Ứng dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian trong phân tích mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX)
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 352.09 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu sử dụng Mô hình phân tích chuỗi thời gian Var(p) để xem xét mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô như CPI – chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng cung tiền,... và giá cổ phiếu trên sàn HSX. Đây thực sự là một vấn đề quan trọng và rất cần được quan tâm ở tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian trong phân tích mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 26. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHUỖI THỜI GIAN TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HSX) Sinh viên lớp 17DQF. Nguyễn Tâm Nhi Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Bài nghiên cứu sử dụng Mô hình phân tích chuỗi thời gian Var(p) để xem xét mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô như CPI – chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng cung tiền,... và giá cổ phiếu trên sàn HSX. Đây thực sự là một vấn đề quan trọng và rất cần được quan tâm ở tại Việt Nam. Các kết quả của mô hình được tổng hợp thông qua kiểm định nhân quả Granger, Đồ thị hàm phản ứng xung và Bảng phân rã phương sai. Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích sự tác động qua lại giữa các biến, từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp hiệu quả cao nhất để mang lại nhiều cơ hội, lợi nhuận và phòng tránh rủi ro cho các nhà đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Từ khóa: Mô hình VAR(P), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), VN-Index, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng cung tiền 271 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1. GIỚI THIỆU Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, sự phát triển của các quốc gia trên thế giới đã khẳng định mối liên hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán. Hiện nay, có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề trên, tuy nhiên, trong mỗi điều kiện và thời điểm khác nhau thì các yếu tố và sự tác động sẽ hoàn toàn bị biến đổi. Do đó, trong bối cảnh này, việc nghiên cứu về mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu trên sàn HSX là vô cũng hữu ích. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ các chính sách vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu. Friedman và Schwartz (1963) đã nghiên cứu về mối quan hệ cung tiền và thu nhập chứng khoán, theo đó thì giá chứng khoán sẽ tăng lên khi gia tăng cung tiền, vì điều đó làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho cổ phiếu. Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian 1929 đến năm 1981 đã thể hiện rằng: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù của thị trường cổ phiếu” (Leeb và Conrad,1996). Trong nghiên cứu của Al-Qenae và cộng tác viên (2002) về cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuwait cho thấy, giá của cổ phiếu có tỷ lệ thuận với biến EPS và GNP, nhưng lại có tỷ lệ nghịch với các biến lãi suất và lạm phát. Liu và Sharestha (2008) đã phân tích trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, tìm ra mối tương quan thuận giữa cổ phiếu với gía trị sản xuất công nghiệp, cung tiền và tương quan nghịch giữa giá cổ phiếu với tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Mahmudul và Sahah Uddin (2009) với nghiên cứu về mối quan hệ lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Thông qua đó, làm rõ tác động tiêu cực giữa giá cổ phiếu và lãi suất. Tác giả George Filis (2009) sử dụng mô hình Var để tìm hiểu về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và giá trị sản lượng công nghiệp và kết quả thấy được giá trị sản lượng công nghiệp có tác động tích cực đến giá cổ phiếu.Mehr- un-Nisa và Nishat (2012) đã sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) nghiên cứu sự ảnh hưởng của chi tiêu tài chính công ty và các yếu tố vĩ mô đến giá của cổ phiếu niêm yết trên Thị trường chứng khoán Karachi (Pakistan). Năm 2012, Aurangzeb đã nghiên cứu trên ba thị trường chứng khoán ở khu vực Nam Á và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá các cổ phiếu. Tại Việt Nam, trong nghiên cứu “Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam” thể hiện mối quan hệ tích cực giữa chỉ số giá thị trường đối với các biến cung tiền, sản lượng công nghiệp và giá dầu thế giới. Nhưng, VN-Index lại có quan hệ tiêu cực đối với lãi suất và tỷ giá hoái đối (Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo, 2013). Hussainey và Ngoc (2009) nghiên 272 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô của Việt Nam và của Mỹ đến giá cổ phiếu của Việt Nam. Từ đó, đưa ra kết luận mối tương quan thuận giữa giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam và Mỹ đối với cổ phiếu Việt Nam. Đồng thời, làm rõ mối tương quan nghịch giữa lãi suất và giá cổ phiếu. Mục tiêu của bài nghiên cứu này, là xem xét mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô đối với chỉ số VN-index. Từ đó, giúp các nhà đầu tư đưa ra các phân tích và chiến lược phù hợp. Đồng thời, đề xuất các chính sách giúp tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. GIỚI THIỆU DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Đây là số liệu được thu thập cho khoảng thời gian từ tháng 01/2010 đến tháng 4/2020, bao gồm ba yếu tố kinh tế vĩ mô và chỉ số VN-Index được sử dụng trong phân tích (Bảng 1). Bảng 1: Mô tả các biến số Tên yếu tố vĩ mô Ký hiệu Định nghĩa Chỉ sô VN-Index X1 Chỉ số Vn-Index là chỉ số đóng cửa ngày cuối cùng trong tháng Chỉ số CPI X2 Chỉ số giá tiêu dùng (hàng tháng) Tỷ giá hối đoái X3 Tỷ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian trong phân tích mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 26. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHUỖI THỜI GIAN TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HSX) Sinh viên lớp 17DQF. Nguyễn Tâm Nhi Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Bài nghiên cứu sử dụng Mô hình phân tích chuỗi thời gian Var(p) để xem xét mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô như CPI – chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng cung tiền,... và giá cổ phiếu trên sàn HSX. Đây thực sự là một vấn đề quan trọng và rất cần được quan tâm ở tại Việt Nam. Các kết quả của mô hình được tổng hợp thông qua kiểm định nhân quả Granger, Đồ thị hàm phản ứng xung và Bảng phân rã phương sai. Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích sự tác động qua lại giữa các biến, từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp hiệu quả cao nhất để mang lại nhiều cơ hội, lợi nhuận và phòng tránh rủi ro cho các nhà đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Từ khóa: Mô hình VAR(P), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), VN-Index, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng cung tiền 271 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1. GIỚI THIỆU Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, sự phát triển của các quốc gia trên thế giới đã khẳng định mối liên hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán. Hiện nay, có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề trên, tuy nhiên, trong mỗi điều kiện và thời điểm khác nhau thì các yếu tố và sự tác động sẽ hoàn toàn bị biến đổi. Do đó, trong bối cảnh này, việc nghiên cứu về mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu trên sàn HSX là vô cũng hữu ích. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ các chính sách vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu. Friedman và Schwartz (1963) đã nghiên cứu về mối quan hệ cung tiền và thu nhập chứng khoán, theo đó thì giá chứng khoán sẽ tăng lên khi gia tăng cung tiền, vì điều đó làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho cổ phiếu. Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian 1929 đến năm 1981 đã thể hiện rằng: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù của thị trường cổ phiếu” (Leeb và Conrad,1996). Trong nghiên cứu của Al-Qenae và cộng tác viên (2002) về cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuwait cho thấy, giá của cổ phiếu có tỷ lệ thuận với biến EPS và GNP, nhưng lại có tỷ lệ nghịch với các biến lãi suất và lạm phát. Liu và Sharestha (2008) đã phân tích trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, tìm ra mối tương quan thuận giữa cổ phiếu với gía trị sản xuất công nghiệp, cung tiền và tương quan nghịch giữa giá cổ phiếu với tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Mahmudul và Sahah Uddin (2009) với nghiên cứu về mối quan hệ lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Thông qua đó, làm rõ tác động tiêu cực giữa giá cổ phiếu và lãi suất. Tác giả George Filis (2009) sử dụng mô hình Var để tìm hiểu về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và giá trị sản lượng công nghiệp và kết quả thấy được giá trị sản lượng công nghiệp có tác động tích cực đến giá cổ phiếu.Mehr- un-Nisa và Nishat (2012) đã sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) nghiên cứu sự ảnh hưởng của chi tiêu tài chính công ty và các yếu tố vĩ mô đến giá của cổ phiếu niêm yết trên Thị trường chứng khoán Karachi (Pakistan). Năm 2012, Aurangzeb đã nghiên cứu trên ba thị trường chứng khoán ở khu vực Nam Á và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá các cổ phiếu. Tại Việt Nam, trong nghiên cứu “Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam” thể hiện mối quan hệ tích cực giữa chỉ số giá thị trường đối với các biến cung tiền, sản lượng công nghiệp và giá dầu thế giới. Nhưng, VN-Index lại có quan hệ tiêu cực đối với lãi suất và tỷ giá hoái đối (Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo, 2013). Hussainey và Ngoc (2009) nghiên 272 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô của Việt Nam và của Mỹ đến giá cổ phiếu của Việt Nam. Từ đó, đưa ra kết luận mối tương quan thuận giữa giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam và Mỹ đối với cổ phiếu Việt Nam. Đồng thời, làm rõ mối tương quan nghịch giữa lãi suất và giá cổ phiếu. Mục tiêu của bài nghiên cứu này, là xem xét mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô đối với chỉ số VN-index. Từ đó, giúp các nhà đầu tư đưa ra các phân tích và chiến lược phù hợp. Đồng thời, đề xuất các chính sách giúp tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. GIỚI THIỆU DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Đây là số liệu được thu thập cho khoảng thời gian từ tháng 01/2010 đến tháng 4/2020, bao gồm ba yếu tố kinh tế vĩ mô và chỉ số VN-Index được sử dụng trong phân tích (Bảng 1). Bảng 1: Mô tả các biến số Tên yếu tố vĩ mô Ký hiệu Định nghĩa Chỉ sô VN-Index X1 Chỉ số Vn-Index là chỉ số đóng cửa ngày cuối cùng trong tháng Chỉ số CPI X2 Chỉ số giá tiêu dùng (hàng tháng) Tỷ giá hối đoái X3 Tỷ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình VAR Chỉ số giá tiêu dùng Tỷ giá hối đoái Tốc độ tăng trưởng cung tiền Kinh tế vĩ môGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 716 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 536 0 0 -
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 458 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Phần 1
275 trang 274 5 0 -
38 trang 231 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 229 1 0 -
Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
39 trang 222 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 216 0 0