Danh mục

Ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế vào phương pháp giảng dạy E-Learning

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 873.01 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

E-Learning được dự báo sẽ trở thành một xu hướng phát triển mới của ngành giáo dục cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay, E-Learning sẽ ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng. Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm hạn chế như hạn chế về sự tương tác giữa học viên và giảng viên, hạn chế về học cụ và động lực học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế vào phương pháp giảng dạy E-Learning ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG THỰC TẾ VÀO PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY E-LEARNING ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Liên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Tóm tắt E-Learning được dự báo sẽ trở thành một xu hướng phát triển mới của ngànhgiáo dục cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Với sự phát triển bùng nổ củacông nghệ như hiện nay, E-Learning sẽ ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạtvà tiện dụng. Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm hạn chế như hạn chế về sự tương tácgiữa học viên và giảng viên, hạn chế về học cụ và động lực học tập. Với mục tiêu“học viên là trọng tâm” và xuất phát từ những điểm mạnh, điểm yếu của phươngpháp học tập này, tác giả đề xuất việc ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế vào giảngdậy tại Việt Nam. Mô hình giảng dạy này cũng đã được nhiều trường áp dụng trênthế giới. Mô hình mô phỏng thực tế là các mô hình được thiết kế dựa trên các dữliệu, số liệu, giao dịch… xảy ra trên thực tế, và được mô phỏng và thiết kế lại mộtcách sơ lược để giúp cho người học hiểu được sự vận hành của thực tế và áp dụng lýthuyết vào thực tế như thế nào. Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể của việc áp dụngcho môn học Quản trị rủi ro. Đồng thời đưa ra những khó khăn gặp là sự đầu tư vềnguồn lực, công nghệ. Bên cạnh đó lợi ích đem lại là rất lớn với hiệu quả đào tạotăng cao, và sự khác biệt trong cách thức đào tạo. Từ khóa: E-Learning, mô hình mô phỏng, banking game Nếu sử dụng công cụ tìm kiếm với từ khóa “phương pháp giáo dục E-Learning” chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều bài báo trong khoảng 4-5 năm gần đây vớicác nội dung như: E-Learning là một xu thế tất yếu của xã hội, E-Learning cách họcmới trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, E-Learning giải pháp nâng cao hiệu quảchất lượng đào tạo hiện nay… Dường như, E-Learning là giải pháp mới về giáo dụcđi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu đào tạo chomột phân khúc khách hàng nhất định mà cách học truyền thống chưa thực hiện được. Học viên hay chính là “khách hàng” của phương pháp giáo dục E-Learning đasố nằm trong phân khúc những người đã có kinh nghiệm làm việc, đang đi làm, hạnchế về mặt thời gian cho việc tham gia các phương pháp giáo dục truyền thống. Ưuđiểm của phương pháp học E-Learning là: Thứ nhất là sự linh hoạt trong thời gianhọc, người học có thể học theo thời gian biểu của cá nhân, rất phù hợp với ngườiđang đi làm và muốn nâng cao trình độ. Thứ hai, nhờ ứng dụng công nghệ thông tinnên các chương trình E-Learning có giao diện phong phú, sử dụng nhiều hiệu ứng đa 259phương tiện, nhiều phần mềm, ứng dụng hỗ trợ việc dạy và học… Thứ ba, cácchương trình E-Learning thường gồm giảng viên chuyên môn và giảng viên doanhnghiệp để cung cấp lý thuyết cũng như kiến thức thực tế cho sinh viên. Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp E-Learning vẫn còn những điểm hạnchế: Thứ nhất, sự tương tác giữa giáo viên và học viên vẫn bị hạn chế, đặc biệt đối vớicác môn học có nhiều khái niệm mới, đòi hỏi phải có sự giải thích từ phía giáo viên,cũng như tư duy logic từ phía học viên. Thứ hai, phương pháp học E-Learning cũngnhư phương pháp học truyền thống hiện nay ở Việt Nam đều thiếu học cụ giúp chosinh viên có thể hình dung cụ thể thực tế vận hành như thế nào. Thứ ba, E-Learningcho phép học viên hoàn toàn làm chủ quá trình học của bản thân, do vậy nếu nội dungbài học và các học cụ hỗ trợ (bài tập tình huống, bài kiểm tra, diễn đàn…) mà nội dungkhông hấp dẫn và phục vụ cho bản thân người học thì phương pháp học này sẽ khôngphát huy được hiệu quả. Xuất phát từ những phân tích ưu thế đặc biệt về ứng dụng công nghệ thông tin vàhạn chế là thiếu sự tương tác và tính thực tiễn của phương pháp giáo dục E-Learning,và xuất phát từ mục tiêu “học viên là trọng tâm”, tác giả đề xuất giải pháp sử dụng môhình mô phỏng thực tế để tăng hiệu quả của phương pháp giáo dục này. Mô hình môphỏng thực tế là các mô hình được thiết kế dựa trên các dữ liệu, số liệu, giao dịch…xảy ra trên thực tế, và được mô phỏng và thiết kế lại một cách sơ lược để giúp cho ngườihọc hiểu được sự vận hành của thực tế và áp dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào.Việc xây dựng mô hình mô phỏng thực tế có thể áp dụng trong nhiều môn học như quảntrị kinh doanh, ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro… và các môn học có các bài tậptình huống, qua đó người học có thể hình dung được thực tế vận hành ra sao. Đề xuất cụ thể phương án xây dựng mô hình mô phỏng thực tế cho môn họcNgân hàng thương mại của chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến. Mô hình này cótên là “Banking game”, đây là một phần mềm được xây dựng dựa trên nội dung củamôn học, các dữ liệu và thực tế vận hành của các ngân hàng ở Việt Nam. Tác giả đưara một số g ...

Tài liệu được xem nhiều: