Danh mục

Ứng dụng lý thuyết kỳ vọng trong nghiên cứu quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên kinh tế Hà Nội

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.11 KB      Lượt xem: 148      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ứng dụng lý thuyết kỳ vọng trong nghiên cứu quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên kinh tế Hà Nội" trình bày các nhóm yếu tố trên đều thể hiện mối quan hệ thuận chiều (thúc đẩy) tới quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên kinh tế Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng lý thuyết kỳ vọng trong nghiên cứu quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên kinh tế Hà NộiKỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIACÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT KỲ VỌNG TRONG NGHIÊN CỨU QUYẾT ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN KINH TẾ HÀ NỘI TS. Hoàng Thị Lan Hương1, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Ngô Quốc Trung, Phạm Mỹ Linh, Nguyễn Thu Trang Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Thông qua khảo sát hơn 400 sinh viên khối ngành kinh tế thuộc 4 trường đại học ởHà Nội (Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng và Họcviện Tài chính), kết hợp với việc ứng dụng Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom, nhómtác giả đã tiến hành kiểm định ba nhóm giả thuyết liên quan tới i) Các yếu tố nội tại củabản thân với quyết định khởi sự kinh doanh; ii) Các yếu tố bên ngoài với quyết định khởisự kinh doanh; và iii) Các yếu tố kỳ vọng và quyết định khởi sự kinh doanh. Kết quả môhình hồi quy cho thấy các nhóm yếu tố trên đều thể hiện mối quan hệ thuận chiều (thúcđẩy) tới quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Trong đó, yếu tố kỳ vọng tác độngmạnh nhất bao gồm kỳ vọng về vị trí xã hội của bản thân, sự phát triển của ngành, khảnăng lãnh đạo, khả năng kinh doanh, và sự ghi nhận của xã hội khi khởi sự kinh doanh.Tiếp theo sau là yếu tố nội tại của bản thân, bao gồm lượng thời gian sẵn có cho khởi sựkinh doanh, kỹ năng mềm, kinh nghiệm từ đi làm thêm, và kinh nghiệm lãnh đạo trongcác tổ chức sinh viên. Đứng thứ ba là nhóm yếu tố bên ngoài, gồm có bạn đồng hành,nguồn lực tài chính, tham gia các cuộc thi khởi sự kinh doanh dành cho sinh viên, và ýkiến động viên, định hướng từ gia đình, nhà trường, và xã hội. Trên cơ sở kết quả khảosát, một số ý kiến có liên quan tới nhà trường và gia đình đã được nhóm tác giả đề xuấttrong phần cuối của bài nghiên cứu. Từ khóa: Khởi sự kinh doanh (Startup), Lý thuyết kỳ vọng, Yếu tố nội tại của bảnthân, Yếu tố bên ngoài, Yếu tố kỳ vọng 1. Giới thiệu Ngày 16/5/2016, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 35/NQ-CP vềhỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2010, trong đó nêu rõ mục tiêu: “Đến năm2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững,1 Email của tác giả chính: huongfbf@gmail.com394 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIACÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNGcả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệpcó quy mô lớn, nguồn lực mạnh”. Mục tiêu quan trọng này một lần nữa được đề cậptrong Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP “Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạomôi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệpkhởi sự kinh doanh, phấn đấu đạt mức 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đótối thiểu 0,5% là doanh nghiệp khởi sự kinh doanh sáng tạo” (Nguồn: Cổng thông tinđiện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam). Tính đến 31/12/2017, cả nước có 561.064 doanh nghiệp đang hoạt động, với 126.859doanh nghiệp mới được thành lập, trong số đó các doanh nghiệp khởi sự kinh doanhsáng tạo là khoảng 3.000 doanh nghiệp (Nguồn: Thời báo Tài chính và website: www.khoinghiepsangtao.vn). Như vậy, để có thể đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tớiViệt Nam cần có thêm khoảng 2.000 doanh nghiệp khởi sự kinh doanh sáng tạo đượcthành lập. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là một xu thế tất yếu có tác động vô cùng to lớn tớitất cả các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Theo chia sẻ của ôngEdwad Jung - top 12 nhà phát minh trong lịch sử thế giới , “công nghệ sẽ là xu hướngchủ đạo ở Việt Nam trong thời gian tới”, và “một số ngành nghề có thể là cơ hội lớntại Việt Nam như các công nghệ về camera, phim ảnh, radio, bóng đèn, y tế, games,xe, hàng không, điện thoại, vac-xin, công nghệ tia X, quy trình công nghiệp, tia laser,máy tính, tài chính...” (Nguồn: Tạp chí Tài chính). Cụm từ “startup”, hay “khởi sự kinhdoanh” được sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, và thườngđi kèm với “cách mạng công nghệ 4.0” bởi lí do như vậy. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với những thách thức. Đối với Việt Nam, nhữngthách thức này đến từ những vấn đề đã và đang là rào cản, trong đó yếu tố nguồn nhânlực, chất xám - vốn là vấn đề cốt lõi và mang tính quyết định tới tương lai của đất nước -cũng như các yếu tố hỗ trợ cho nguồn nhân lực đó lại đang thiếu hụt cả về chất và lượng.Ý tưởng khởi sự kinh doanh có thể được ấp ủ từ khi con người còn đang trẻ. Mặc dù vậy,thực tế tại các trường đại học cũng như đào tạo nghề của Việt Nam cho thấy đa phầnsinh viên, học sinh ra trường đều có xu hướng thi tuyển vào các doanh nghiệp đan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: