Danh mục

Ứng dụng Khoa học Phong thủy trong Marketing

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ứng dụng Khoa học Phong thủy trong Marketing, dễ hay khó?Theo từ điển Wikipedia, phong thủy là học thuyết nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hạnh phúc của con người.Khái niệm phong thủy trước đây hầu như chỉ xuất hiện trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nhưng gần đây đã đi vào cả lĩnh vực marketing với những biến thể nhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng Khoa học Phong thủy trong Marketing Ứng dụng Khoa học Phong thủy trong Marketing, dễ hay khó?Theo từ điển Wikipedia, phong thủy là học thuyết nghiên cứu sự ảnh hưởng củahướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hạnh phúc của con người.Khái niệm phong thủy trước đây hầu như chỉ xuất hiện trong lĩnh vực kiến trúc, xâydựng, nhưng gần đây đã đi vào cả lĩnh vực marketing với những biến thể nhất định.Nhiều doanh nhân trước khi thành lập doanh nghiệp đã rất thận trọng khi xem tuổi củanhững người hợp tác với mình hay lựa chọn màu sắc cho thương hiệu, vănphòng…Chẳng hạn người có mệnh Thủy tránh sử dụng các màu nóng như đỏ, cam,vàng để trang trí văn phòng và thiết kế thương hiệu; người tuổi Tý không cộng tác vớinhững người tuổi Ngọ…Liệu có logic nào mang tính khoa học không hay đơn thuần đó chỉ là niềm tin của mộtsố người mê tín?Một số chuyên gia về xây dựng thương hiệu thì lại cho rằng: coi trọng yếu tố “phongthủy” trong xây dựng thương hiệu là cần thiết, nhưng cần quan niệm phong thủy trongmarketing như là một môn khoa học thực sự, chứ không phải là mê tín dị đoan.Yếu tố “phong thủy” trong xây dựng thương hiệu thường liên quan đến bốn khía cạnhcủa hệ thống nhận diện thương hiệu:1. Logo2. Màu sắc3. Địa điểm giao dịch4. Thông điệp truyền thông1. LogoMột logo được coi là “hợp phong thủy” nếu nó phù hợp với tính cách của thương hiệuvà quan trọng hơn, được khách hàng chấp nhận. Đây là điểm khác biệt rất lớn với kháiniệm phong thủy thông thường. Sự phù hợp ở đây được hướng đến đối tượng là kháchhàng mục tiêu của doanh nghiệp, chứ không phải là phù hợp với tuổi hay mệnh củangười chủ doanh nghiệp. Thời gian vừa qua trên thị trường Việt Nam chứng kiến hàngloạt vụ thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, chủ yếu của các doanh nghiệp trongnước như: Ngân hàng Đông Á, Mobifone, Vinaphone…Nguyên nhân sâu xa của những đợt thay áo mới này cũng là để “hợp phong thủy”.Logo trước đây của Ngân hàng Đông Á được vẽ trên một hình vuông với nhiều góccạnh rất nhọn - điều tối kỵ của các doanh nghiệp dịch vụ. Bởi trong lĩnh vực này, trướckhi quảng bá sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp cần phải tạo được lòng tin đối với ngườitiêu dùng. Sự an toàn, tin cậy là điều vô cùng cần thiết nhưng chính những góc cạnhcủa logo cũ tạo ra sự bất an, cảm giác gai gai cho người tiêu dùng.Vì thế, một cuộc “lột xác” cho Ngân hàng Đông Á là vô cùng cần thiết. Logo mới có hìnhtượng mặt trời phương Đông, là sự cách điệu của ba chữ A lồng vào nhau, tạo sự tintưởng, vững chắc.Ngược lại, những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, năng động với những bước pháttriển đột phá như công nghệ thông tin, quảng cáo… thì lại có thể dùng những logo vớinhiều góc cạnh để phù hợp với tính cách thương hiệu của doanh nghiệp.2. Màu sắcViệc lựa chọn màu sắc cho hệ thống nhận diện thương hiệu phải truyền tải thông điệpthích hợp tới các khách hàng. Tùy theo văn hóa, xứ sở và các ngành công nghiệp khácnhau mà màu sắc có những giá trị biểu đạt khác nhau.Theo văn hóa của người Việt Nam, có thể chia các màu sắc ra thành hai gam màu cơbản là: màu nóng (đỏ, cam, vàng, tía…) và màu lạnh (xanh da trời, trắng…). Tông màunóng là biểu tượng cho sự độc đáo, đem lại cảm giác ấm cúng cho người tiêu dùng.Trong khi đó, các gam màu lạnh lại tạo được sự an toàn, tin tưởng, nghiêm túc, sangtrọng, lịch lãm… Việc lựa chọn màu sắc được coi là “hợp phong thủy” nếu nó thực sựgiúp khơi gợi trí nhớ của người tiêu dùng về tính chất và hình ảnh sản phẩm dễ dànghơn.Không phải ngẫu nhiên mà các thương hiệu trong lĩnh vực fast-food lại thường chọncác màu nóng, như màu đỏ của KFC hay màu đỏ và vàng của Lotteria… Lý do là cácmàu này tạo cảm giác ngon miệng và sự ấm cúng cho khách hàng.lotteria.jpgViệc chọn tông màu không chỉ phụ thuộc quan điểm, mục tiêu phát triển củadoanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như sở thích của kháchhàng, màu sắc của đối thủ cạnh tranh.Trở lại với ví dụ về KFC và Lotteria, vì đối tượng mục tiêu của các thương hiệu này chủyếu là giới trẻ nên gam màu nóng cũng phù hợp với tính cách năng động, trẻ trung củangười trẻ tuổi.Thương hiệu Pepsi đã từng có một thời gian dài rơi vào khủng hoảng do lúng túng lựachọn tông màu chủ đạo giữa đỏ và xanh.sự khác biệt chỉ thực sự được tạo ra khi thương hiệu này chính thức lựa chọn màuxanh nước biển, màu đối lập với đối thủ cạnh tranh truyền thống Coca-Cola.Sự phối hợp giữa các gam màu cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, đảmbảo sự cân bằng âm dương. Việc kết hợp màu đen và đỏ trong logo của HSBC đã cótác dụng tương hỗ nhau, vừa tạo sự tin tưởng cho khách hàng (gam màu lạnh - màuđen), vừa khẳng định đẳng cấp và sự năng động của ngân hàng (gam màu nóng).Tóm lại, việc lựa chọn màu sắc chủ đạo cho thương hiệu được coi là “hợp phong thủy”khi đảm bảo sự phù hợp với các yếu tố đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp. Trongđó, các yếu tố quan trọng nhất là quan điểm phát triển của ...

Tài liệu được xem nhiều: