Ứng dụng hợp đồng thông minh 'smart contract' trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế - Phân tích pháp lý
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 284.45 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, phạm vi nghiên cứu về hợp đồng thông minh sẽ giới hạn lại trong khung pháp lý quốc tế dành cho các giao dịch mua bán hàng hóa - Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng hợp đồng thông minh “smart contract” trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế - Phân tích pháp lý Ứng dụng hợp đồng thông minh “smart contract” trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế - Phân tích pháp lý ThS Trần Diệu My1 Tóm tắt: Chúng ta đang ở một thời kỳ mà khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và đem lại những sự thay đổi lớn lao cho các quan hệ kinh tế chính trị xã hội. Điều này không chỉ dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà đã và đang hiện hữu trong các mối quan hệ xuyên biên giới. Mặc dù ý tưởng smart contract đã tồn tại từ những năm 90, khi học giả Nick Szabo lần đầu tiên định nghĩa thuật ngữ này, việc thực thi nó vẫn còn không rõ ràng về mặt pháp lý đặc biệt trong bối cảnh mua bán hàng hóa quốc tế, đơn giản vì vẫn chưa có đủ công nghệ và môi trường thích hợp để hiện thực hóa nó. Hiện nay, khái niệm hợp đồng thông minh (smart contract) ngày càng được nhấc tới và ngày càng có xu hướng được cân nhắc ứng dụng hơn vào những giao dịch quốc tế truyền thống. Câu hỏi đặt ra rằng, liệu các quy định pháp lý quốc tế hiện hành có thể điều chỉnh những biến đổi, cũng như những tranh chấp nảy sinh trong các mối quan hệ thương mại do công nghệ mới này đem lại không? Để trả lời cho vấn đề này, trước tiên, tác giả sẽ khái quát cũng như định nghĩa rõ ràng “hợp đồng thông minh” là gì, sau đó phân tích dưới góc độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và chỉ ra các vấn đề pháp lý sẽ phát sinh khi áp dụng hợp đồng thông minh theo Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG). Như vậy, trong bài viết này, phạm vi nghiên cứu về hợp đồng thông minh sẽ giới hạn lại trong khung pháp lý quốc tế dành cho các giao dịch mua bán hàng hóa - Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL). Ngoài ra, nghiên cứu cũng mặc định đối tượng tham gia smart contract nằm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 1 CISG và các bên đã chọn CISG làm luật hiện hành. Abstract: We are in a period when science and technology develop strongly and bring significant changes to socio-economic relations. This is not limited to only one country, but has been and is existing in cross-border relationships. Although the idea of smart contracts has existed since the 90s, its implementation is still legally unclear 1 Khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) 92 especially in the international context of buying and selling of goods, simply because there are still not enough suitable technologies and environments to realize it. Currently, the concept of the smart contract is increasingly picked up and tends to be considered more and more applied to traditional international transactions. The question is whether current international legal regulations regulate the changes and disputes arising in commercial relationships brought about by this new technology? Firstly, the author will give a clear definition of “smart contract”, then thoroughly analyze it from a legal perspective on international contracts for the sale of goods, as well as legal problems arising when applying smart contracts under CISG. The scope of the study will place smart contracts within the international legal framework for the sale of goods - the United Nations Convention on the International Sale of Goods 1980 (CISG), developed by the United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL). In addition, the research setting limits itself to the subject matter of smart contracts that fall within the scope of Article 1 of the CISG, and to the parties who have chosen CISG as the current law. Keywords: blockchain, digital trade, international trade, smart contract 1. Giới thiệu về Smart Contract Vậy “smart contract” là gì? Theo Szabo (1996), hợp đồng thông minh là một tập hợp các hứa hẹn, thỏa thuận mà các bên trong hợp đồng thực thi thông qua các chương trình phần mềm trên mạng máy tính. Vào cuối thế kỷ XX, Szabo đã nêu ra những nguyên tắc hoạt động chính nhưng khái niệm “hợp đồng thông minh” chỉ thực sự được chú trọng khi công nghệ Blockchain ra đời và phát triển. Thuật ngữ “smart contract” trở nên phổ biến hơn từ năm 2015 khi mạng lưới Ethereum chính thức ra đời (Buterin, 2014). Ethereum (ETH) là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh (kịch bản), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến. Nền tảng này bao gồm một máy ảo hoàn toàn Turing - Ethereum Virtual Machine (EVM), có thể thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính Ethereum. Việc phát 93 triển ETH ban đầu được tài trợ qua hình thức crowd funding (hay còn gọi là tài trợ đám đông) và hệ thống này được khởi tạo vào tháng 7 năm 2015. (Lê Anh, 2021) Từ khi Ethereum xuất hiện, hợp đồng thông minh được ứng dụng nhiều hơn vào đời sống. Tuy nhiên, đến hiện tại, trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về hợp đồng thông minh. Dưới góc độ kỹ thuật, nó được định nghĩa là một “computerized transaction protocol that executes the terms of a contract” (Shaikh & Lashari, 2017), có thể hiểu như là một công thức giao dịch được máy tính hóa, và máy tính sẽ thực thi các điều khoản của hợp đồng. Đơn giản hơn, hợp đồng thông minh là các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được mã hóa và được thực thi một phần một cách tự động hoặc hoàn toàn tự động (Hourani, 2017). Nói cách khác nữa, đây là các mã phần mềm hoặc thuật toán được nhúng vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng sử dụng cho nhiều loại giao dịch điện tử tự thực hiện một phần ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng hợp đồng thông minh “smart contract” trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế - Phân tích pháp lý Ứng dụng hợp đồng thông minh “smart contract” trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế - Phân tích pháp lý ThS Trần Diệu My1 Tóm tắt: Chúng ta đang ở một thời kỳ mà khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và đem lại những sự thay đổi lớn lao cho các quan hệ kinh tế chính trị xã hội. Điều này không chỉ dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà đã và đang hiện hữu trong các mối quan hệ xuyên biên giới. Mặc dù ý tưởng smart contract đã tồn tại từ những năm 90, khi học giả Nick Szabo lần đầu tiên định nghĩa thuật ngữ này, việc thực thi nó vẫn còn không rõ ràng về mặt pháp lý đặc biệt trong bối cảnh mua bán hàng hóa quốc tế, đơn giản vì vẫn chưa có đủ công nghệ và môi trường thích hợp để hiện thực hóa nó. Hiện nay, khái niệm hợp đồng thông minh (smart contract) ngày càng được nhấc tới và ngày càng có xu hướng được cân nhắc ứng dụng hơn vào những giao dịch quốc tế truyền thống. Câu hỏi đặt ra rằng, liệu các quy định pháp lý quốc tế hiện hành có thể điều chỉnh những biến đổi, cũng như những tranh chấp nảy sinh trong các mối quan hệ thương mại do công nghệ mới này đem lại không? Để trả lời cho vấn đề này, trước tiên, tác giả sẽ khái quát cũng như định nghĩa rõ ràng “hợp đồng thông minh” là gì, sau đó phân tích dưới góc độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và chỉ ra các vấn đề pháp lý sẽ phát sinh khi áp dụng hợp đồng thông minh theo Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG). Như vậy, trong bài viết này, phạm vi nghiên cứu về hợp đồng thông minh sẽ giới hạn lại trong khung pháp lý quốc tế dành cho các giao dịch mua bán hàng hóa - Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL). Ngoài ra, nghiên cứu cũng mặc định đối tượng tham gia smart contract nằm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 1 CISG và các bên đã chọn CISG làm luật hiện hành. Abstract: We are in a period when science and technology develop strongly and bring significant changes to socio-economic relations. This is not limited to only one country, but has been and is existing in cross-border relationships. Although the idea of smart contracts has existed since the 90s, its implementation is still legally unclear 1 Khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) 92 especially in the international context of buying and selling of goods, simply because there are still not enough suitable technologies and environments to realize it. Currently, the concept of the smart contract is increasingly picked up and tends to be considered more and more applied to traditional international transactions. The question is whether current international legal regulations regulate the changes and disputes arising in commercial relationships brought about by this new technology? Firstly, the author will give a clear definition of “smart contract”, then thoroughly analyze it from a legal perspective on international contracts for the sale of goods, as well as legal problems arising when applying smart contracts under CISG. The scope of the study will place smart contracts within the international legal framework for the sale of goods - the United Nations Convention on the International Sale of Goods 1980 (CISG), developed by the United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL). In addition, the research setting limits itself to the subject matter of smart contracts that fall within the scope of Article 1 of the CISG, and to the parties who have chosen CISG as the current law. Keywords: blockchain, digital trade, international trade, smart contract 1. Giới thiệu về Smart Contract Vậy “smart contract” là gì? Theo Szabo (1996), hợp đồng thông minh là một tập hợp các hứa hẹn, thỏa thuận mà các bên trong hợp đồng thực thi thông qua các chương trình phần mềm trên mạng máy tính. Vào cuối thế kỷ XX, Szabo đã nêu ra những nguyên tắc hoạt động chính nhưng khái niệm “hợp đồng thông minh” chỉ thực sự được chú trọng khi công nghệ Blockchain ra đời và phát triển. Thuật ngữ “smart contract” trở nên phổ biến hơn từ năm 2015 khi mạng lưới Ethereum chính thức ra đời (Buterin, 2014). Ethereum (ETH) là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh (kịch bản), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến. Nền tảng này bao gồm một máy ảo hoàn toàn Turing - Ethereum Virtual Machine (EVM), có thể thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính Ethereum. Việc phát 93 triển ETH ban đầu được tài trợ qua hình thức crowd funding (hay còn gọi là tài trợ đám đông) và hệ thống này được khởi tạo vào tháng 7 năm 2015. (Lê Anh, 2021) Từ khi Ethereum xuất hiện, hợp đồng thông minh được ứng dụng nhiều hơn vào đời sống. Tuy nhiên, đến hiện tại, trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về hợp đồng thông minh. Dưới góc độ kỹ thuật, nó được định nghĩa là một “computerized transaction protocol that executes the terms of a contract” (Shaikh & Lashari, 2017), có thể hiểu như là một công thức giao dịch được máy tính hóa, và máy tính sẽ thực thi các điều khoản của hợp đồng. Đơn giản hơn, hợp đồng thông minh là các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được mã hóa và được thực thi một phần một cách tự động hoặc hoàn toàn tự động (Hourani, 2017). Nói cách khác nữa, đây là các mã phần mềm hoặc thuật toán được nhúng vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng sử dụng cho nhiều loại giao dịch điện tử tự thực hiện một phần ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hợp đồng thông minh Giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế Giao dịch quốc tế truyền thống Khung pháp lý quốc tế Luật Thương mại quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 407 6 0 -
10 trang 185 0 0
-
11 trang 122 0 0
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế (Năm học 2022-2023)
101 trang 103 0 0 -
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 2
187 trang 64 1 0 -
Quyết định 5799/QĐ-UBND năm 2013
4 trang 43 0 0 -
Quyết định 252/QĐ-QLD năm 2013
10 trang 42 0 0 -
17 trang 40 0 0
-
Quyết định 5345/QĐ-UBND năm 2013
2 trang 40 0 0 -
Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2013
13 trang 39 0 0