Danh mục

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung trình bày vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và mô tả cách thức thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt động giáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm nonJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 122-131This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0064ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG GIÁO DỤC Ở BẬC MẦM NONNguyễn Thị Hà LanKhoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng ĐứcTóm tắt. Bài viết tập trung trình bày vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục mầmnon, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và mô tả cách thứcthiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt độnggiáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầmnon. Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế được nhiều tư liệu giáo dụcvà giáo án điện tử sinh động, có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy của trẻ đồng thời tạomôi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầm non.Từ khóa: Công nghệ thông tin, giáo dục mầm non, giáo án điện tử, hoạt động giáo dục, trẻmầm non, tư liệu giáo dục.1.Mở đầuỨng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục đã được nhiều nhà khoa học nghiêncứu và xem như là một xu hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học trong các nhàtrường. Ở Việt Nam, các tác giả phần lớn đề cập đến ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung [1,3], một số tác giả tập trung nghiên cứu kĩ thuật thiết kế bài giảng các môn học ở trường phổ thông[6, 7]. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, nghiên cứu về vai trò của CNTT trong GDMN [8], ứngdụng CNTT trong thiết kế tư liệu dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên ngành giáo dục mầmnon [2], nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên mầm non [4], một sốsáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong GDMN; khai thác các tính năng ứng dụng mộtsố phần mềm như HappyKid, Kidmard... nhằm phát triển nhận thức, ngôn ngữ của trẻ mầm non.Bài viết tập trung vào các kĩ năng ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non từ việc thiết kế tư liệuđến việc thiết kế giáo án điện tử phục vụ hoạt động giáo dục ở bậc mầm non.2.2.1.Nội dung nghiên cứuVai trò của CNTT trong GDMNSự phát triển mạnh mẽ của CNTT cũng như yêu cầu của giáo dục hiện đại, đòi hỏi giáoviên nói chung và GVMN nói riêng cần có những kiến thức và kĩ năng về CNTT để ứng dụng hợplí và sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp. Trong giáo dục mầm non (GDMN), ứng dụng CNTThợp lí, sáng tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tương tác giữa GVMN và trẻ thông qua các dạngNgày nhận bài: 18/2/2017. Ngày nhận đăng: 5/5/2017.Liên hệ: Nguyễn Thị Hà Lan, e-mail: nguyenhalanhdu@gmail.com122Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm nonthức thông tin (hình ảnh, hoạt hình, âm nhạc, mô phỏng. . . ), tạo môi trường nhận thức hiện đại,hấp dẫn, kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của trẻ. Có thể thấy một số vai trò quan trọng củaviệc ứng dụng CNTT trong GDMN như sau:Tổ chức hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môitrường giáo dục hiện đại, có tính tương tác cao; kích thích hứng thú và khả năng ghi nhớ, tri giác,tư duy của trẻMở rộng các nguồn thông tin thông qua các kênh hình ảnh, âm thanh, video, hoạt hình, môphỏng... Hiện nay với tính năng hữu ích của Internet, GVMN có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập,khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện phù hợp với các nội dung dạy học ở bậc mầm non. Vớicác nguồn tư liệu đa dạng và sinh động sẽ tạo nên những giờ học thực sự hấp dẫn trẻ, giúp việctiếp thu, lĩnh hội kiến thức của trẻ trở nên dễ dàng.Dễ chỉnh sửa, hoàn thiện khi cần thiết: Một trong những điểm mạnh của CNTT trong giáodục đó là dễ chỉnh sửa, bổ sung GAĐT. Nếu như giáo án soạn viết truyền thống trước đây khôngchỉ mất thời gian của GVMN mà những lúc cần điều chỉnh, thay đổi cũng rất bất tiện. Còn vớigiáo án điện tử (GAĐT), chỉ cần một vài thao tác đơn giản, GVMN có thể thoải mái điều chỉnh,bổ sung những nội dung phù hợp. Chính vì vậy, sử dụng GAĐT cũng tiết kiệm không ít thời giancho GVMN.Giúp GVMN không ngừng nâng cao và rèn luyện các kĩ năng sư phạm cần thiết: kể chuyện,đọc thở (ghi âm, lồng tiếng); thiết kế giáo án điện tử. Đây là một trong những vai trò rất quantrọng. Chính vì vậy, kĩ năng sử dụng CNTT được xem là một trong những chuẩn kĩ năng của GVnói chung và GVMN nói riêng do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Bởi lẽ, để khai thác đượccác phần mềm thu âm, lồng tiếng, GVMN nhất thiết không chỉ có kĩ thuật tin học mà còn phảicó giọng kể hay, truyền cảm...; Để cắt, nối những đoạn Video thì GVMN cũng cần kĩ thuật nhưngđồng thời phải hiểu sâu sắc những nội dung nào cần cắt, nối cho logic và độc đáo; khi thiết kế cácchuyển động, mô phỏng... cũng không thể thiếu ý tưởng sư phạm để giúp trẻ quan sát và tư duy.2.2.Ứng dụng một số tính năng của CNTT trong GDMNỨng dụng CNTT của GVMN không chỉ đơn giản là mặt kĩ thuật, công nghệ giáo dục mànó còn là sự tích hợp hài hòa giữa kiến thức, kĩ năng, nghệ thuật sư phạm với trình độ CNT ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: