Danh mục

Ứng dụng hồ sơ điện tử trong đánh giá dạy và học trên nền tảng số

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.78 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả triển khai công cụ quản lý hồ sơ điện tử thay thế cho hồ sơ giấy truyền thống. Trong thực nghiệm này, chúng tôi cũng sẽ thảo luận về cách tiếp cận tích hợp hệ thống Mahara với hệ thống E-Learning nhằm giúp giảng viên, sinh viên tăng cường cộng tác trong quá trình học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng hồ sơ điện tử trong đánh giá dạy và học trên nền tảng số ỨNG DỤNG HỒ SƠ ĐIỆN TỬ TRONG ĐÁNH GIÁ DẠY VÀ HỌC TRÊN NỀN TẢNG SỐ Nguyễn Tấn Lộc 1 1. Ban đề án chuyển đổi số, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong quản lý chất lượng đào tạo đại học, hồ sơ học tập của sinh viên là nguồn dữ liệurất quan trọng đối với bộ phận quản lý chuyên môn. Bằng cách theo dõi, phân tích thành phầndữ liệu sẽ giúp các nhà quản lý tiếp cận quá trình hoạt động học tập từ năm nhất cho đến khisinh viên tốt nghiệp. Đối với từng sinh viên sẽ có kế hoạch học tập cụ thể khác nhau nhằm nângcao chất lượng học tập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận hồ sơ để tìm kiếm ứngviên phù hợp dựa trên các kỹ năng, quá trình tích luỹ kinh nghiệm được sinh viên mô tả tronghồ sơ. Trong bài báo này, chúng tôi triển khai công cụ quản lý hồ sơ điện tử thay thế cho hồ sơgiấy truyền thống. Trong thực nghiệm này, chúng tôi cũng sẽ thảo luận về cách tiếp cận tíchhợp hệ thống Mahara với hệ thống E-Learning nhằm giúp giảng viên, sinh viên tăng cườngcộng tác trong quá trình học tập. Từ khoá: e-portfolio, e-learning, mahara,smartevidence.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng, phản ánh quá trình phát triển cá nhâncủa từng sinh viên, dựa trên cơ sở kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo, cơ sở giáo dục thựchiện cải tiến chương trình đào tạo, tăng cơ hội việc làm và thúc đẩy đổi mới trong giáo dục đạihọc, làm thế nào để các nhà quản lý trả lời những câu hỏi quan trọng về chất lượng dạy và học,đo lường kết quả học tập của sinh viên là một điều không đơn giản. Chẳng hạn như (1) Có bao nhiêu sinh viên ngành học X đạt các chuẩn đầu ra (Learning Outcome)? (2) Hoặc có bao nhiêu sinh viên ngành X đáp ứng kỹ năng về năng lực nghề nghiệp ? (3) làm thế nào để theo dõi quá trình học tập và đánh giá các kỹ năng xuyên suốt, phảnánh một cách công bằng, đáng tin cậy? Để có cở sở trả lời các câu hỏi liên quan nêu trên, các bộ phận chuyên môn phải dựa trênhồ sơ quá trình học tập của sinh viên, dựa trên dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giávà rút ra các kết luận về mức độ tiến bộ hay thụt lùi của sinh viên tương ứng chuỗi liên kết cáchoạt động của sinh viên xuyên suốt trong thời gian học tập tại trường.Hiện nay, các cơ sở giáodục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ dạy học số, giúp tiếp cận giáo dục dễ dàng hơn trong nhiềukhía cạnh, nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy cho giáo viên và học sinh. Một số côngtrình nghiên cứu đã được triển khai phân tích ,đo lường mức độ kết quả học tập của sinh viên(Ritzhaupt, Singh, Seyferth, & Dedrick, 2008), xây dựng hồ sơ dạy trực tuyến sử dụng công cụmã nguồn mở Mahara (Sharidatul Akma, 2012), công việc xác định các nhân tố ảnh hưởng,thành phần dữ liệu để xây dựng hồ sơ học tập là rất cần thiết, từ lúc khởi tạo hồ sơ ban đầu và 470đánh giá đầy đủ xuyên suốt quá trình kết quả đào tạo dựa trên các minh chứng tích luỹ trongtừng khoá học, thực tập trong và ngoài trường. Trong thực nghiệm này, chúng tôi xây dựng vàtriển khai khuôn mẫu hồ sơ điện tử e-portfolio, đồng thời phân tích một số cơ hội, thách thứcvà rào cản liên quan đến việc ứng dụng e-portfolio cho sinh viên và giảng viên tại trường Đạihọc Thủ Dầu Một.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trong những năm gần đây, e-portfolio được các trường đại học xây dựng và phát triển nhưmột cách tiếp cận hiệu quả để quản lý kết quả đánh giá học viên trong môi trường dạy học số(Chatham-Carpenter, Seawel, & Raschig, 2009). Hồ sơ điện tử mang lại nhiều lợi ích so với cáctiếp cận truyền thống, nó có khả năng lưu trữ nhiều loại phương tiện , tài liệu khác nhau, dễ cậpnhật và cho phép cộng tác phát triển giữa các bên liên quan. Trong phạm vi thực nghiệm này,chúng tôi chỉ xây dựng hồ sơ eportfolio phục vụ cho người học, và theo dõi quản lý đánh giá quátrình học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng. E-portfolio là nơi để sinh viên thể hiện năng lực của mình với các bên liên quan cộng tác(bạn bè, giảng viên, nhà tuyển dụng), là nơi chia sẻ các dự án, tài liệu và phản ánh các hoạtđộng học tập đạt được trong các khoá học và đối sánh với các tiêu chí chuần đầu ra của chươngtrình đào tạo trong môi trường học tập cộng tác (H. Bryant & Chittum, 2013). Ngoài ra, e-portfolio được đề xuất như một cách thức quản lý chuyển giao kỹ năng nghềnghiệp, là một cách tiếp cận để giới thiệu bản thân với các nhà tuyển dụng (Yu, 2012), dựa trênhồ sơ học tập cá nhân các nhà tuyển dụng có thể đánh giá và tìm được các ứng viên phù hợpcho vị trí nghề nghiệp mà doanh nghiệp mong đợi. Các nhà tuyển dụng đánh giá và quan tâmnhiều hơn đến minh chứng về thành tích, các năng lực chuyên ngành đáp ứng các tiêu chuẩn kỹnăng nghề nghiệp mong đợi thay vì chỉ xem xét thành tích bảng điểm học tập của sinh viên.Những khả năng này được sinh viên thể hiện bằng các kỹ năng viết, hiểu, trải nghiệm thực tếvà đặc tính cá nhân được minh chứng trong hồ sơ (Chouc & Calvo, 2010). Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu (Nguyen Thi Khanh Hong,2022) triển khai thí điểmhồ sơ điện tử, nhóm tác giả đã có cơ hội tiếp cận sâu hơn về ứng dụng E-Portfolio trong học tậpthông qua dự án EMVITET, nhóm nghiên cứu nhận thức rõ lợi ích của e-portfolio như pháttriển kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng tự học, tạo động lực học tập cho sinh viên. E-portfolio khôngchỉ được sử dụng để ghi nhận năng lực của sinh viên mà còn dùng để đánh giá năng lực chấtlượng giảng viên cả về kiến thức và kỹ năng giảng dạy thực tế (Do Thanh Toan, 2014). Nghiêncứu sử dụng WIX để tạo hồ sơ điện tử trong dạy học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại họcGiao thông Vận tải ( Phạm Thi Bich Hanh, 2020), Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy ngoại ngữ: hồ sơ khoa học dưới dạng điện tử của sinh viên (T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: