Ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏng lan truyền bụi mịn PM2,5 do phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kịch bản biến đổi khí hậu và quy hoạch 2030-2050
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.26 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏng lan truyền bụi mịn PM2,5 do phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kịch bản biến đổi khí hậu và quy hoạch 2030-2050.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏng lan truyền bụi mịn PM2,5 do phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kịch bản biến đổi khí hậu và quy hoạch 2030-2050 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0156 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AERMOD MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN BỤI MỊN PM2,5 DO PHÁT THẢI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUY HOẠCH 2030-2050 Đoàn Quang Trí *, Nguyễn Văn Nhật, Quách Thị Thanh Tuyết, Phạm Tiến Đức 0F Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 8 Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội TÓM TẮT Quá trình phát triển đô thị, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa kéo theo những tác động tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, tiêu biểu trong số những tác động tiêu cực đó chính là vấn đề sự suy giảm chất lượng môi trường không khí. Nghiên cứu sử dụng mô hình AMS/EPA Regulatory Model (AERMOD) để mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí do phát thải từ các phương tiện giao thông trong bối cảnh của biến đổi khí hậu. Kết quả mô phỏng dưới dạng thiết lập lưới tính không gian 2-3 chiều, đưa ra bản đồ lan truyền bụi PM2,5 trong thành phố Hà Nội theo các kịch bản hiện trạng năm 2020, năm 2030 và năm 2050 với nguồn phát thải chính là các phương tiện giao thông. Kết quả cho thấy trước tình trạng biến đổi khí hậu và quy hoạch phát triển giao thông năm 2030 và 2050 thì lượng bụi PM2,5 có xu hướng tăng, diện tích bị ảnh hưởng ngày càng nhiều. Để giảm thiểu tác hại của bụi PM2,5 cần có sự chuyển dịch các phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng các phương tiện công cộng, sử dụng các nhiên liệu thân thiện với môi trường, giảm tối đa lượng khí thải ra ngoài môi trường không khí. Từ khóa: Ô nhiễm không khí, AERMOD, PM2,5, Hà Nội. 1. MỞ ĐẦU Quá trình phát triển đô thị kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm không khí (ÔNKK) bởi áp lực gia tăng các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, các phương tiện giao thông trong khu vực. Trên thế giới, quá trình nghiên cứu đánh giá chất lượng ÔNKK được thực hiện tại nhiều quốc gia từ những năm 60-70 và đã thu được những kết quả nhất định. Các nghiên cứu đã tập trung vào phát triển và ứng dụng các mô hình chất lượng không khí (CLKK) để nghiên cứu vấn đề ÔNKK có xu hướng ngày càng gia tăng [1, 3, 4, 6, 12, 17]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây vấn đề ÔNKK ở khu vực nội đô, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh đang trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nhiều nghiên cứu phát triển mô hình, ứng dụng các mô hình thương mại đã được thực hiện và bước đầu đưa vào ứng dụng dự báo, cảnh báo ô nhiễm cho các khu vực thành phố lớn hoặc trên toàn lãnh thổ Việt Nam [2, 10, 11, 13, 14, 16]. Hà Nội với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và vị trí địa lý thuận lợi, vùng này có một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội có quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng. Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng đã kéo theo những tác động tiêu cực gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân trong vùng, tiêu biểu trong số những * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: doanquangtrikttv@gmail.com 12 Đoàn Quang Trí, Nguyễn Văn Nhật, Quách Thị Thanh Tuyết, Phạm Tiến Đức tác động tiêu cực đó chính là hai vấn đề môi trường sau: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy giảm chất lượng môi trường (không khí, nước, đất). Vấn đề môi trường mà thành phố Hà Nội đang phải đối mặt, ÔNKK chính là vấn đề môi trường có tính chất nghiêm trọng nhất. CLKK là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của từng người dân, do đó, vấn đề này cần phải được quan tâm đúng mức. Các số liệu quan trắc CLKK được thu thập trong thời gian gần đây cho thấy CLKK tại thành phố Hà Nội có sự giảm sút rõ rệt. Ngoài ra, các báo cáo y tế cũng cho thấy số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp tại vùng này cũng có sự gia tăng đáng kể trong những năm gần (Hình 1). Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất đa dạng, với các đô thị lớn, nguồn gây ÔNKK chủ yếu từ hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động xây dựng và dân sinh. Trong đó, ÔNKK ở đô thị Việt Nam do hoạt động giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70 % [6]. Với mật độ các loại phương tiện giao thông lớn, chất lượng chưa tốt và hệ thống đường giao thông còn chật chội và chưa đồng bộ, lượng khí thải, bụi giao thông có xu hướng ngày càng gia tăng. Bài báo sử dụng thông số bụi PM2,5 để đánh giá vì bụi PM2,5 (hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5 µm) có ảnh hưởng lớn hơn đến sức khỏe do khả năng tích tụ và đi sâu vào cơ thể carbon đe ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏng lan truyền bụi mịn PM2,5 do phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kịch bản biến đổi khí hậu và quy hoạch 2030-2050 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0156 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AERMOD MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN BỤI MỊN PM2,5 DO PHÁT THẢI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUY HOẠCH 2030-2050 Đoàn Quang Trí *, Nguyễn Văn Nhật, Quách Thị Thanh Tuyết, Phạm Tiến Đức 0F Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 8 Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội TÓM TẮT Quá trình phát triển đô thị, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa kéo theo những tác động tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, tiêu biểu trong số những tác động tiêu cực đó chính là vấn đề sự suy giảm chất lượng môi trường không khí. Nghiên cứu sử dụng mô hình AMS/EPA Regulatory Model (AERMOD) để mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí do phát thải từ các phương tiện giao thông trong bối cảnh của biến đổi khí hậu. Kết quả mô phỏng dưới dạng thiết lập lưới tính không gian 2-3 chiều, đưa ra bản đồ lan truyền bụi PM2,5 trong thành phố Hà Nội theo các kịch bản hiện trạng năm 2020, năm 2030 và năm 2050 với nguồn phát thải chính là các phương tiện giao thông. Kết quả cho thấy trước tình trạng biến đổi khí hậu và quy hoạch phát triển giao thông năm 2030 và 2050 thì lượng bụi PM2,5 có xu hướng tăng, diện tích bị ảnh hưởng ngày càng nhiều. Để giảm thiểu tác hại của bụi PM2,5 cần có sự chuyển dịch các phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng các phương tiện công cộng, sử dụng các nhiên liệu thân thiện với môi trường, giảm tối đa lượng khí thải ra ngoài môi trường không khí. Từ khóa: Ô nhiễm không khí, AERMOD, PM2,5, Hà Nội. 1. MỞ ĐẦU Quá trình phát triển đô thị kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm không khí (ÔNKK) bởi áp lực gia tăng các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, các phương tiện giao thông trong khu vực. Trên thế giới, quá trình nghiên cứu đánh giá chất lượng ÔNKK được thực hiện tại nhiều quốc gia từ những năm 60-70 và đã thu được những kết quả nhất định. Các nghiên cứu đã tập trung vào phát triển và ứng dụng các mô hình chất lượng không khí (CLKK) để nghiên cứu vấn đề ÔNKK có xu hướng ngày càng gia tăng [1, 3, 4, 6, 12, 17]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây vấn đề ÔNKK ở khu vực nội đô, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh đang trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nhiều nghiên cứu phát triển mô hình, ứng dụng các mô hình thương mại đã được thực hiện và bước đầu đưa vào ứng dụng dự báo, cảnh báo ô nhiễm cho các khu vực thành phố lớn hoặc trên toàn lãnh thổ Việt Nam [2, 10, 11, 13, 14, 16]. Hà Nội với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và vị trí địa lý thuận lợi, vùng này có một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội có quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng. Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng đã kéo theo những tác động tiêu cực gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân trong vùng, tiêu biểu trong số những * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: doanquangtrikttv@gmail.com 12 Đoàn Quang Trí, Nguyễn Văn Nhật, Quách Thị Thanh Tuyết, Phạm Tiến Đức tác động tiêu cực đó chính là hai vấn đề môi trường sau: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy giảm chất lượng môi trường (không khí, nước, đất). Vấn đề môi trường mà thành phố Hà Nội đang phải đối mặt, ÔNKK chính là vấn đề môi trường có tính chất nghiêm trọng nhất. CLKK là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của từng người dân, do đó, vấn đề này cần phải được quan tâm đúng mức. Các số liệu quan trắc CLKK được thu thập trong thời gian gần đây cho thấy CLKK tại thành phố Hà Nội có sự giảm sút rõ rệt. Ngoài ra, các báo cáo y tế cũng cho thấy số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp tại vùng này cũng có sự gia tăng đáng kể trong những năm gần (Hình 1). Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất đa dạng, với các đô thị lớn, nguồn gây ÔNKK chủ yếu từ hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động xây dựng và dân sinh. Trong đó, ÔNKK ở đô thị Việt Nam do hoạt động giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70 % [6]. Với mật độ các loại phương tiện giao thông lớn, chất lượng chưa tốt và hệ thống đường giao thông còn chật chội và chưa đồng bộ, lượng khí thải, bụi giao thông có xu hướng ngày càng gia tăng. Bài báo sử dụng thông số bụi PM2,5 để đánh giá vì bụi PM2,5 (hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5 µm) có ảnh hưởng lớn hơn đến sức khỏe do khả năng tích tụ và đi sâu vào cơ thể carbon đe ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ô nhiễm không khí Mô hình AERMOD Kịch bản biến đổi khí hậu Mô hình chất lượng không khí Mô hình hóa môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
53 trang 324 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 110 0 0 -
93 trang 102 0 0
-
Mô phỏng các nguy cơ ngập lụt bởi nước biển dâng biến đổi khí hậu tại cửa sông Mã, Thanh Hóa
8 trang 78 0 0 -
Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí đối với nguồn thải công nghiệp ở Việt Nam: Phần 2
105 trang 68 0 0 -
Giáo trình Mô hình hóa môi trường: Phần 2 - TSKH: Bùi Tá Long
240 trang 64 1 0 -
17 trang 61 0 0
-
Gánh nặng tử vong và kinh tế do tác động của ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 53 0 0 -
Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam
10 trang 50 0 0 -
8 trang 46 0 0