Danh mục

Ứng dụng GIS và thuật toán nội suy XY dựng bản đồ chất lượng nước suối Nậm Pàn Chảy qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 742.25 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xây dựng bản đồ phân bố không gian nồng độ các chỉ tiêu chất lượng nước mặt theo quy trình kỹ thuật Quốc gia (QCVN) dựa vào 11 mẫu quan trắc tại khu vực suối Nậm Pàn chảy qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán nội suy không gian...


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS và thuật toán nội suy XY dựng bản đồ chất lượng nước suối Nậm Pàn Chảy qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn LaQuản lý Tài nguyên rừng & Môi trường ỨNG DỤNG GIS VÀ THUẬT TOÁN NỘI SUY XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NẬM PÀN CHẢY QUA HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Nguyễn Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thanh Hưng2, Nguyễn Hải Hòa3, Nguyễn Tuấn Phương4 1 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Sơn La 3,4 Trường Đại học Lâm nghiệp 2 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xây dựng bản đồ phân bố không gian nồng độ các chỉ tiêu chất lượng nước mặt theo Quy trình kỹ thuật Quốc gia (QCVN) dựa vào 11 mẫu quan trắc tại khu vực suối Nậm Pàn chảy qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán nội suy không gian. Các thông số đánh giá chất lượng nước mặt của khu vực nghiên cứu đa phần trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT. Cụ thể, pH có giá trị dao động từ 6,9 - 7,1; nồng độ TSS dao động từ 14 - 22 mg/l; DO dao động từ 5,0 - 5,2 mg/l; COD dao động từ 12 - 18 mg/l; BOD5 dao động từ 4 - 8 mg/l; P-PO4 dao động từ 0,04 - 0,12 mg/l; N-NH4 dao động từ 0,2 - 0,35 mg/l; Coliform dao động từ 700 - 1300 MPN/100 ml và nồng độ E.Coli có giá trị dao động từ 100 - 200 MPN/100 ml. Kết quả thành lập được bản đồ phân bố chất lượng nước mặt bằng phương pháp nội suy (IDW) cho thấy phương pháp nội suy có giá trị sai số thấp so với kết quả phân tích mẫu, do vậy phương pháp này đều có thể sử dụng để xây dựng bản đồ nội suy chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu. Từ khóa: GIS, Mai Sơn, nước mặt, suối Nậm Pàn, thuật toán nội suy. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những năm gần đây môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, do vậy việc đánh giá chất lượng môi trường thực sự rất cần thiết và đang là chủ đề nóng nhận được nhiều sự quan tâm của các ban, ngành của các lĩnh vực khác nhau. Theo báo cáo của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở TN&MT Sơn La (2017) cho thấy môi trường nước mặt cơ bản cũng có chất lượng khá tốt với nhiều sông, suối, hồ nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Song, cục bộ tại một số điểm như suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, suối Muội thuộc huyện Thuận Châu, suối Nậm La thuộc TP Sơn La… đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, do sự tiếp nhận nước thải sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các khu dân cư. Chất lượng môi trường nước dưới đất tại một số vị trí cũng có dấu hiệu ô nhiễm bởi thủy ngân, amoni, xianua… và ô nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do nước dưới đất hầu hết lấy tại giếng nước của các hộ gia đình trong các khu dân cư. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nguồn nước này không được che đậy, đường ống dẫn nước không được vệ sinh nên dễ nhiễm khuẩn (Trung tâm Quan trắc TN&MT Sơn La, 2016; Sở TN&MT Sơn La, 2017). Với một địa bàn rộng như huyện Mai Sơn và suối Nậm Pàn lại có chiều dài khá lớn lên tới 90 km thì rất khó để tránh khỏi những tồn tại nhất định trong công tác quản lý nên một số cá nhân hay tập thể lợi dụng xả thải trực tiếp mà không qua xử lý khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm (UBND Mai Sơn, 2017a; 2017b). Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với ưu điểm là đánh giá chất lượng nước một cách nhanh chóng thì công nghệ GIS và thuật toán nội suy sử dụng phần mềm ArcGIS và thuật toán nội suy IDW để ước tính các thông số chất lượng nước sẽ giúp ta dễ dàng quản lý môi trường và nguồn nước một cách toàn diện. Để góp phần giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng GIS và thuật toán nội suy không gian xây dựng bản đồ chất lượng nước suối Nậm Pàn chảy qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” với hai TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 77 Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường điểm chính: Một là, đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu thông qua 11 mẫu nước phân tích; Hai là, xây dựng bản đồ nội suy chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các thông số về chất lượng nước mặt khu vực suối Nậm Pàn bao gồm: pH, độ đục, TSS, DO, COD, BOD, N-NH4, P-PO4, Coliform, E.Coli, NO2- tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 2.1. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp Công trình này sử dụng các dữ liệu thứ cấp gồm dữ liệu nền địa lý, các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, các số liệu của các đề tài và dự án nghiên cứu có liên quan. 2.2. Phương pháp điều tra sơ cấp Tiến hành lấy mẫu và sử dụng 11 mẫu nước mặt được thu thập tại suối Nậm Pàn, huyện Mai Sơn (Hình 1). Vị trí mỗi mẫu cách nhau khoảng 100 - 250 m. Các mẫu được xử lý và phân tích theo quy chuẩn hiện hành của Việt Nam (Hình 2). Các mẫu nước được lấy ngoài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: