Ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ rừng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2017
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 717.88 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ rừng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2017 tập trung vào việc lập cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng gồm số liệu và các bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ rừng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2017 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011-2017 Đinh Thị Kim Phƣợng1*, Trƣơng Trí Thành2, Nguyễn Đức Trí3 1,2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, Tp. HCM 3 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Tp. HCM *Email: phuongdcbk@gmail.com TÓM TẮT Rừng có vai trò rất lớn trong việc duy trì sự sống. Tuy nhiên, công tác giám sát, quản lý và bảo vệ rừng chưa bao giờ là dễ dàng. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) với lợi thế về phân tích không gian đa lớp sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Trong nghiên cứu này tập trung vào việc lập cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng gồm số liệu và các bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017. Độ che phủ rừng năm 2017 đạt (22,97 %) tăng 14,19 % so với năm 2011 (8,78 %). Cần tiếp tục đầu tư, xây dựng và nâng cấp CSDL về quản lý lớp phủ rừng để nâng cao độ chính xác, đáp ứng yêu cầu xây dựng và thống nhất CSDL về tài nguyên và môi trường. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu, biến động lớp phủ, lớp phủ rừng, GIS trong quản lý tài nguyên, quản lý tài nguyên rừng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là hệ sinh thái đa dạng và giàu tiềm năng nhất trên mặt đất. Hơn hết, rừng còn là lá phổi của toàn nhân loại, bảo vệ cho con người trước những thiên tai, rừng còn là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với tập hợp phong phú các loài động thực vật. Những lợi ích mà rừng đem lại cho con người là vô giá. Chính vì vậy việc quản lý, bảo tồn rừng không chỉ là việc trước mắt mà còn là sự giữ gìn cho thế hệ mai sau. Huyện Xuân Lộc là một huyện miền núi, giáp ranh với bảy huyện thuộc hai tỉnh khác nên tình hình dân cư rất phức tạp, tăng dân số cơ học lớn. Do khó khăn về kinh tế, các hộ dân đến sinh sống ở các xã giáp rừng để thuận tiện cho việc mưu sinh. Việc người dân làm ruộng, rẫy ven rừng và ở trong rừng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý phải cập nhập kịp thời về hiện trạng lớp phủ cũng như diện tích rừng làm cơ sở để xây dựng các phương án, giải pháp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng trong tương lai. 2. DỮ LIỆU VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ 2.1. Khu vực nghiên cứu Huyện Xuân Lộc nằm ở phía đông Nam tỉnh Đồng Nai, huyện được thành lập vào ngày 01/07/1991. Đến đầu năm 2004, thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ “Về việc tái lập Thị xã Long Khánh và thành lập hai huyện mới Cẩm Mỹ và Trảng Bom”, huyện Xuân Lộc tiếp tục được điều chỉnh ranh giới hành chính, huyện đã bàn giao sáu xã về huyện Cẩm Mỹ. Hiện nay diện tích tự nhiên toàn huyện là 727,19 km2, là huyện đứng thứ tư trong toàn tỉnh về diện tích tự nhiên và chiếm 12,34 % diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. 205 The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Địa giới hành chính: + Phía bắc giáp huyện Định Quán. + Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. + Phía đông giáp với tỉnh Bình Thuận. + Phía tây giáp với thị xã Long Khánh. Huyện Xuân Lộc gồm 15 đơn vị hành chính. Là một địa danh nổi tiếng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, Xuân Lộc có thuận lợi là cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh nằm dọc trên quốc lộ 1A, dài 47 km; có đường sắt Bắc - Nam đi qua dài 33 km với ba ga nhỏ; ba đường tỉnh lộ 763, 765, 766. Do đặc thù là một huyện miền núi, lại giáp ranh với hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, nên công tác quản lý đất rừng của huyện gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, thực hiện Thông tư của Bộ Lâm nghiệp số 46-TT/HTX ngày 13/12/1982 hướng dẫn việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể, nhân dân trồng cây gây rừng theo Quyết định số 184-HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Hạt Kiểm lâm Xuân Lộc tiến hành giao đất rừng cho dân chăm sóc và quản lý. Đến nay, có trên 2000 hộ dân nhận khoán đất rừng để trồng và phục hồi với diện tích hơn 7000 ha. Hình 1. Khu vực giao rừng cho dân quản lý. 2.2. Quy trình xử lý dữ liệu 2.2.1. Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu GIS được xây dựng theo mô hình Geodatabase. - Cơ sở dữ liệu nền: Bao gồm các lớp chuyên đề địa chính: ranh giới, sông hồ, giao thông. - Cơ sở dữ liệu chuyên đề: Bản đồ kiểm kê, diễn biến rừng qua các năm và các đối tượng kinh tế - xã hội. 206 Hội n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ rừng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2017 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011-2017 Đinh Thị Kim Phƣợng1*, Trƣơng Trí Thành2, Nguyễn Đức Trí3 1,2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, Tp. HCM 3 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Tp. HCM *Email: phuongdcbk@gmail.com TÓM TẮT Rừng có vai trò rất lớn trong việc duy trì sự sống. Tuy nhiên, công tác giám sát, quản lý và bảo vệ rừng chưa bao giờ là dễ dàng. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) với lợi thế về phân tích không gian đa lớp sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Trong nghiên cứu này tập trung vào việc lập cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng gồm số liệu và các bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017. Độ che phủ rừng năm 2017 đạt (22,97 %) tăng 14,19 % so với năm 2011 (8,78 %). Cần tiếp tục đầu tư, xây dựng và nâng cấp CSDL về quản lý lớp phủ rừng để nâng cao độ chính xác, đáp ứng yêu cầu xây dựng và thống nhất CSDL về tài nguyên và môi trường. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu, biến động lớp phủ, lớp phủ rừng, GIS trong quản lý tài nguyên, quản lý tài nguyên rừng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là hệ sinh thái đa dạng và giàu tiềm năng nhất trên mặt đất. Hơn hết, rừng còn là lá phổi của toàn nhân loại, bảo vệ cho con người trước những thiên tai, rừng còn là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với tập hợp phong phú các loài động thực vật. Những lợi ích mà rừng đem lại cho con người là vô giá. Chính vì vậy việc quản lý, bảo tồn rừng không chỉ là việc trước mắt mà còn là sự giữ gìn cho thế hệ mai sau. Huyện Xuân Lộc là một huyện miền núi, giáp ranh với bảy huyện thuộc hai tỉnh khác nên tình hình dân cư rất phức tạp, tăng dân số cơ học lớn. Do khó khăn về kinh tế, các hộ dân đến sinh sống ở các xã giáp rừng để thuận tiện cho việc mưu sinh. Việc người dân làm ruộng, rẫy ven rừng và ở trong rừng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý phải cập nhập kịp thời về hiện trạng lớp phủ cũng như diện tích rừng làm cơ sở để xây dựng các phương án, giải pháp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng trong tương lai. 2. DỮ LIỆU VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ 2.1. Khu vực nghiên cứu Huyện Xuân Lộc nằm ở phía đông Nam tỉnh Đồng Nai, huyện được thành lập vào ngày 01/07/1991. Đến đầu năm 2004, thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ “Về việc tái lập Thị xã Long Khánh và thành lập hai huyện mới Cẩm Mỹ và Trảng Bom”, huyện Xuân Lộc tiếp tục được điều chỉnh ranh giới hành chính, huyện đã bàn giao sáu xã về huyện Cẩm Mỹ. Hiện nay diện tích tự nhiên toàn huyện là 727,19 km2, là huyện đứng thứ tư trong toàn tỉnh về diện tích tự nhiên và chiếm 12,34 % diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. 205 The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Địa giới hành chính: + Phía bắc giáp huyện Định Quán. + Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. + Phía đông giáp với tỉnh Bình Thuận. + Phía tây giáp với thị xã Long Khánh. Huyện Xuân Lộc gồm 15 đơn vị hành chính. Là một địa danh nổi tiếng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, Xuân Lộc có thuận lợi là cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh nằm dọc trên quốc lộ 1A, dài 47 km; có đường sắt Bắc - Nam đi qua dài 33 km với ba ga nhỏ; ba đường tỉnh lộ 763, 765, 766. Do đặc thù là một huyện miền núi, lại giáp ranh với hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, nên công tác quản lý đất rừng của huyện gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, thực hiện Thông tư của Bộ Lâm nghiệp số 46-TT/HTX ngày 13/12/1982 hướng dẫn việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể, nhân dân trồng cây gây rừng theo Quyết định số 184-HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Hạt Kiểm lâm Xuân Lộc tiến hành giao đất rừng cho dân chăm sóc và quản lý. Đến nay, có trên 2000 hộ dân nhận khoán đất rừng để trồng và phục hồi với diện tích hơn 7000 ha. Hình 1. Khu vực giao rừng cho dân quản lý. 2.2. Quy trình xử lý dữ liệu 2.2.1. Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu GIS được xây dựng theo mô hình Geodatabase. - Cơ sở dữ liệu nền: Bao gồm các lớp chuyên đề địa chính: ranh giới, sông hồ, giao thông. - Cơ sở dữ liệu chuyên đề: Bản đồ kiểm kê, diễn biến rừng qua các năm và các đối tượng kinh tế - xã hội. 206 Hội n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học môi trường Biến động lớp phủ Lớp phủ rừng GIS trong quản lý tài nguyên Quản lý tài nguyên rừngGợi ý tài liệu liên quan:
-
53 trang 311 0 0
-
12 trang 286 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 170 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 133 0 0 -
KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀKỸ XOÀI RA HOA
2 trang 107 0 0 -
103 trang 102 0 0
-
117 trang 99 0 0
-
70 trang 85 0 0
-
92 trang 80 0 0
-
86 trang 75 1 0