Danh mục

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 496.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo Việt Nam - thực trạng và giải pháp tập trung vào thực trạng áp dụng công nghệ thông tin và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo Việt Nam - thực trạng và giải pháp 150| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Bùi Trung Minh Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất ượng, Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: Công nghệ thông tin đã và đang tạo ra sự thay đổi có tính đột phá trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong việc tạo ra những nhân tố mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Công nghệ thông tin cũng mở ra triển vọng trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Bài viết tập trung vào thực trạng áp dụng công nghệ thông tin và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Từ khóa: Ứng dụng công nghệ thông tin, thực trạng, giải pháp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước Việt Nam rất coi trọng, xem đó là yêu cầu trong công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. Điều này được thể hiện rất rõ trong nội dung các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo. Cụ thể: Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005); Nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993); Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII; Nghị quyết số 81 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Đặc biệt, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định phải “ i m i phương pháp giáo dục - ào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư uy s ng tạo của người học. Từng ư c áp dụng c c phương ph p tiên tiến và phương ph p hiện ại vào quá trình dạy học, ảm bảo iều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,..”;[1] Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác giảng dạy là một yêu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo nước nhà trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp, hình thức dạy và học. Tác động của công nghệ thông tin đối với giáo dục: - Thay i mô hình giáo dục Nền giáo dục Việt Nam trước nay sử dụng mô hình chuyển giao kiến thức theo cách độc thoại giữa giảng viên với sinh viên. Tuy nhiên, khi xã hội thay đổi ngày một nhanh chóng cùng với sự phát triển công nghệ vượt bậc, mô hình này không thể tạo ra giá trị gia tăng. Điều đó cho thấy cách giảng bài truyền thống kém hiệu quả hơn so với các hình thức dạy - học tích cực. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |151 “Giáo dục thông minh” hay “Giáo dục 4.0” được xem là mô hình phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hiện nay. Có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 yếu tố quan trọng, đó là nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp. Theo đó, mô hình này thúc đẩy hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp cho người học có thể chủ động quyết định nội dung, phương thức học tập theo nhu cầu của bản thân. - Thay i chất ượng dạy học Khoa học công nghệ trong dạy học giúp giáo viên trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Thầy cô có thể tương tác với học sinh, sinh viên ở mọi nơi có sự hiện diện của công nghệ thông tin, không cần e ngại khoảng cách, các yếu tố khách quan khác. Bài giảng được soạn thảo đa dạng với nhiều hình ảnh và gói gọn vào các thiết bị, tránh đi sự cồng kềnh khi phải mang giáo án theo, hoặc khó chỉnh sửa thêm thắt các kiến thức. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với nhiều đồng nghiệp khác trên cả nước, tiếp thu ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng giáo án. Bên cạnh đó, các thầy cô còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học, và học hỏi kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong thiết kế bài giảng. - Thay i hình thức dạy học Chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học phát triển đã mở ra triển vọng lớn trong việc đổi mới các hình thức dạy học. Nếu trước kia giáo viên thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học viên. Học sinh, sinh viên phải nỗ lực tìm ra cách thức giải quyết bài tập thông qua việc tự tìm hiểu, học hỏi với máy tính và website. Chính điều này đã chuyển đổi từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”. - Thay i phương thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: