Danh mục

Ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong thủy văn - tài nguyên nước và thực trạng ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 385.03 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong thủy văn - tài nguyên nước và thực trạng ở Việt Nam trình bày tổng quan tình hình áp dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước trên thế giới và hiện trạng áp dụng ở Việt Nam. Qua đó, thấy được những tiềm năng áp dụng phương pháp mới để thu thập, quan trắc, điều tra và giám sát tài nguyên nước, nhất là việc sử dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh trong thủy văn - tài nguyên nước và thực trạng ở Việt Nam ỨNG DỤNG KHOA HỌC CỘNG ĐỒNG VÀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TRONG THỦY VĂN - TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM Trần Ngọc Huân1, 2, Hoàng Thị Nguyệt Minh1, Nguyễn Trung Dũng3, Jeffrey C. Davids 4, 5, Konrad Miegel2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 Trường Đại học Rostock, Cộng hòa Liên bang Đức 3 Trường Đại học Thủy lợi, Việt Nam 4 Tổ chức Điện thoại thông minh cho tài nguyên nước, Chico, Mỹ 5 Đại học Nông nghiệp bang California, Chico, Mỹ Tóm tắt Quản lý tài nguyên nước hiệu quả yêu cầu tính sẵn có, cập nhật của dữ liệu về các đại lượngthủy văn. Tuy nhiên, nhiều khu vực trên thế giới đối mặt với việc thiếu dữ liệu, thông tin liên quando khó khăn về mặt tài chính. Khoa học cộng đồng (citizen science) là phong trào toàn cầu đangphát triển nhanh chóng, có khả năng liên kết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và sự tham giacủa cộng đồng trong việc thu thập và chia sẻ các thông tin khoa học. Ngoài ra, trong những nămgần đây, sự phát triển của công nghệ di động, kỹ thuật phân tích và xử lý dữ liệu cũng như cácphương pháp truyền tải thông tin và tri thức, mở ra những cơ hội mới cho khoa học cộng đồng.Bài báo này trình bày tổng quan tình hình áp dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minhtrong lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước trên thế giới và hiện trạng áp dụng ở Việt Nam. Qua đó,thấy được những tiềm năng áp dụng phương pháp mới để thu thập, quan trắc, điều tra và giám sáttài nguyên nước, nhất là việc sử dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu. Từ khóa: Khoa học cộng đồng; Điện thoại thông minh; Thu thập dữ liệu; Thủy văn; Tàinguyên nước. AbstractApplication of citizen science and smartphones in hydrology and water resources and current practices in Vietnam Efficient water resources management requires data availability and update about the hydrologyaspect. However, many areas worldwide are facing unavailable data, scattered information due tofinancial constraints. Citizen science is a rapidly developing global movement that links these themesof scientists, young researchers, and participatory involvement in scientific data monitoring andsharing. On the other hand, mobile technology, data analyzing and processing, and communicationmethods of news and knowledge have paved the way to citizen science development in recent. Thispaper will review the utilization of citizen science and smartphones in hydrology and water resourceand the current situation in Viet Nam. Thereby, it reveals the great potential of this approach incollecting, monitoring water resources, especially data collection app use. Keywords: Citizen science; Smartphones; Data collection; Hydrology; Water resources. 1. Mở đầu Quản lý tài nguyên nước hiệu quả đòi hỏi tính sẵn có của dữ liệu về các đại lượng thủy vănđáng tin cậy như lưu lượng, mực nước và lượng mưa. Những dữ liệu này cần thiết để phân tích vàmô hình hóa quá trình thủy văn trên lưu vực theo thời gian [1], để đưa ra các chính sách quản lý tàinguyên nước, bao gồm cả đánh giá các rủi ro lũ và hạn hán [2]. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia trên62 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trườngthế giới, sự sẵn có của dữ liệu liên quan đến nước vẫn là một mối quan tâm lớn, đặc biệt là ở cácnước đang phát triển như ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á và thậm chí cả Bắc Mỹ [3 - 6]. Mộttrong những lý do chính cho vấn đề trên là chi phí xây dựng, đầu tư trang thiết bị, đo đạc và quảnlý vận hành trạm quan trắc rất lớn [1]. Bên cạnh đó, dữ liệu đo đạc thường được ghi chép thủ côngvà được xử lý theo từng nhiệm vụ riêng biệt, không mang tính hệ thống. Điều này gây lãng phí vàlàm giảm giá trị của dữ liệu được thu thập [7]. Đây là những thách thức để quản lý hiệu quả nguồntài nguyên quý giá này, cũng như đưa ra các dự báo, giảm thiểu các tác động do lũ lụt, hạn hán [2]. Khoa học cộng đồng (KHCĐ) là phong trào toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, có khảnăng liên kết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và sự tham gia của cộng đồng. Một cách kháiquát, KHCĐ có thể hiểu là sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động nghiên cứu khoahọc [8]. KHCĐ có thể là việc cộng đồng đưa ra ...

Tài liệu được xem nhiều: