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nó đangđối mặt với nhiều thách thức, trong ó thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồnnhân lực, đất đai canh tác bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và dịch bệnh là những thách thứclớn. Cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu cũng là một thách thức đối với sản 242phẩm nông nghiệp trong nước. Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp để giúpngành nông nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững. Việc chuyển đổi số được coi làgiải pháp quan trọng để giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững [1]. Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc áp dụng các công nghệkỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), dữ liệu lớn (Big data), chuỗi khối(Blockchain), trí thông minh vạn vật (Internet of Things - IoT) và điện toán đám mây (CloudComputing) vào quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ nhằm tối ưu hoá toàn bộchuỗi cung ứng. Những giải pháp công nghệ này có thể giúp giải quyết các vấn đề trong quátrình sản xuất, giảm thiểu tổn thất trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, cũng như cải thiệnquản lý chuỗi cung ứng [2]. Việc kết nối các thiết bị và đối tượng thông qua mạng Internet được gọi là IoT. Ứng dụngcông nghệ này trong lĩnh vực nông nghiệp cho phép thu thập thông tin dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm,độ sáng và các thông số khác thông qua sử dụng cảm biến, giúp quản lý quá trình chăm sóc câytrồng. Từ đó, các nhà sản xuất nông nghiệp có thể điều chỉnh lượng nước và phân bón cần thiếtđể tối ưu hóa việc chăm sóc cây trồng và nâng cao năng suất [3]. Công nghệ đám mây tính cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệutrên nền tảng Internet. Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ này được áp dụng để lưu trữ dữ liệuvà chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan, giúp cho việc quản lý và ra quyết định dễ dàng hơn. Công nghệ AI là công nghệ giúp máy tính và hệ thống tự động học hỏi và cải thiện hiệusuất trong các tác vụ phân tích dữ liệu. Sử dụng công nghệ này trong nông nghiệp có thể giúpgiám sát các thửa ruộng, dự đoán sản lượng nông sản, phát hiện sớm các bệnh và sâu bệnh hạitrên cây trồng, cũng như tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Công nghệ AI có thể phân tích dữliệu từ các cảm biến đo lường trong nông nghiệp để cải thiện quản lý năng suất, giảm thiểu lãngphí tài nguyên và tăng cường quản lý vật nuôi và các vấn đề bảo vệ môi trường. Dữ liệu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các thông tin số lượng lớn, phức tạp và đadạng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất. Các dữ liệu này cung cấpcho các nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà sản xuất các thông tin quan trọng để phân tích và đưara quyết định hợp lý liên quan đến sản xuất, quản lý, chuỗi cung ứng và tiêu thụ nông sản. Blockchain là một công nghệ hiện đại trong lĩnh vực lưu trữ và truyền tải thông tin, chophép quản lý các giao dịch tài chính và thương mại điện tử một cách an toàn và minh bạch. Điềuđặc biệt của blockchain là nó không phụ thuộc vào một tổ chức hoặc cá nhân nào để giám sátvà duy trì hệ thống, mà dựa trên một mạng lưới phân tán (decentralized network) với ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp tại tỉnh Bình Dương ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Huỳnh Nguyễn Thành Luân1 1. Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong bối cảnh sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành xuhướng không thể tránh khỏi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành nông nghiệp. Đối diện vớinhiều thách thức như biến đổi khí hậu, sự khan hiếm tài nguyên đất đai và nước, cùng với sựcạnh tranh ác liệt của thị trường, ngành nông nghiệp đang cần phải áp dụng chuyển đổi số đểgiải quyết các vấn đề liên quan đến năng suất, chất lượng và bền vững. Tại tỉnh Bình Dương,một địa phương đi đầu cả nước trong việc áp dụng chuyển đổi số, ngành nông nghiệp đã tậndụng những cơ hội mà công nghệ số mang lại để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sảnxuất. Bài báo này trình bày một số ứng dụng công nghệ số đã được triển khai trong lĩnh vực nôngnghiệp tại Bình Dương, đồng thời đề xuất một số giải pháp chuyển đổi số để giúp ngành nôngnghiệp đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và bền vững trong sản xuất.Từ khóa: Chuyển đổi số, công nghệ số, internet vạn vật, nông nghiệp, trí tuệ nhân tạo.Abstract THE APPLICATION OF DIGITAL TECHNOLOGY IN AGRICULTURE IN BINH DUONG PROVINCE In the context of the continuous development of technology, digital transformation hasbecome an inevitable trend in many fields, including agriculture. Faced with numerous challengessuch as climate change, scarce land, and water resources, as well as fierce market competition,the agriculture sector needs to apply digital transformation to address issues related toproductivity, quality, and sustainability. In Binh Duong province, a leading locality in digitaltransformation in Vietnam, the agriculture industry has taken advantage of the opportunities thatdigital technology brings to improve productivity and efficiency in production. This articlepresents some digital technology applications that have been implemented in the agriculture sectorin Binh Duong while proposing some digital transformation solutions to help the agricultureindustry achieve its goals of improving productivity, quality, and sustainability in production.Keywords: Digital transformation, digital technology, Internet of Things, agriculture, artificialintelligence.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp bởi vì diện tích đấtcanh tác rộng lớn, khí hậu ẩm nhiệt và các dòng sông lớn đổ ra biển, cung cấp nguồn nướcphong phú. Ngành nông nghiệp đóng góp lớn vào nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nó đangđối mặt với nhiều thách thức, trong ó thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồnnhân lực, đất đai canh tác bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và dịch bệnh là những thách thứclớn. Cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu cũng là một thách thức đối với sản 242phẩm nông nghiệp trong nước. Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp để giúpngành nông nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững. Việc chuyển đổi số được coi làgiải pháp quan trọng để giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững [1]. Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc áp dụng các công nghệkỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), dữ liệu lớn (Big data), chuỗi khối(Blockchain), trí thông minh vạn vật (Internet of Things - IoT) và điện toán đám mây (CloudComputing) vào quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ nhằm tối ưu hoá toàn bộchuỗi cung ứng. Những giải pháp công nghệ này có thể giúp giải quyết các vấn đề trong quátrình sản xuất, giảm thiểu tổn thất trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, cũng như cải thiệnquản lý chuỗi cung ứng [2]. Việc kết nối các thiết bị và đối tượng thông qua mạng Internet được gọi là IoT. Ứng dụngcông nghệ này trong lĩnh vực nông nghiệp cho phép thu thập thông tin dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm,độ sáng và các thông số khác thông qua sử dụng cảm biến, giúp quản lý quá trình chăm sóc câytrồng. Từ đó, các nhà sản xuất nông nghiệp có thể điều chỉnh lượng nước và phân bón cần thiếtđể tối ưu hóa việc chăm sóc cây trồng và nâng cao năng suất [3]. Công nghệ đám mây tính cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệutrên nền tảng Internet. Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ này được áp dụng để lưu trữ dữ liệuvà chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan, giúp cho việc quản lý và ra quyết định dễ dàng hơn. Công nghệ AI là công nghệ giúp máy tính và hệ thống tự động học hỏi và cải thiện hiệusuất trong các tác vụ phân tích dữ liệu. Sử dụng công nghệ này trong nông nghiệp có thể giúpgiám sát các thửa ruộng, dự đoán sản lượng nông sản, phát hiện sớm các bệnh và sâu bệnh hạitrên cây trồng, cũng như tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Công nghệ AI có thể phân tích dữliệu từ các cảm biến đo lường trong nông nghiệp để cải thiện quản lý năng suất, giảm thiểu lãngphí tài nguyên và tăng cường quản lý vật nuôi và các vấn đề bảo vệ môi trường. Dữ liệu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các thông tin số lượng lớn, phức tạp và đadạng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất. Các dữ liệu này cung cấpcho các nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà sản xuất các thông tin quan trọng để phân tích và đưara quyết định hợp lý liên quan đến sản xuất, quản lý, chuỗi cung ứng và tiêu thụ nông sản. Blockchain là một công nghệ hiện đại trong lĩnh vực lưu trữ và truyền tải thông tin, chophép quản lý các giao dịch tài chính và thương mại điện tử một cách an toàn và minh bạch. Điềuđặc biệt của blockchain là nó không phụ thuộc vào một tổ chức hoặc cá nhân nào để giám sátvà duy trì hệ thống, mà dựa trên một mạng lưới phân tán (decentralized network) với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ số Công nghệ số trong nông nghiệp Chuyển đổi số trong nông nghiệp Phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dương Nông nghiệp công nghệ caoGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 219 0 0
-
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Xu hướng thay đổi của truyền thông đô thị trong thời kỳ chuyển đổi số
8 trang 164 0 0 -
Ngành Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
4 trang 107 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân ở thành phố Thủ Dầu Một
10 trang 86 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
209 trang 75 0 0 -
107 trang 62 1 0
-
Nền kinh tế số và những vấn đề lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo: Phần 1
262 trang 58 0 0 -
Tiểu luận môn Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt
9 trang 57 0 0 -
6 trang 52 0 0