Ứng dụng kỹ thuật sinh thái để xây dựng mô hình sinh thái bền vững trên vùng triều ven biển tại tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.87 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ứng dụng kỹ thuật sinh thái để xây dựng mô hình sinh thái bền vững trên vùng triều ven biển tại tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang trình bày xác lập được một số mô hình sinh thái bền vững thực nghiệm tại vùng triều thuộc tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang trên cơ sở giải pháp tường mềm giảm sóng giúp gia tăng hiệu quả của trồng cây ngập mặn khu vực bãi bồi, kỹ thuật trồng cây trong đầm NTTS và các kỹ thuật sinh thái thân thiện với môi trường tự nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng kỹ thuật sinh thái để xây dựng mô hình sinh thái bền vững trên vùng triều ven biển tại tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0097 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH THÁI BỀN VỮNG TRÊN VÙNG TRIỀU VEN BIỂN TẠI TỈNH BẠC LIÊU VÀ TỈNH KIÊN GIANG Đỗ Quý Mạnh1,*, Hà Trà My1, Nguyễn Hoàng Hanh1, Nguyễn Thị Bình1, Trương Văn Luận1, Nguyễn Thị Thanh Loan1 Tóm tắt. Các nghiên cứu về vùng triều ven biển đều nổi lên vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích lâu dài trong việc bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn với tăng diện tích và lợi ích trước mắt về nuôi trồng thủy sản – những hoạt động làm suy thoái rừng ngập mặn, ô nhiễm môi trường đất và nước, mất cân bằng đa dạng sinh học. Nghiên cứu giải pháp mô hình hệ sinh thái được thực hiện tại vùng bãi triều trồng rừng ngập mặn kết hợp giải pháp tường mềm giảm sóng, giảm dòng chảy, phục hồi trồng rừng ngập mặn trong đầm nuôi trồng thủy sản, cải tạo ao nuôi thủy sản sinh thái bằng giải pháp điều tiết nguồn nước. Trong đó, việc ứng dụng kỹ thuật sinh thái kết hợp các phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu, số liệu, tham vấn chuyên gia, kinh nghiệm người dân bản địa để xây dựng mô hình thí điểm tại vùng triều ven biển của tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu được thực hiện với kết quả tường mềm giảm sóng đã giúp ổn định cho cây ngập mặn sinh trưởng trên đất bãi bồi ven biển, tỷ lệ cây ngập mặn sống trên 85 % sau 9 tháng trồng rừng. Phương pháp cắt ngọn cây mắm biển đã gia tăng tỷ lệ sống trên 30 %. Hiệu quả kinh tế của phương pháp nuôi trồng thủy sản sinh thái đã gia tăng 30-40 % giá trị so với phương pháp thông thường trước đây, môi trường ao nuôi được cải thiện rõ nét, không còn ô nhiễm chất hữu cơ. Từ khóa: Bạc Liêu, Kiên Giang, mô hình sinh thái, rừng ngập mặn, vùng triều. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới trong một số năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn (RNM). Một số nghiên cứu như lập địa ngập mặn, đặc điểm sinh học, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của loài trong HST và mối quan hệ với môi trường sống; nhiều nghiên cứu về các giải pháp phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, các giải pháp về sinh kế, nuôi trồng thủy sản, Yusoff, F. (2003), quản lý tổng hợp vùng bờ như: Fitzgerald, W. J. (2000), Talbot, Fand Wilkinson (2001), FAO (2008), GIZ (2014). Ở Việt Nam, việc xây dựng các mô hình HST vùng triều còn ít được quan tâm. Các công trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cơ bản, thành phần loài, giải pháp quản lý, bảo vệ, sinh kế, phục hồi và trồng mới RNM. Kết quả nghiên cứu từ năm 2017 đến 2020 của Viện Sinh thái và và Bảo vệ công trình (2021) tại vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long cho thấy 3 HST đặc trưng của khu vực (RNM, bãi bồi và cửa sông) đều đang bị suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản giảm sút nhanh chóng; RNM tự nhiên tiếp tục bị suy thoái về chất lượng (cấu trúc, mật độ và thành phần loài), giảm nhanh về diện tích do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân 1 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình * Email: doquymanh@gmail.com PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 863 chính là hoạt động của con người (lấn chiếm đất để canh tác và nuôi trồng thủy sản (NTTS)) và tình trạng xói lở phổ biến dọc đường bờ làm cho chiều rộng đai RNM hàng năm giảm đi rõ rệt. Hầu hết các bãi bồi mất ổn định, xói lở diễn biến theo chiều hướng phức tạp, khó lường. Việc tận thu nguồn lợi thủy hải sản trong RNM, bãi bồi và cửa sông làm mất khả năng phục hồi tự nhiên của chúng. Nguồn nước các cửa sông bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn thải khác nhau, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2016), độ mặn tăng, mức độ thay đổi đã vượt ngưỡng chịu đựng của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là các loài có giá trị nguồn lợi và bảo tồn. Nhiều khu vực NTTS bị ô nhiễm nặng nề chất hữu cơ và mất cân bằng sinh thái, không có khả năng phục hồi HST RNM. Do vậy, việc xây dựng các mô hình sinh thái tại vùng triều ven biển có tính cấp thiết, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài. Mục tiêu của bài báo là xác lập được một số mô hình sinh thái bền vững thực nghiệm tại vùng triều thuộc tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang trên cơ sở giải pháp tường mềm giảm sóng giúp gia tăng hiệu quả của trồng cây ngập mặn khu vực bãi bồi, kỹ thuật trồng cây trong đầm NTTS và các kỹ thuật sinh thái thân thiện với môi trường tự nhiên. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để áp dụng mở rộng cho các khu vực khác có điều kiện lập địa ngập mặn tương tự, góp phần phục hồi và bảo tồn HST vùng triều bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vị trí thực hiện mô hình đại diện cho khu vực Biển Đông là ấp Trường Điền, xã Long Điền Đông, huyện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng kỹ thuật sinh thái để xây dựng mô hình sinh thái bền vững trên vùng triều ven biển tại tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0097 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH THÁI BỀN VỮNG TRÊN VÙNG TRIỀU VEN BIỂN TẠI TỈNH BẠC LIÊU VÀ TỈNH KIÊN GIANG Đỗ Quý Mạnh1,*, Hà Trà My1, Nguyễn Hoàng Hanh1, Nguyễn Thị Bình1, Trương Văn Luận1, Nguyễn Thị Thanh Loan1 Tóm tắt. Các nghiên cứu về vùng triều ven biển đều nổi lên vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích lâu dài trong việc bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn với tăng diện tích và lợi ích trước mắt về nuôi trồng thủy sản – những hoạt động làm suy thoái rừng ngập mặn, ô nhiễm môi trường đất và nước, mất cân bằng đa dạng sinh học. Nghiên cứu giải pháp mô hình hệ sinh thái được thực hiện tại vùng bãi triều trồng rừng ngập mặn kết hợp giải pháp tường mềm giảm sóng, giảm dòng chảy, phục hồi trồng rừng ngập mặn trong đầm nuôi trồng thủy sản, cải tạo ao nuôi thủy sản sinh thái bằng giải pháp điều tiết nguồn nước. Trong đó, việc ứng dụng kỹ thuật sinh thái kết hợp các phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu, số liệu, tham vấn chuyên gia, kinh nghiệm người dân bản địa để xây dựng mô hình thí điểm tại vùng triều ven biển của tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu được thực hiện với kết quả tường mềm giảm sóng đã giúp ổn định cho cây ngập mặn sinh trưởng trên đất bãi bồi ven biển, tỷ lệ cây ngập mặn sống trên 85 % sau 9 tháng trồng rừng. Phương pháp cắt ngọn cây mắm biển đã gia tăng tỷ lệ sống trên 30 %. Hiệu quả kinh tế của phương pháp nuôi trồng thủy sản sinh thái đã gia tăng 30-40 % giá trị so với phương pháp thông thường trước đây, môi trường ao nuôi được cải thiện rõ nét, không còn ô nhiễm chất hữu cơ. Từ khóa: Bạc Liêu, Kiên Giang, mô hình sinh thái, rừng ngập mặn, vùng triều. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới trong một số năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn (RNM). Một số nghiên cứu như lập địa ngập mặn, đặc điểm sinh học, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của loài trong HST và mối quan hệ với môi trường sống; nhiều nghiên cứu về các giải pháp phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, các giải pháp về sinh kế, nuôi trồng thủy sản, Yusoff, F. (2003), quản lý tổng hợp vùng bờ như: Fitzgerald, W. J. (2000), Talbot, Fand Wilkinson (2001), FAO (2008), GIZ (2014). Ở Việt Nam, việc xây dựng các mô hình HST vùng triều còn ít được quan tâm. Các công trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cơ bản, thành phần loài, giải pháp quản lý, bảo vệ, sinh kế, phục hồi và trồng mới RNM. Kết quả nghiên cứu từ năm 2017 đến 2020 của Viện Sinh thái và và Bảo vệ công trình (2021) tại vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long cho thấy 3 HST đặc trưng của khu vực (RNM, bãi bồi và cửa sông) đều đang bị suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản giảm sút nhanh chóng; RNM tự nhiên tiếp tục bị suy thoái về chất lượng (cấu trúc, mật độ và thành phần loài), giảm nhanh về diện tích do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân 1 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình * Email: doquymanh@gmail.com PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 863 chính là hoạt động của con người (lấn chiếm đất để canh tác và nuôi trồng thủy sản (NTTS)) và tình trạng xói lở phổ biến dọc đường bờ làm cho chiều rộng đai RNM hàng năm giảm đi rõ rệt. Hầu hết các bãi bồi mất ổn định, xói lở diễn biến theo chiều hướng phức tạp, khó lường. Việc tận thu nguồn lợi thủy hải sản trong RNM, bãi bồi và cửa sông làm mất khả năng phục hồi tự nhiên của chúng. Nguồn nước các cửa sông bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn thải khác nhau, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2016), độ mặn tăng, mức độ thay đổi đã vượt ngưỡng chịu đựng của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là các loài có giá trị nguồn lợi và bảo tồn. Nhiều khu vực NTTS bị ô nhiễm nặng nề chất hữu cơ và mất cân bằng sinh thái, không có khả năng phục hồi HST RNM. Do vậy, việc xây dựng các mô hình sinh thái tại vùng triều ven biển có tính cấp thiết, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài. Mục tiêu của bài báo là xác lập được một số mô hình sinh thái bền vững thực nghiệm tại vùng triều thuộc tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang trên cơ sở giải pháp tường mềm giảm sóng giúp gia tăng hiệu quả của trồng cây ngập mặn khu vực bãi bồi, kỹ thuật trồng cây trong đầm NTTS và các kỹ thuật sinh thái thân thiện với môi trường tự nhiên. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để áp dụng mở rộng cho các khu vực khác có điều kiện lập địa ngập mặn tương tự, góp phần phục hồi và bảo tồn HST vùng triều bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vị trí thực hiện mô hình đại diện cho khu vực Biển Đông là ấp Trường Điền, xã Long Điền Đông, huyện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình sinh thái Rừng ngập mặn Kỹ thuật sinh thái Trồng rừng ngập mặn Đầm nuôi trồng thủy sản Cải tạo ao nuôi thủy sản sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 136 0 0 -
Tiểu luận: Bảo vệ động vật hoang dã
28 trang 111 0 0 -
10 trang 70 0 0
-
Thực trạng sử dụng và quản lý đất bãi bồi ven biển tỉnh Bến Tre
12 trang 67 0 0 -
Nghiên cứu sự thu hẹp diện tích đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô và những tác động địa lý của nó
8 trang 46 0 0 -
Giá trị và bảo tồn các loài cá Bống (Actinopteri: Gobiiformes) ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy
9 trang 43 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Thế
4 trang 37 0 0 -
Đánh giá biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở ảnh vệ tinh giai đoạn 1988-2018
13 trang 36 0 0 -
Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn ở cửa sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang
8 trang 36 0 0 -
Nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển Thái Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS
9 trang 36 0 0