Ứng dụng mô hình đào tạo kép nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 343.07 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày khái quát về hoạt động “đào tạo kép”, những lợi ích của nó đối với hoạt động đào tạo nghề và cách thức vận dụng mô hình trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nói chung và hoạt động đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình đào tạo kép nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí MinhỨng dụng mô hình “đào tạo kép” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Hồng Mơ Tóm tắt Bài tham luận trình bày khái quát về hoạt động “đào tạo kép”, những lợi ích của nó đốivới hoạt động đào tạo nghề và cách thức vận dụng mô hình trong hoạt động giáo dục nghềnghiệp nói chung và hoạt động đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng tạitrường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM. Từ khóa: Đào tạo kép, giáo dục nghề nghiệp, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 1.Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới, mô hình “Đào tạo kép” trở thành xu hướng tất yếu trong tất cả cáctrường đào tạo nghề bởi nó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa có chuyên mônvừa có kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng phát triển châu Á(ADB), các chuyên gia đều cho rằng lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, các kỹ năng đượctrang bị không phù hợp với yêu cầu thị trường và phải đào tạo lại. Theo đánh giá của Ngân hàngThế giới, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Cụthể theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến quý 2/2018 thì lực lượng lao độngtừ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 12,08 triệu người (chỉ chiếm 21,85% lựclượng lao động). Bên cạnh đó, Việt Nam đang trải qua cuộc cách mạng 4.0, sự thay đổi công nghệ, kỹ thuậttrong sản xuất kinh doanh, dịch vụ diễn ra nhanh chóng sẽ tác động đến cấu trúc việc làm. Theodự báo, trong thập niên tới, máy móc tự động sẽ thay thế người lao động, như vậy sẽ có nhiềungười lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc phải chuyển đổi ngành nghề. Những yêu cầutrên đòi hỏi hệ thống giáo dục bậc cao, giáo dục nghề nghiệp phải linh hoạt, mở và sẵn sàngcác năng lực cần thiết để cập nhật và theo kịp thị trường lao động. Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đàotạo đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đối với giáo dục nghề nghiệp như sau: “Đối với giáo dụcnghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năngnghề nghiệp theo hướng ứng dụng thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật, côngnghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong Quý 2/2018 có 171.000 chỗ làm được cácdoanh nghiệp đăng ký tuyển dụng nhưng chỉ có 14.400 người có nhu cầu tìm việc. Song songvới đó là số lao động thất nghiệp 1.100.000 người với 288.000 lao động đã qua đào tạo, chiếmtỷ lệ 26,18%. Qua số liệu trên cho thấy mặc dù yêu cầu tuyển dụng không ít nhưng số lao độngthất nghiệp vẫn cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: nội dung học chưa sâu vàothực tiễn, nặng lý thuyết ít thực hành, thiếu trang bị kỹ năng làm việc, đào tạo không phù hợpvới thị trường lao động, nhiều sinh viên ra trường không đảm nhận được công việc, phải đàotạo lại. Từ hiện trạng này đặt ra một số vấn đề: nội dung chương trình đào tạo cần đảm bảo kiếnthức chuyên môn về lý thuyết lẫn thực hành, song song kiến thức chuyên môn phải trang bị kỹ 963năng cần thiết và cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong quá trìnhđào tạo. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Khái quát về Đào tạo kép Nếu như ở Việt Nam, hình thức đào tạo kép còn khá xa lạ nhưng tại nước Đức, mô hìnhnày đã có từ lâu đời và rất phát triển. Mô hình này được cả thế giới đánh giá cao, bằng cấp đượcĐức cấp cho học viên tham gia mô hình đào tạo này được cả thế giới công nhận. Nhiều chuyêngia kinh tế cho rằng mô hình đào tạo kép là chìa khóa thành công của nền kinh tế Đức Trong hệ thống đào tạo này, người học được đào tạo khoảng 70% thời gian tại nơi làmviệc và 30% còn lại ở các trường nghề. Chính vì người học được đào tạo 2 nơi nên hệ thốngđào tạo này được gọi là “kép”. Cần lưu ý là tốt nghiệp THCS ở Đức, người học có 3 lựa chọnđể học cao hơn là học nghề kép, học nghề toàn thời gian tại các trường nghề hoặc học đại học.Như vậy, mô hình đào tạo kép chỉ là một trong 2 mô hình đào tạo nghề của nước Đức. Điềunày cũng lý giải vì sao một trường nghề của Đức thường vừa có học sinh theo mô hình kép vừacó học sinh theo mô hình đào tạo toàn thời gian tại trường. Theo số liệu năm 2018 của Viện nghiên cứu đào tạo nghề liên bang Đức thì khoảng52% dân số ở độ tuổi 16 - 24 tham gia hệ thống đào tạo nghề kép. Mức phụ cấp đào tạo trungbình cho người học được người sử dụng lao động trả là 876 euro/tháng. Quy mô hệ thống đàotạo kép khoảng 1,32 triệu người/năm với độ tuổi trung bình của người tham gia học là 19,4 tuổi.Về cơ cấu người học, theo số liệu năm 2016, trong tổng số học viên mới tuyển (hay số hợpđồng mới đượcngười sử dụng lao động ký với người học nghề kép) là 520.332 hợp đồng thì58,5% trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, 27,2% trong lĩnh vực thủ công, còn lại là trong lĩnhvực nông nghiệp, dịch vụ công và nghề tự do. Hiện có khoảng 20% các doanh nghiệp tại nước Đức tham gia đào tạo kép. Trung bình95% số người học tốt nghiệp có việc làm, trong đó khoảng 68% người học tiếp tục được côngty nhận đào tạo thuê tuyển ký hợp đồng lao động. Mức đầu tư trung bình cho một người họcnghề kép là 18.000 euro/năm nhưng khoảng 2/3 tổng chi phí sẽ được bù đắp từ việc tham giacủa người học trong quá trình sản xuất kinh doanh.Với quy mô và hiệu quả đào tạo của mô hìnhnhư vậy nên đào tạo kép được gọi là trụ cột của hệ thống đào tạo nghề ở Đức. 2.2. Vận hành của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình đào tạo kép nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí MinhỨng dụng mô hình “đào tạo kép” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Hồng Mơ Tóm tắt Bài tham luận trình bày khái quát về hoạt động “đào tạo kép”, những lợi ích của nó đốivới hoạt động đào tạo nghề và cách thức vận dụng mô hình trong hoạt động giáo dục nghềnghiệp nói chung và hoạt động đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng tạitrường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM. Từ khóa: Đào tạo kép, giáo dục nghề nghiệp, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 1.Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới, mô hình “Đào tạo kép” trở thành xu hướng tất yếu trong tất cả cáctrường đào tạo nghề bởi nó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa có chuyên mônvừa có kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng phát triển châu Á(ADB), các chuyên gia đều cho rằng lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, các kỹ năng đượctrang bị không phù hợp với yêu cầu thị trường và phải đào tạo lại. Theo đánh giá của Ngân hàngThế giới, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Cụthể theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến quý 2/2018 thì lực lượng lao độngtừ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 12,08 triệu người (chỉ chiếm 21,85% lựclượng lao động). Bên cạnh đó, Việt Nam đang trải qua cuộc cách mạng 4.0, sự thay đổi công nghệ, kỹ thuậttrong sản xuất kinh doanh, dịch vụ diễn ra nhanh chóng sẽ tác động đến cấu trúc việc làm. Theodự báo, trong thập niên tới, máy móc tự động sẽ thay thế người lao động, như vậy sẽ có nhiềungười lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc phải chuyển đổi ngành nghề. Những yêu cầutrên đòi hỏi hệ thống giáo dục bậc cao, giáo dục nghề nghiệp phải linh hoạt, mở và sẵn sàngcác năng lực cần thiết để cập nhật và theo kịp thị trường lao động. Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đàotạo đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đối với giáo dục nghề nghiệp như sau: “Đối với giáo dụcnghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năngnghề nghiệp theo hướng ứng dụng thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật, côngnghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong Quý 2/2018 có 171.000 chỗ làm được cácdoanh nghiệp đăng ký tuyển dụng nhưng chỉ có 14.400 người có nhu cầu tìm việc. Song songvới đó là số lao động thất nghiệp 1.100.000 người với 288.000 lao động đã qua đào tạo, chiếmtỷ lệ 26,18%. Qua số liệu trên cho thấy mặc dù yêu cầu tuyển dụng không ít nhưng số lao độngthất nghiệp vẫn cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: nội dung học chưa sâu vàothực tiễn, nặng lý thuyết ít thực hành, thiếu trang bị kỹ năng làm việc, đào tạo không phù hợpvới thị trường lao động, nhiều sinh viên ra trường không đảm nhận được công việc, phải đàotạo lại. Từ hiện trạng này đặt ra một số vấn đề: nội dung chương trình đào tạo cần đảm bảo kiếnthức chuyên môn về lý thuyết lẫn thực hành, song song kiến thức chuyên môn phải trang bị kỹ 963năng cần thiết và cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong quá trìnhđào tạo. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Khái quát về Đào tạo kép Nếu như ở Việt Nam, hình thức đào tạo kép còn khá xa lạ nhưng tại nước Đức, mô hìnhnày đã có từ lâu đời và rất phát triển. Mô hình này được cả thế giới đánh giá cao, bằng cấp đượcĐức cấp cho học viên tham gia mô hình đào tạo này được cả thế giới công nhận. Nhiều chuyêngia kinh tế cho rằng mô hình đào tạo kép là chìa khóa thành công của nền kinh tế Đức Trong hệ thống đào tạo này, người học được đào tạo khoảng 70% thời gian tại nơi làmviệc và 30% còn lại ở các trường nghề. Chính vì người học được đào tạo 2 nơi nên hệ thốngđào tạo này được gọi là “kép”. Cần lưu ý là tốt nghiệp THCS ở Đức, người học có 3 lựa chọnđể học cao hơn là học nghề kép, học nghề toàn thời gian tại các trường nghề hoặc học đại học.Như vậy, mô hình đào tạo kép chỉ là một trong 2 mô hình đào tạo nghề của nước Đức. Điềunày cũng lý giải vì sao một trường nghề của Đức thường vừa có học sinh theo mô hình kép vừacó học sinh theo mô hình đào tạo toàn thời gian tại trường. Theo số liệu năm 2018 của Viện nghiên cứu đào tạo nghề liên bang Đức thì khoảng52% dân số ở độ tuổi 16 - 24 tham gia hệ thống đào tạo nghề kép. Mức phụ cấp đào tạo trungbình cho người học được người sử dụng lao động trả là 876 euro/tháng. Quy mô hệ thống đàotạo kép khoảng 1,32 triệu người/năm với độ tuổi trung bình của người tham gia học là 19,4 tuổi.Về cơ cấu người học, theo số liệu năm 2016, trong tổng số học viên mới tuyển (hay số hợpđồng mới đượcngười sử dụng lao động ký với người học nghề kép) là 520.332 hợp đồng thì58,5% trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, 27,2% trong lĩnh vực thủ công, còn lại là trong lĩnhvực nông nghiệp, dịch vụ công và nghề tự do. Hiện có khoảng 20% các doanh nghiệp tại nước Đức tham gia đào tạo kép. Trung bình95% số người học tốt nghiệp có việc làm, trong đó khoảng 68% người học tiếp tục được côngty nhận đào tạo thuê tuyển ký hợp đồng lao động. Mức đầu tư trung bình cho một người họcnghề kép là 18.000 euro/năm nhưng khoảng 2/3 tổng chi phí sẽ được bù đắp từ việc tham giacủa người học trong quá trình sản xuất kinh doanh.Với quy mô và hiệu quả đào tạo của mô hìnhnhư vậy nên đào tạo kép được gọi là trụ cột của hệ thống đào tạo nghề ở Đức. 2.2. Vận hành của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình đào tạo kép Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Giáo dục nghề nghiệp Quản lý đào tạo nghề Đổi mới giáo dục Đào tạo nhân lực ngành du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
279 trang 245 2 0
-
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 244 0 0 -
5 trang 233 0 0
-
6 trang 219 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 199 0 0 -
170 trang 195 2 0
-
9 trang 181 0 0
-
21 trang 179 0 0
-
9 trang 159 0 0
-
7 trang 157 0 0