Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác huấn luyện các đài ra đa đảm bảo bay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 443.24 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết xem xét những thực trạng khó khăn hiện nay trong công tác huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông tin ra đa đảm bảo bay tại các trung đoàn không quân ở khu vực phía Nam. Đồng thời đưa ra những giải pháp nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm trên nền tảng công nghệ Web kết hợp với công cụ mô phỏng chuyên dụng để hỗ trợ công tác huấn luyện các đài ra đa đảm bảo bay và chia sẻ một số kết quả đạt được trong bộ sản phẩm về hệ thống này
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác huấn luyện các đài ra đa đảm bảo bay Công nghệ thông tin ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CÁC ĐÀI RA ĐA ĐẢM BẢO BAY Nguyễn Khắc Điệp*, Nguyễn Trí Đức Tóm tắt: Bài báo xem xét những thực trạng khó khăn hiện nay trong công tác huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông tin ra đa đảm bảo bay tại các trung đoàn không quân ở khu vực phía Nam. Đồng thời đưa ra những giải pháp nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm trên nền tảng công nghệ Web kết hợp với công cụ mô phỏng chuyên dụng để hỗ trợ công tác huấn luyện các đài ra đa đảm bảo bay và chia sẻ một số kết quả đạt được trong bộ sản phẩm về hệ thống này. Từ khóa: Ra đa; SU-30MK2; Không quân; Đảm bảo bay; Mô phỏng; Công nghệ Web. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sư đoàn Không quân 370 có Sở Chỉ huy đóng tại thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ vùng trời, vùng biển từ vĩ tuyến 13 trở vào đến cực Nam của Tổ quốc, phía Đông vươn ra hết quần đảo Trường Sa. Trong biên chế lực lượng của sư đoàn có các Trung đoàn 935 đóng quân tại sân bay Biên Hòa, Trung đoàn 937 đóng quân tại sân bay Phan Rang là các trung đoàn chiến đấu chủ lực của Quân chủng Phòng không - Không quân (PKKQ), được trang bị các loại máy bay hiện đại như SU-30MK2, SU-22M4 [1]. Hệ thống thông tin ra đa đảm bảo bay của một sân bay quân sự bao gồm nhiều đài trạm thông tin ra đa khác nhau như: hệ thống thông tin đối không, các đài dẫn hướng, trạm ra đa dẫn đường, đài vô tuyến dẫn đường gần RSBN-4N, hệ thống đài chuẩn tầm hướng, hệ thống ánh sáng đảm bảo bay... được sử dụng để bảo đảm cho công tác chỉ huy dẫn dắt các loại máy bay của đơn vị bay huấn luyện và chiến đấu. Bên cạnh đó, hệ thống này còn phải giúp phi công cất hạ cánh an toàn, cung cấp dữ liệu dẫn đường cho máy bay đến mục tiêu, các vị trí quy định. Cho nên, hệ thống này có vai trò hết sức quan trọng đối với Quân chủng PKKQ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có chức năng bảo đảm cho người chỉ huy thường xuyên theo dõi, quản lý, chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của máy bay thuộc quyền, bảo đảm máy bay từ lúc cất cánh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu đến khi hạ cánh về sân bay an toàn. Với đặc thù khác biệt đó nên công tác tổ chức và bảo đảm thông tin, ra đa không quân luôn khó khăn phức tạp và nặng nề hơn so với thông tin của các quân binh chủng khác. Qua khảo sát thực tế, hệ thống thông tin ra đa đảm bảo bay của trung đoàn không quân được tổ chức thành nhiều đài trạm khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, đài dẫn hướng gần (K1), đài dẫn hướng xa (K2), trạm ra đa dẫn đường (K7), đài chuẩn tầm GRM (K8), đài chuẩn hướng và đo cự ly DKRM (K9) kết hợp với đài vô tuyến dẫn đường gần RSBN-4N (K10) hỗ trợ phi công thực hiện quá trình bay: từ lúc cất cánh, dẫn dắt máy bay trong quá trình bay, đến khi hạ cánh (ở chế độ tự động hay bán tự động) một cách an toàn trong điều kiện thời tiết phức tạp hay ban đêm. Như vậy, đài K1, K2, K7, K8, K9, K10 có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành, dẫn dắt bay ở trung đoàn không quân. Ngoài ra, các đài 214 N. K. Điệp, N. T. Đức, “Ứng dụng công nghệ thông tin … các đài ra đa đảm bảo bay.” Thông tin khoa học công nghệ này cũng có các hoạt động tương tác nhiều nhất với các thiết bị trên buồng lái SU- 30MK2. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu công tác huấn luyện tại các đơn vị không quân cho thấy việc huấn luyện cho đội ngũ sỹ quan, nhân viên phục vụ còn một số khó khăn: - Tài liệu huấn luyện là giáo trình truyền thống (được soạn trên giấy, bản vẽ bằng tay,..) nên gặp một số khó khăn trong quá trình truyền đạt giữa người dạy và người học. - Tài liệu một số khí tài thông tin, ra đa mới chủ yếu là tài liệu kỹ thuật tiếng Nga đi kèm theo thiết bị, trong khi khả năng ngoại ngữ của cán bộ là rất hạn chế, khó nắm bắt được nội dung và gây tâm lý ngại cho người học. - Do sỹ quan, nhân viên phục vụ chỉ được đào tạo lý thuyết về tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống tại nhà trường vì các khí tài thông tin ra đa đảm bảo bay chỉ được trang bị cho các sân bay, nên học viên không có cơ hội thao tác trực tiếp trên các thiết bị khi học. Khi về công tác ở các đơn vị đảm bảo bay, do yếu tố an toàn thiết bị và an toàn trong quá trình bay, nên việc thực hành của sỹ quan, nhân viên phục vụ trên hệ thống thực rất hạn chế. - Công tác huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông tin ra đa đảm bảo bay cho các thành phần từ kỹ thuật viên thông tin, ra đa đến đội ngũ phi công, sỹ quan dẫn đường...chỉ được tổ chức riêng rẽ cho các thành phần trên không - mặt đất khiến học viên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và hình dung hoạt động đồng bộ tín hiệu của thiết bị đài ở mặt đất đối với thiết bị tương ứng trên máy bay. Ngoài ra, hiện nay chưa có nghiên cứu, công cụ công nghệ nào hỗ trợ công tác huấn luyện cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật đảm bảo bay mặt đất của Trung đoàn Không quân. Từ những khó khăn và thực tế trên, nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu đặt ra là phải xây dựng mô hình và phương pháp mới để hỗ trợ công tác huấn luyện cho đơn vị một cách hiệu quả và chất lượng hơn. Từ phương pháp học dựa trên nền tảng các tài liệu giấy theo phương pháp truyền thống sẽ được hỗ trợ bằng phần mềm để thay đổi cách thức giảng dạy, mang lại hiệu quả cao cho người dạy cũng như người học. Sản phẩm có khả năng mô phỏng các mặt máy trên các xe đài một cách rõ nét, trên hình ảnh số hóa kết hợp với âm thanh thực tế của đài sẽ mô phỏng lại quy trình tắt mở máy một cách trực quan giúp học viên dễ nắm bắt, đồng thời có khả năng cho phép học viên thực hành trực tiếp trên phần mềm để có thể thành thục động tác một cách nhanh chóng, tránh sai sót khi vận hành thực tế các đài. Ngoài ra, sản phẩm còn sẽ cho phép học viên hiểu được sự tương tác tín hiệu của các đài mặt đất với SU-30MK2. Hơn nữa, sản phẩm cũng cho phép giáo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác huấn luyện các đài ra đa đảm bảo bay Công nghệ thông tin ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CÁC ĐÀI RA ĐA ĐẢM BẢO BAY Nguyễn Khắc Điệp*, Nguyễn Trí Đức Tóm tắt: Bài báo xem xét những thực trạng khó khăn hiện nay trong công tác huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông tin ra đa đảm bảo bay tại các trung đoàn không quân ở khu vực phía Nam. Đồng thời đưa ra những giải pháp nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm trên nền tảng công nghệ Web kết hợp với công cụ mô phỏng chuyên dụng để hỗ trợ công tác huấn luyện các đài ra đa đảm bảo bay và chia sẻ một số kết quả đạt được trong bộ sản phẩm về hệ thống này. Từ khóa: Ra đa; SU-30MK2; Không quân; Đảm bảo bay; Mô phỏng; Công nghệ Web. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sư đoàn Không quân 370 có Sở Chỉ huy đóng tại thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ vùng trời, vùng biển từ vĩ tuyến 13 trở vào đến cực Nam của Tổ quốc, phía Đông vươn ra hết quần đảo Trường Sa. Trong biên chế lực lượng của sư đoàn có các Trung đoàn 935 đóng quân tại sân bay Biên Hòa, Trung đoàn 937 đóng quân tại sân bay Phan Rang là các trung đoàn chiến đấu chủ lực của Quân chủng Phòng không - Không quân (PKKQ), được trang bị các loại máy bay hiện đại như SU-30MK2, SU-22M4 [1]. Hệ thống thông tin ra đa đảm bảo bay của một sân bay quân sự bao gồm nhiều đài trạm thông tin ra đa khác nhau như: hệ thống thông tin đối không, các đài dẫn hướng, trạm ra đa dẫn đường, đài vô tuyến dẫn đường gần RSBN-4N, hệ thống đài chuẩn tầm hướng, hệ thống ánh sáng đảm bảo bay... được sử dụng để bảo đảm cho công tác chỉ huy dẫn dắt các loại máy bay của đơn vị bay huấn luyện và chiến đấu. Bên cạnh đó, hệ thống này còn phải giúp phi công cất hạ cánh an toàn, cung cấp dữ liệu dẫn đường cho máy bay đến mục tiêu, các vị trí quy định. Cho nên, hệ thống này có vai trò hết sức quan trọng đối với Quân chủng PKKQ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có chức năng bảo đảm cho người chỉ huy thường xuyên theo dõi, quản lý, chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của máy bay thuộc quyền, bảo đảm máy bay từ lúc cất cánh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu đến khi hạ cánh về sân bay an toàn. Với đặc thù khác biệt đó nên công tác tổ chức và bảo đảm thông tin, ra đa không quân luôn khó khăn phức tạp và nặng nề hơn so với thông tin của các quân binh chủng khác. Qua khảo sát thực tế, hệ thống thông tin ra đa đảm bảo bay của trung đoàn không quân được tổ chức thành nhiều đài trạm khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, đài dẫn hướng gần (K1), đài dẫn hướng xa (K2), trạm ra đa dẫn đường (K7), đài chuẩn tầm GRM (K8), đài chuẩn hướng và đo cự ly DKRM (K9) kết hợp với đài vô tuyến dẫn đường gần RSBN-4N (K10) hỗ trợ phi công thực hiện quá trình bay: từ lúc cất cánh, dẫn dắt máy bay trong quá trình bay, đến khi hạ cánh (ở chế độ tự động hay bán tự động) một cách an toàn trong điều kiện thời tiết phức tạp hay ban đêm. Như vậy, đài K1, K2, K7, K8, K9, K10 có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành, dẫn dắt bay ở trung đoàn không quân. Ngoài ra, các đài 214 N. K. Điệp, N. T. Đức, “Ứng dụng công nghệ thông tin … các đài ra đa đảm bảo bay.” Thông tin khoa học công nghệ này cũng có các hoạt động tương tác nhiều nhất với các thiết bị trên buồng lái SU- 30MK2. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu công tác huấn luyện tại các đơn vị không quân cho thấy việc huấn luyện cho đội ngũ sỹ quan, nhân viên phục vụ còn một số khó khăn: - Tài liệu huấn luyện là giáo trình truyền thống (được soạn trên giấy, bản vẽ bằng tay,..) nên gặp một số khó khăn trong quá trình truyền đạt giữa người dạy và người học. - Tài liệu một số khí tài thông tin, ra đa mới chủ yếu là tài liệu kỹ thuật tiếng Nga đi kèm theo thiết bị, trong khi khả năng ngoại ngữ của cán bộ là rất hạn chế, khó nắm bắt được nội dung và gây tâm lý ngại cho người học. - Do sỹ quan, nhân viên phục vụ chỉ được đào tạo lý thuyết về tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống tại nhà trường vì các khí tài thông tin ra đa đảm bảo bay chỉ được trang bị cho các sân bay, nên học viên không có cơ hội thao tác trực tiếp trên các thiết bị khi học. Khi về công tác ở các đơn vị đảm bảo bay, do yếu tố an toàn thiết bị và an toàn trong quá trình bay, nên việc thực hành của sỹ quan, nhân viên phục vụ trên hệ thống thực rất hạn chế. - Công tác huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông tin ra đa đảm bảo bay cho các thành phần từ kỹ thuật viên thông tin, ra đa đến đội ngũ phi công, sỹ quan dẫn đường...chỉ được tổ chức riêng rẽ cho các thành phần trên không - mặt đất khiến học viên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và hình dung hoạt động đồng bộ tín hiệu của thiết bị đài ở mặt đất đối với thiết bị tương ứng trên máy bay. Ngoài ra, hiện nay chưa có nghiên cứu, công cụ công nghệ nào hỗ trợ công tác huấn luyện cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật đảm bảo bay mặt đất của Trung đoàn Không quân. Từ những khó khăn và thực tế trên, nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu đặt ra là phải xây dựng mô hình và phương pháp mới để hỗ trợ công tác huấn luyện cho đơn vị một cách hiệu quả và chất lượng hơn. Từ phương pháp học dựa trên nền tảng các tài liệu giấy theo phương pháp truyền thống sẽ được hỗ trợ bằng phần mềm để thay đổi cách thức giảng dạy, mang lại hiệu quả cao cho người dạy cũng như người học. Sản phẩm có khả năng mô phỏng các mặt máy trên các xe đài một cách rõ nét, trên hình ảnh số hóa kết hợp với âm thanh thực tế của đài sẽ mô phỏng lại quy trình tắt mở máy một cách trực quan giúp học viên dễ nắm bắt, đồng thời có khả năng cho phép học viên thực hành trực tiếp trên phần mềm để có thể thành thục động tác một cách nhanh chóng, tránh sai sót khi vận hành thực tế các đài. Ngoài ra, sản phẩm còn sẽ cho phép học viên hiểu được sự tương tác tín hiệu của các đài mặt đất với SU-30MK2. Hơn nữa, sản phẩm cũng cho phép giáo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng hệ thống phần mềm Công tác huấn luyện các đài ra đa Đảm bảo bay Công nghệ Web Trung đoàn không quânGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Công nghệ Web (ASP.NET): Bài 6 - Lê Quang Lợi
7 trang 30 0 0 -
Bài giảng Lập trình Web ASP.Net với C#: Chương 8 - Th.S Phạm Đào Minh Vũ
65 trang 30 0 0 -
Bài giảng Công nghệ Web (ASP.NET): Bài 7 - Lê Quang Lợi
20 trang 30 0 0 -
Bài giảng Công nghệ Web (ASP.NET): Bài 14 - Lê Quang Lợi
15 trang 29 0 0 -
Bài giảng Công nghệ Web và ứng dụng: Chương 4.2 - Nguyễn Minh Vi
24 trang 28 0 0 -
Bài thuyết trình: Hệ thống Gami - Elearning
40 trang 28 0 0 -
Bài giảng Công nghệ Web (ASP.NET): Bài 9 - Lê Quang Lợi
15 trang 27 0 0 -
Bài giảng Công nghệ Web (ASP.NET): Bài 8 - Lê Quang Lợi
15 trang 26 0 0 -
Bài giảng Công nghệ Web (ASP.NET): Bài 12 - Lê Quang Lợi
16 trang 26 0 0 -
Bài giảng Công nghệ Web (ASP.NET): Bài 3 - Lê Quang Lợi
14 trang 24 0 0