Danh mục

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào khai thác dầu khí

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào khai thác dầu khí Năm 1997, sau lần dự Hội thảo về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dầu khí tại Bắc Kinh (Trung Quốc) do IAEA tổ chức, nhận thấy tầm vóc của những ứng dụng công nghệ hạt nhân cũng như những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho sản xuất, Nguyễn Hữu Quang ôm ấp ý định xây dựng phòng thí nghiệm ứng dụng những công nghệ ấy ở Việt Nam. Từ đầu những năm 1990, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào quá trình sản xuất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào khai thác dầu khí Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào khai thác dầu khí Năm 1997, sau lần dự Hội thảo về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dầu khí tại Bắc Kinh (Trung Quốc) do IAEA tổ chức, nhận thấy tầm vóc của những ứng dụng công nghệ hạt nhân cũng như những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho sản xuất, Nguyễn Hữu Quang ôm ấp ý định xây dựng phòng thí nghiệm ứng dụng những công nghệ ấy ở Việt Nam. Từ đầu những năm 1990, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào quá trình sản xuất công nghiệp còn là những khái niệm khá xa so với khả năng nghiên cứu và ứng dụng của các viện nghiên cứu ở nước ta. Năm 1991, kỹ sư Nguyễn Hữu Quang (Viện Nghiên cứu hạt nhân Ðà Lạt) được tham dự một khóa học hai tuần về Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong sản xuất công nghiệp do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tổ chức tại Indonesia. Ðược chứng kiến những thí nghiệm do các đồng nghiệp trong khu vực tiến hành, anh mơ ước một ngày nào đó viện mình cũng có những phòng thí nghiệm tương tự được làm những thí nghiệm phục vụ sản xuất và được trao đổi học thuật ngang bằng với họ. Anh đi liên hệ, trao đổi với các kỹ sư ở Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro để tìm hiểu thực tế. Nhận thấy nhu cầu xác định các khoảng tiếp nhận của địa tầng trong giếng bơm ép nước trong mỏ dầu đá móng, anh quyết định lựa chọn đối tượng này để làm thử nghiệm đầu tiên, vì công nghệ đánh dấu khá đơn giản. Nguyên lý của nó là dùng các hạt nhuộm phóng xạ - gọi là hạt đánh dấu - hòa với nước bơm vào để chúng bám vào thành đá vỉa trong giếng khoan. Sau đó dùng thiết bị đo trong lỗ khoan dò phóng xạ do các hạt đánh dấu phát ra để xác định lượng nước đi vào địa tầng. Sau quá trình tiếp xúc và giới thiệu kỹ thuật, Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đồng ý cho thử nghiệm trên mỏ Bạch Hổ. Do thiếu kinh phí nghiên cứu, Nguyễn Hữu Quang đã tự bỏ tiền cá nhân để sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm và đặt mua chất phóng xạ của Viện Năng lượng nguyên tử. Nhưng khi kiểm tra chất lượng, phát hiện chất đánh dấu nhập về không phù hợp điều kiện mỏ của ta, thế là toàn bộ số hàng nhập về phải hủy, không dùng được. Tìm hiểu qua tài liệu, anh cùng anh em mày mò, thử nghiệm và cuối cùng đã thành công, điều chế được chất đánh dấu từ vàng phóng xạ và than hoạt tính. Chất đánh dấu này tốt hơn chất nhập ngoại và hoàn toàn phù hợp điều kiện mỏ của Việt Nam. Kết quả thử nghiệm trên hiện trường thành công tốt đẹp, bên cạnh các phương pháp truyền thống, ta có thêm phương pháp đánh dấu phóng xạ đo tiếp nhận trong giếng bơm ép, phục vụ kiểm soát nước trong khai thác dầu. Kết quả đã được Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đánh giá cao và cho phép ứng dụng trong sản xuất. Có thể nói, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào lĩnh vực khai thác dầu khí là ứng dụng lớn, đem lại hiệu quả cho sản xuất rõ rệt. Trong khai thác dầu, nước được bơm vào mỏ để duy trì áp suất và đẩy dầu về các giếng khai thác. Hiệu suất khai thác phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả bơm ép. Vì vậy, việc kiểm soát quá trình bơm ép nước là công việc quan trọng mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật lớn đối với các công ty khai thác. Kỹ thuật đánh dấu gần như là phương pháp duy nhất cho các số liệu thực nghiệm về sự di chuyển của nước bơm ép trong mỏ. Thành công bước đầu đã thuyết phục được các cấp quản lý về năng lực của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cũng như mở ra triển vọng về một hướng nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật đồng vị phóng xạ phục vụ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là phục vụ khai thác dầu khí. Ðược Nhà nước cấp kinh phí nghiên cứu và IAEA hỗ trợ một số thiết bị cơ bản và cử chuyên gia sang giúp đỡ để xây dựng phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ khảo sát sự di chuyển của nước bơm ép, đó là thuận lợi lớn. Tuy nhiên, mỏ dầu của Việt Nam chủ yếu là mỏ đá móng nứt nẻ, với độ sâu hơn 4.000 m, nhiệt độ hơn 150oC, thân dầu dày hàng trăm, thậm chí cả nghìn mét và cấu trúc thấm chứa không đồng nhất, phức tạp, mang đặc thù rất riêng mà thế giới ít có kinh nghiệm. Nếu như tập thể kỹ sư và các nhà khoa học dầu khí của Vietsovpetro là những người đi tiên phong trong việc phát hiện tiềm năng dầu khí trong mỏ đá móng, từ đó xây dựng được công nghệ khai thác phù hợp, thì những người nghiên cứu các công nghệ ứng dụng cho loại mỏ này cũng phải đầu tư nghiên cứu tìm hiểu nó để xây dựng nên những công nghệ phù hợp. Gần 10 năm bám sát đề tài ứng dụng trên mỏ đá móng, thừa kế kinh nghiệm của thế giới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cải tiến công nghệ, Viện đã xây dựng được công nghệ riêng gồm sáu chất đánh dấu khác nhau, chịu nhiệt độ cao và phương pháp bơm, lấy mẫu, phân tích làm giàu chất đánh dấu phù hợp. Nhờ đó đã thắng thầu quốc tế năm 2004 trên mỏ Sư tử đen trước các nhà thầu đến từ Anh, Mỹ, Na Uy, và ký được hàng loạt hợp đồng với các công ty khai thác dầu trong nước và quốc tế, triển khai ứng dụng công nghệ này trên các mỏ Rạng Ðông, Bạch Hổ, Rồng... Có thể tự hào để đánh giá rằng, công nghệ này đã ra đời đúng lúc, đáp ứng nhu cầu khảo sát trong quá trình khai thác trên loại mỏ đá móng nứt nẻ ...

Tài liệu được xem nhiều: