Danh mục

Ứng dụng mô hình Holast để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại một điểm đến: Trường hợp thành phố Đà Nẵng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.38 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình HOLSAT đo lường sự hài lòng của khách du lịch tại một điểm đến bằng cách so sánh cảm nhận về các thuộc tính tích cực và tiêu cực của kỳ nghỉ với kỳ vọng của khách du lịch. Mô hình không sử dụng các thuộc tính cố định cho tất cả các điểm đến. Thay vào đó, nó sử dụng các thuộc tính phù hợp với từng điểm đến cụ thể. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại một điểm đến, trường hợp tại thành phố Đà Nẵng. Qua đó, có những ý kiến đóng góp cho sự phát triển của du lịch Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình Holast để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại một điểm đến: Trường hợp thành phố Đà NẵngTuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HOLSAT ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI MỘT ĐIỂM ĐẾN: TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG USING HOLSAT MODEL TO EVALUATE INTERNATIONAL TOURIST SATISFACTION AT A DESTINATION: IN CASE DA NANG CITY SVTH: Võ Lê Hạnh Thi Lớp 32K05, Khoa Thống kê - Tin học, Trường Đại học Kinh tế GVHD: ThS. Nguyễn Bá Thế Khoa Thống kê - Tin học, Trường Đại học Kinh tế TÓM TẮT Mô hình HOLSAT đo lường sự hài lòng của khách du lịch tại một điểm đến bằng cách sosánh cảm nhận về các thuộc tính tích cực và tiêu cực của kỳ nghỉ với kỳ vọng của khách du lịch.Mô hình không sử dụng các thuộc tính cố định cho tất cả các điểm đến. Thay vào đó, nó sử dụngcác thuộc tính phù hợp với từng điểm đến cụ thể. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình HOLSAT đểđánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại một điểm đến, trường hợp tại thành phố ĐàNẵng. Qua đó, có những ý kiến đóng góp cho sự phát triển của du lịch Đà Nẵng. ABSTRACT HOLSAT model measures tourist satisfaction at a destination by comparing theperformance of positive and negative holiday attributes against a tourist’s expectations. Modeldoesn’t use fixed attributes for all destinations. Instead, it uses appropriate attributes for eachparticular destination. This paper uses HOLSAT model to evaluate international tourist satisfactionat a destination: in case Da Nang city. Thereby, there are ideas that contribute for the developmentof Da Nang tourism.1. Mở đầu1.1. Đặt vấn đề Đà Nẵng không chỉ được biết đến như một thành phố cửa biển mà còn là điểm đếndu lịch. Thành phố có nhiều lợi thế so sánh so với các địa phương khác trên cả nước nhất làlĩnh vực du lịch, dịch vụ. Hàng năm, Đà Nẵng đón tiếp hàng trăm nghìn lượt khách đếntham quan du lịch. Nhưng việc Đà Nẵng để lại ấn tượng như thế nào trong lòng du kháchsau khi đến đây, đặc biệt là khách quốc tế, còn là vấn đề quan trọng hơn. Làm thế nào đểdu khách không chỉ đến Đà Nẵng một lần mà còn trở lại và giới thiệu cho những ngườikhác. Điều đó phụ thuộc vào những trải nghiệm mà họ cảm nhận trong khi du lịch. Từ thựctế đó, mong rằng đề tài sẽ cung cấp một cách thức đo lường sự hài lòng của khách du lịchnước ngoài tại Đà Nẵng.1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: du khách quốc tế sau khi đã du lịch tại Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch 87 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 quốc tế sau khi du lịch tại Đà Nẵng. Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch đi theo tour trọn gói và khách du lịch ba lô. So sánh sự hài lòng của khách du lịch đi theo tour trọn gói và khách du lịch ba lô. Dựa vào các kết quả phân tích để đưa ra những nhận xét và ý kiến đóng góp cho du lịch Đà Nẵng.1.4. Phương pháp nghiên cứu. Dựa vào các nghiên cứu về mô hình HOLSAT của các tác giả để có cái nhìn chính xác và cụ thể về mô hình. Tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người có nhiều năm kinh nghiệm về du lịch. Tiến hành điều tra, phỏng vấn khách du lịch về sự đánh giá và cảm nhận sau khi du lịch Đà Nẵng. Tổng hợp, phân tích để đưa ra kết luận.2. 2. Nội dung2.1. Mô hình HOLSAT (HOLiday SATisfaction) Tribe và Snaith (1998) phát triển mô hình HOLSAT và sử dụng nó để đánh giá sựhài lòng của kỳ nghỉ tại khu nghỉ mát nổi tiếng của Varadero, Cuba. Mô hình HOLSAT đolường sự hài lòng của một khách du lịch với trải nghiệm về kỳ nghỉ của họ tại một điểmđến hơn là một dịch vụ cụ thể. Hơn nữa, nó không sử dụng một danh sách cố định cácthuộc tính, chung cho tất cả các điểm đến mà các thuộc tính được tạo ra phù hợp với từngđiểm đến cụ thể vì mỗi điểm đến du lịch có nét độc đáo riêng. Một đặc điểm quan trọngcủa công cụ HOLSAT là xem xét đến các thuộc tính tích cực cũng như các thuộc tính tiêucực khi diễn tả các đặc tính chủ chốt của một điểm đến. Như vậy, có thể xác định một điểmđến với một kết hợp của cả hai loại thuộc tính. Nét đặc biệt của mô hình là một bảng câu hỏi trong đó người trả lời được yêu cầuđánh giá mức kỳ vọng của mỗi thuộc tính kỳ nghỉ (tức là ấn tượng của du khách trước khiđi du lịch) và đánh giá cảm nhận hoặc sự trải nghiệm trên cùng một bộ thuộc tính tiếp saunhững kinh nghiệm về kỳ nghỉ (tức là sau khi đi du lịch). Một thang đo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: