Danh mục

Ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chí trong đánh giá tổng hợp thoái hóa tiềm năng ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 559.78 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết này thông qua ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chí nhằm tiến hành đánh giá thoái hóa đất và thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng với tỉ lệ 1/50.000, góp phần xây dựng cơ sở khoa học sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên cơ sở đánh giá tổng hợp thoái hóa đất tiềm năng, cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng hợp lý lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Mời các bạn cung tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chí trong đánh giá tổng hợp thoái hóa tiềm năng ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ TRONG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THOÁI HÓA TIỀM NĂNG Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Đàn1, Nguyễn Hoàng Sơn 2, Phan Anh Hằng3 1 Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 2Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, 3Đại học Huế. Khoa địa lí, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Mục đích của bài báo này thông qua ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chí nhằm tiến hành đánh giá thoái hóa đất và thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng với tỉ lệ 1/50.000, góp phần xây dựng cơ sở khoa học sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên cơ sở đánh giá tổng hợp thoái hóa đất tiềm năng, cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng hợp lý lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả: Đất thoái hóa nhẹ (TTH1) có 120130.57 ha, chiếm 33.47% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung nhiều nhất ở phía đông khu vực nghiên cứu; thoái hóa trung bình (TTH2) có 88605.81 ha, chiếm 36.96 % DTTN, phân bố rải rác tại khu vực nghiên cứu; thoái hóa mạnh (TTH3) có 17459.49 ha, chiếm 36.96 % DTTN, tập trung nhiều nhất ở phía tây khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thể hiện trên bản đồ đã khẳng định đa số diện tích đất tại khu vực nghiên cứu đang ở mức thoái hóa trung bình và thoái hóa nặng. Đánh giá này cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nhanh chóng các biện pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiểu thoái hóa đất. Từ khóa: Thoái hóa tiềm năng, miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, GIS, MCE ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa đất đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu. Các nghiên cứu từ rất sớm của nhiều tác giả trên thế giới và ở Việt Nam đã xác định rõ thoái hóa đất là kết quả của thoái hóa tiềm năng đất và thoái hóa đất hiện tại. Phần lớn diện tích miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế có độ dốc lớn >150; TPCG chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình; độ dày tầng đất mỏng nên quá trình thoái hóa phổ biến là xói mòn; sạt lở, trượt lở đất đá nhất là vào mùa mưa lũ. Ở khu vực miền núi Thừa Thiên Huế hiện nay, các tai biến thiên nhiên (như lũ quét, lũ bùn đám trượt lở đất) cũng thường xuyên xảy ra, làm cho đất ngày càng thoái hóa và mất khả năng sản xuất. Diện tích đát xói mòn trơ sỏi đá và đồi núi trọc ngày càng gia tăng. Các quá trình phát sinh và thoái hóa đất cũng đa dạng và phức tạp: quá trình bồi lấp, quá trình feralit - laterit, quá trình mùn hóa, xói mòn - rửa trôi bạc màu, quá trình trượt lở, sập lở cũng là những nguyên nhân làm cho đất bị bào mòn và thoái hóa. Do đó, việc “Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa tiềm năng đất ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm xác định mức độ tiềm năng thoái hóa làm cơ sở đề xuát giải pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiểu thoái hóa đất là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. I. NGUỒN SỐ LIỆU Nguồn số liệu để xây dựng bài báo này bao gồm: bản đồ địa chất tỉnh Thừa Thiên Huế tỉ lệ 1/100.000 do Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp cung cấp [1,3]; (2) Mô hình độ cao kỹ thuật số SRTM DEM, độ phân giải không gian 90m. srtm.csi.cgiar.org/ SELMENT/ inputCoord.asp, từ bản đồ DEM thu thập được dữ liệu địa hình, độ dốc địa hình; (3) Sử dụng số liệu quan trắc từ năm 1990 - 2015 của các trạm khí tượng thủy văn trong tỉnh Thừa Thiên 1 Tác giả liên hệ - ĐT: 01223322866 Email: trantuyet.iesd@gmail.com Huế để tính toán bằng tỷ số giữa lượng mưa trung bình tháng với lượng bốc hơi tiềm năng. (4) Nhóm tác giả còn thu thập các số liệu liên quan về kinh tế xã hội như bản đồ mật độ dân số, số liệu thu nhập bình quân và hiện trạng khai thác các điểm mỏ quặng của các huyện thuộc khu vực nghiên cứu [2]. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin Phương pháp điều tra thu thập thứ cấp: thu thập và xử lý các nguồn số liệu và tài liệu có sẵn tại khu vực nghiên cứu bao gồm: số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ gió...; các nguồn số liệu về điều kiên tự nhiên, tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp; Số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội; Các nguồn số liệu liên quan đến các loại hình thoái hóa đất. Phương pháp điều tra thu thập thứ cấp: điều tra các loại hình thoái hóa đất ngoài thực địa tại các khu vực trong vùng nghiên cứu. 2.2. Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCE) Bước 1: Xác định mức độ quan trọng các yếu tố: Phân tích thứ bậc (AHP-Analytical Hierarchy Process) có thể đưa ra những quyết định, sắp xếp thứ tự của những chỉ tiêu xem xét và nhờ vào đó người quyết định có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất (Saaty, T.L, 1980; Saaty, R.W, 1987; Saaty and Vargas, 2001) [4]. Dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của chuyên gia, các trị số so sánh các yếu tố sẽ được gán theo thang điểm so sánh mức độ ưu tiên của Saaty (1980) , (bảng 1) Bảng 1. Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các yếu tố N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: