Ứng dụng của tâm lý học thần kinh vào phát hiện các nguyên nhân gây khó khăn trong học tập cho học sinh tiểu học
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 289.32 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhiệm vụ dạy học để nâng cao chất lượng trong các nhà trường tiểu học là một trong các vấn đề hàng đầu, muôn thuở. Song, trong thực tế, giáo viên trong các nhà trường tiểu học hiện nay, khi giảng dạy đều gặp phải một số học sinh «khó khăn» học tập, tiếp thu bài, thậm chí không học được theo chương trình với các bạn cùng lớp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng của tâm lý học thần kinh vào phát hiện các nguyên nhân gây khó khăn trong học tập cho học sinh tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 37-46 ỨNG DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC THẦN KINH VÀO PHÁT HIỆN CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Võ Thị Minh Chí Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: minhchi12a4h@yahoo.com Tóm tắt. Nhiệm vụ dạy học để nâng cao chất lượng trong các nhà trường tiểu học là một trong các vấn đề hàng đầu, muôn thuở. Song, trong thực tế, giáo viên trong các nhà trường tiểu học hiện nay, khi giảng dạy đều gặp phải một số học sinh «khó khăn» học tập, tiếp thu bài, thậm chí không học được theo chương trình với các bạn cùng lớp. Nếu những học sinh này còn có khả năng học tập, thì điều trước tiên phải tìm được nguyên nhân chậm tiếp thu ở các em. Các nguyên nhân này, nói cho cùng, do não – cơ quan điều khiển các chức năng tâm lý –nhận thức cấp cao điều khiển có vấn đề. Phương pháp chẩn đoán tâm lý học thần kinh với đặc thù của chuyên ngành sẽ giúp giải quyết vấn đề đặt ra. Sau đây, xin giới thiệu phương pháp chẩn đoán đặc thù của tân lý học thần kinh đã được áp dụng trong chẩn đoán xác định vùng não chậm phát triển dẫn đến nguyên nhân học kém của học sinh.1. Đặt vấn đề 1.1. Ngày nay, vai trò của tâm lý học trong việc trợ giúp và nâng đỡ nhân cáchđã trở thành một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất trong tâm lý học ứng dụng,giúp cho con người thích nghi với xã hội đang sống, tìm ra cách thức và phương tiệnđể gìn giữ những tiềm năng hoạt động, bảo vệ sức khoẻ tâm lý của con người. 1.2. Tâm lý học thần kinh (TLHTK) là một lĩnh vực chuyên sâu của tâm lýhọc, nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa não và cái tâm lý, về sự chỉ huy của cácphần định khu trên não (vỏ não và các phần dưới vỏ) đối với các chức năng tâm lýcấp cao ở người. Việc học, lĩnh hội kiến thức là một chức năng tâm lý cấp cao, dovậy, một trong các điều kiện cần thiết để “học được” là não bộ phải được phát triểnbình thường, đúng độ tuổi. 1.3. Thực tế, trong các trường tiểu học hiện nay tại Việt Nam và Thế giới,có một số lượng không nhỏ học sinh (khoảng 25%) có khó khăn trong việc học tập, 37 Võ Thị Minh Chítrong lĩnh hội tri thức theo chương trình của nhà trường phổ thông. Đây có thểđược coi là “thách thức” lớn trong các nhà trường, trong đó có nhà trường tiểu học,để nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện nay, các học sinh này, do nhiều lý do khácnhau, đang được xếp vào nhóm học sinh “ngoài luồng” “không tính đến” ở các lớp;kết quả học tập của các em không được coi là minh chứng để bình xét thi đua chogiáo viên chủ nhiệm lớp. 1.4. Các trẻ - học sinh nói trên, theo thuật ngữ chuyên môn của Tổ chức Ytế Thế giới (WHO) là trẻ chậm phát triển trí tuệ ranh giới: ở thời điểm bước vàotrường học phổ thông, các em không có biểu hiện bệnh lý về tâm - thần kinh; cóthể hoà nhập, vô tư chơi đùa cùng với các bạn đồng tuổi; mọi rắc rối chỉ được pháthiện khi các em thực sự bắt đầu với các công việc liên quan đến hoạt động học tập:đọc, viết, làm tính hay giải các bài toán có lời văn. Đặc trưng của những trẻ này là: + Có chỉ số IQ điểm chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 85 (IQ điểm chuẩn = 85>70:thuộc mức chậm phát triển ranh giới (theo công thức tính IQ của Weschler). + Có thể theo học được chương trình phổ thông, nếu như được phát hiện sớmvà được tác động phù hợp với mức độ phát triển của não bộ. + Ở góc độ lâm sàng, đây là những trẻ “có vấn đề” trong nhận thức, biểu hiệnrất đa dạng, cho nên, trong thực tế, có học sinh học kém tính, có em vụng hoặc đọckém.v.v... + Biểu hiện hành vi lệch chuẩn: cũng đa dạng song tuỳ thuộc vào dạng chậmphát triển của các vùng chức năng trên não. Tuy nhiên, trong hoạt động vui chơi,như đã nói ở trên, các biểu hiện này ít được bộc lộ, khó quan sát thấy bằng mắtthường. Như vậy, với tỷ lệ học sinh mắc phải cao (ở các vùng nội ngoại thành Hà Nộicũ, con số này là 18%, theo Võ Thị Minh Chí & Trần Trọng Thủy, 1992, 2002),nhưng cơ hội để theo học được chương trình phổ thông, tiếp tục học nghề cũng rấtlớn. Vấn đề ở đây là làm sao phát hiện ra chính xác các nguyên nhân dẫn đến việchọc kém của học sinh. Khác với học sinh thiểu năng trí tuệ (với học sinh thiểu năngtrí tuệ, các vùng chức năng trên vỏ não đều trong trạng thái chậm phát triển, dovậy khả năng “bù trừ” chức năng của não ở những trẻ này là không có), học sinhchậm phát triển trí tuệ ranh giới là những em có một số vùng chức năng trên vỏ nãochậm phát triển hơn so với các vùng khác; các em vẫn có thể học được nếu đượcphát hiện sớm và được dạy học chỉnh trị (remaidial teaching) để “bù trừ” chức năngcho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng của tâm lý học thần kinh vào phát hiện các nguyên nhân gây khó khăn trong học tập cho học sinh tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 37-46 ỨNG DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC THẦN KINH VÀO PHÁT HIỆN CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Võ Thị Minh Chí Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: minhchi12a4h@yahoo.com Tóm tắt. Nhiệm vụ dạy học để nâng cao chất lượng trong các nhà trường tiểu học là một trong các vấn đề hàng đầu, muôn thuở. Song, trong thực tế, giáo viên trong các nhà trường tiểu học hiện nay, khi giảng dạy đều gặp phải một số học sinh «khó khăn» học tập, tiếp thu bài, thậm chí không học được theo chương trình với các bạn cùng lớp. Nếu những học sinh này còn có khả năng học tập, thì điều trước tiên phải tìm được nguyên nhân chậm tiếp thu ở các em. Các nguyên nhân này, nói cho cùng, do não – cơ quan điều khiển các chức năng tâm lý –nhận thức cấp cao điều khiển có vấn đề. Phương pháp chẩn đoán tâm lý học thần kinh với đặc thù của chuyên ngành sẽ giúp giải quyết vấn đề đặt ra. Sau đây, xin giới thiệu phương pháp chẩn đoán đặc thù của tân lý học thần kinh đã được áp dụng trong chẩn đoán xác định vùng não chậm phát triển dẫn đến nguyên nhân học kém của học sinh.1. Đặt vấn đề 1.1. Ngày nay, vai trò của tâm lý học trong việc trợ giúp và nâng đỡ nhân cáchđã trở thành một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất trong tâm lý học ứng dụng,giúp cho con người thích nghi với xã hội đang sống, tìm ra cách thức và phương tiệnđể gìn giữ những tiềm năng hoạt động, bảo vệ sức khoẻ tâm lý của con người. 1.2. Tâm lý học thần kinh (TLHTK) là một lĩnh vực chuyên sâu của tâm lýhọc, nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa não và cái tâm lý, về sự chỉ huy của cácphần định khu trên não (vỏ não và các phần dưới vỏ) đối với các chức năng tâm lýcấp cao ở người. Việc học, lĩnh hội kiến thức là một chức năng tâm lý cấp cao, dovậy, một trong các điều kiện cần thiết để “học được” là não bộ phải được phát triểnbình thường, đúng độ tuổi. 1.3. Thực tế, trong các trường tiểu học hiện nay tại Việt Nam và Thế giới,có một số lượng không nhỏ học sinh (khoảng 25%) có khó khăn trong việc học tập, 37 Võ Thị Minh Chítrong lĩnh hội tri thức theo chương trình của nhà trường phổ thông. Đây có thểđược coi là “thách thức” lớn trong các nhà trường, trong đó có nhà trường tiểu học,để nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện nay, các học sinh này, do nhiều lý do khácnhau, đang được xếp vào nhóm học sinh “ngoài luồng” “không tính đến” ở các lớp;kết quả học tập của các em không được coi là minh chứng để bình xét thi đua chogiáo viên chủ nhiệm lớp. 1.4. Các trẻ - học sinh nói trên, theo thuật ngữ chuyên môn của Tổ chức Ytế Thế giới (WHO) là trẻ chậm phát triển trí tuệ ranh giới: ở thời điểm bước vàotrường học phổ thông, các em không có biểu hiện bệnh lý về tâm - thần kinh; cóthể hoà nhập, vô tư chơi đùa cùng với các bạn đồng tuổi; mọi rắc rối chỉ được pháthiện khi các em thực sự bắt đầu với các công việc liên quan đến hoạt động học tập:đọc, viết, làm tính hay giải các bài toán có lời văn. Đặc trưng của những trẻ này là: + Có chỉ số IQ điểm chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 85 (IQ điểm chuẩn = 85>70:thuộc mức chậm phát triển ranh giới (theo công thức tính IQ của Weschler). + Có thể theo học được chương trình phổ thông, nếu như được phát hiện sớmvà được tác động phù hợp với mức độ phát triển của não bộ. + Ở góc độ lâm sàng, đây là những trẻ “có vấn đề” trong nhận thức, biểu hiệnrất đa dạng, cho nên, trong thực tế, có học sinh học kém tính, có em vụng hoặc đọckém.v.v... + Biểu hiện hành vi lệch chuẩn: cũng đa dạng song tuỳ thuộc vào dạng chậmphát triển của các vùng chức năng trên não. Tuy nhiên, trong hoạt động vui chơi,như đã nói ở trên, các biểu hiện này ít được bộc lộ, khó quan sát thấy bằng mắtthường. Như vậy, với tỷ lệ học sinh mắc phải cao (ở các vùng nội ngoại thành Hà Nộicũ, con số này là 18%, theo Võ Thị Minh Chí & Trần Trọng Thủy, 1992, 2002),nhưng cơ hội để theo học được chương trình phổ thông, tiếp tục học nghề cũng rấtlớn. Vấn đề ở đây là làm sao phát hiện ra chính xác các nguyên nhân dẫn đến việchọc kém của học sinh. Khác với học sinh thiểu năng trí tuệ (với học sinh thiểu năngtrí tuệ, các vùng chức năng trên vỏ não đều trong trạng thái chậm phát triển, dovậy khả năng “bù trừ” chức năng của não ở những trẻ này là không có), học sinhchậm phát triển trí tuệ ranh giới là những em có một số vùng chức năng trên vỏ nãochậm phát triển hơn so với các vùng khác; các em vẫn có thể học được nếu đượcphát hiện sớm và được dạy học chỉnh trị (remaidial teaching) để “bù trừ” chức năngcho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất lượng dạy học Tâm lý học thần kinh Tâm lý học Ứng dụng tâm lý học thần kinh Tâm lý học sinh Xác định vùng não chậm phát triểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 466 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 1 - Vũ Thị Nho
84 trang 346 7 0 -
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 2
217 trang 271 0 0 -
3 trang 264 0 0
-
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 252 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 1
104 trang 248 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 trang 248 0 0 -
26 trang 241 0 0
-
Tiểu luận môn Tâm lý học: Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người
16 trang 240 0 0