Danh mục

Ứng dụng GIS thành lập bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học vùng ven biển tỉnh Trà Vinh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng ven biển (VVB) tỉnh Trà Vinh được dự báo sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực bởi các tác động tự nhiên và nhân sinh, trong đó tài nguyên sinh học VVB Trà Vinh với hệ sinh thái đa dạng là đối tượng nhạy cảm và chịu tác động khi có tai biến và sự cố xảy ra. Việc xây dựng bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học cho VVB Trà Vinh bằng hệ thống thông tin địa lý là cơ sở cho công tác quy hoạch tổng thể và có các chính sách bảo vệ đa dạng sinh học nên được ưu tiên áp dụng cho từng vùng khi có tai biến hay sự cố xảy ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS thành lập bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học vùng ven biển tỉnh Trà Vinh Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000153 ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TÀI NGUYÊN SINH HỌC VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH Trịnh Hồng Phương 1, Bùi Thanh Hoàng 2, Lưu Thế Long 2, Nguyễn Trường Ngân 3 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, phuong.envigeo@gmail.com 2 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, bth2402@gmail.com, long.luu2003ldbd@gmail.com 3 Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, nguyentruongngan@gmail.com TÓM TẮT Vùng ven biển (VVB) tỉnh Trà Vinh được dự báo sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực bởi các tác động tự nhiên và nhân sinh, trong đó tài nguyên sinh học VVB Trà Vinh với hệ sinh thái đa dạng là đối tượng nhạy cảm và chịu tác động khi có tai biến và sự cố xảy ra. Việc xây dựng bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học cho VVB Trà Vinh bằng hệ thống thông tin địa lý là cơ sở cho công tác quy hoạch tổng thể và có các chính sách bảo vệ đa dạng sinh học nên được ưu tiên áp dụng cho từng vùng khi có tai biến hay sự cố xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khu vực có mức độ nhạy cảm rất cao là xã Trường Long Hòa và Hiệp Thạnh; khu vực có mức độ nhạy cảm cao gồm các xã Hiệp Thạnh, Đông Hải; khu vực nhạy cảm trung bình, bao gồm các xã Dân Thành, Long Vĩnh, Đông Hải và Mỹ Long Nam; những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp. Từ khóa: bản đồ nhạy cảm, tài nguyên sinh học, vùng ven biển Trà Vinh, GIS. 1. GIỚI THIỆU Vùng ven biển (VVB) tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích 93.920 ha hay còn được gọi là vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. Hệ sinh thái VVB Trà Vinh khá đa dạng với 6 kiểu hệ sinh thái (HST): HST rừng phòng hộ, HST vùng cửa sông, HST sông rạch, HST ven bờ biển, HST biển và HST nông nghiệp. Các khu vực “trọng điểm nhạy cảm” là những khu vực với các hệ sinh thái tự nhiên ven biển giàu tài nguyên sinh vật; các khu này đang chịu nhiều tác động tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, từ hoạt động kinh tế, xã hội, từ biến đổi khí hậu dẫn đến suy thoái tài nguyên sinh vật. Những hoạt động này có thể là hợp pháp (chuyển đổi sử dụng đất từ rừng gập mặn sang nuôi trồng thủy sản, tác động của các khu vực kinh tế lân cận khu bảo tồn, thay đổi chính sách đầu tư, bảo tồn) hoặc phi pháp (khai thác trái phép, không hợp lý…). Các tác động này đang gây ra ảnh hưởng tới các hệ sinh thái (HST) tự nhiên, nhân tạo. Nghiên cứu lựa chọn các khu vực trọng điểm nhạy với các tai biến, rủi ro môi trường trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí xác định độ nhạy cảm sinh học được đề cập trong nghiên cứu này là diện tích rừng, diện tích nuôi thủy sản và đa dạng sinh học. Bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học được thành lập dựa trên cơ sở sử dụng kỹ thuật Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để tổng hợp ba lớp thông tin: diện tích rừng, diện tích nuôi trồng thủy sản và đa dạng sinh học. Kết quả đã phân vùng nghiên cứu thành 4 khu vực với các mức độ nhạy cảm về tài nguyên sinh học là: khu vực nhạy cảm rất cao, khu vực nhạy cảm cao, khu vực nhạy cảm trung bình và khu vực nhạy cảm thấp. 2. PHƢƠNG PHÁP 2.1. Phân tích phân cấp (Gán trọng số bằng phương pháp nghịch đảo thứ tự) Phân cấp phân tích là phương pháp hỗ trợ quyết định với nhiều chỉ tiêu, sử dụng cấu trúc phân cấp để biểu diễn các vấn đề và đưa ra mức độ ưu tiên hoặc quan trọng đối với các phương án lựa chọn, dựa trên phân tích ý kiến chuyên gia. 353 Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 Bảng 1. Phân cấp yếu tố đánh giá mức độ nhạy cảm tài nguyên sinh học VVB tỉnh Trà Vinh. Chỉ số Yếu tố Phân cấp nhạy cảm tai biến S1. Diện tích rừng Thấp, trung bình, cao, rất cao S. Nhạy cảm tài S2. Diện tích nuôi thủy sản Thấp, trung bình, cao nguyên sinh học S3. Đa dạng sinh học Thấp, trung bình, cao, rất cao 2.2. Chuẩn hóa thang đo các thông số Các thông số có đơn vị khác nhau, để chuẩn hóa chúng lại cùng một thang đo để có thể chồng lớp và xây dựng bản đồ tổng hợp, chúng tôi sử dụng hai công thức chuẩn hóa của UNDP (2015) như sau: - Đối với các thông số có dấu kỳ vọng (+), tức là giá trị đo được càng lớn thì càng tốt, công thức chuẩn hóa được sử dụng là: - Đối với các thông số có dấu kỳ vọng (-), tức là giá trị đo được càng lớn thì càng xấu, công thức chuẩn hóa được sử dụng là: 2.3. Phân tích tổ hợp trọng số tuyến tính (WLC) Chỉ số đánh giá các vị trí phù hợp là tổng của điểm tiêu chuẩn sau khi đã chuẩn hóa đối với các chỉ tiêu và trọng số mức độ quan trọng của chúng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: