Ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 449.00 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai trình bày kết quả ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá mức độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phương pháp chủ đạo là ứng dụng mô hình phân tích không gian GIS để thành lập bản đồ cấu trúc cảnh quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0157 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM XÓI MÒN CẢNH QUAN TẠI XÃ NGŨ CHỈ SƠN, THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI Kiều Quốc Lập *, Ngô Văn Giới, Mai Xuân Thiện 0F Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá mức độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phương pháp chủ đạo là ứng dụng mô hình phân tích không gian GIS để thành lập bản đồ cấu trúc cảnh quan. Dựa vào bản đồ cấu trúc đơn vị cảnh quan, xây dựng mô hình đánh giá độ xói mòn cảnh quan từ các nhân tố xói mòn bao gồm lượng mưa, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, lớp phủ thực vật và biện pháp canh tác. Các thuật toán được sử dụng bao gồm chồng xếp không gian, nội suy không gian, phân loại thuộc tính và chỉ số trung bình cộng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ các mức độ nhạy cảm xói mòn của từng đơn vị cảnh quan, phân cấp mức độ nhạy cảm xói mòn thành 5 cấp: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Trong đó mức độ xói mòn cao và rất cao chiếm 31,25 % diện tích khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá và phân cấp mức độ xói mòn cảnh quan là cơ sở để đưa ra các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Độ nhạy cảm, xói mòn, cảnh quan, phân tích không gian, Ngũ Chỉ Sơn. 1. MỞ ĐẦU Độ nhạy cảm xói mòn của cảnh quan là tổng hợp các mức độ nhạy cảm xói mòn của các hợp phần cảnh quan dưới tác động của các nhân tố tự nhiên, như địa hình, lượng mưa, thảm thực vật, lũ, xói mòn đất [10]. Đơn vị cảnh quan - dạng cảnh quan là đơn vị cơ sở để đánh giá độ nhạy cảm cảm xói mòn cảnh quan. Trong đó, mức độ nhạy cảm xói mòn của một đơn vị cảnh quan dựa vào mức độ xói mòn đất, mức độ xói mòn do yếu tố địa hình, mức độ xói mòn do lượng mưa, mức độ xói mòn do địa hình, mức độ xói mòn do mất lớp phủ thực vật, mức độ xói mòn do phương thức canh tác của con người. Độ nhạy cảm xói mòn của cảnh quan được coi là chỉ số quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan miền núi, nhằm phản ánh mức độ bền vững trong khai thác và sử dụng lãnh thổ. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cảnh quan miền núi, không nhiều các nghiên cứu đề cập đến độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan miền núi, có khá ít nghiên cứu về chỉ số xói mòn dưới góc độ chỉ số cảnh quan. Đa phần các nghiên cứu tập trung vào chỉ số xói mòn đất, trong đó điển hình là nghiên cứu xói mòn đất theo phương trình mất đất phổ dụng của Wiscehmeir và Smith và phân tích các yếu tố tác động đến xói mòn cảnh quan như địa hình, địa mạo, lượng mưa, thảm thực vật [8]. Ngày nay, việc áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu cảnh quan trở nên phổ biến. Các nghiên cứu đánh giá chỉ số cảnh quan miền núi bằng ảnh viễn thám và GIS đã tiếp cập với hướng nghiên cứu định lượng, mô tả, so sánh không gian nghiên cứu trực quan bằng hệ thống bản đồ. Một số nghiên cứu tiêu biểu theo hướng ứng dụng viễn thám và GIS trong phân tích cảnh quan miền núi phải kể đến như nghiên cứu đánh giá chỉ số xói mòn đất * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: lapkq@tnus.edu.vn 26 Ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại … trên cảnh quan Kart bằng ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM và phần mềm ArcGIS [1]; Phân loại và giám sát cảnh quan miền núi bằng ảnh vệ tinh và mô hình DEM [2]; Tích hợp viễn thám, GIS và dữ liệu lượng mưa trong phân tích chỉ số xói mòn đất theo cảnh quan lưu vực [3]. Công nghệ GIS cho phép mô phỏng kết quả nghiên cứu, hiển thị các chỉ số cảnh quan bằng không gian trực quan, khắc phục được những hạn chế về mô phỏng không gian nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tại chưa có các mô hình nghiên cứu tổng hợp chuyên về đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan trên cơ sở xác định tổng hợp các nhân tố tác động. Ở Việt Nam, nghiên cứu cảnh quan nói chung và nghiên cứu chỉ số xói mòn cảnh quan còn nhiều hạn chế, chưa có nghiên cứu cụ thể trong xác lập chỉ số xói mòn cảnh quan. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này đã sử dụng công nghệ địa không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan khu vực miền núi tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chức năng phân tích không gian GIS cho phép phân tích đặc điểm cấu trúc không gian các đơn vị cảnh quan, đồng thời đánh giá tổng hợp các chỉ số về độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan thông qua các chỉ số ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0157 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM XÓI MÒN CẢNH QUAN TẠI XÃ NGŨ CHỈ SƠN, THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI Kiều Quốc Lập *, Ngô Văn Giới, Mai Xuân Thiện 0F Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá mức độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phương pháp chủ đạo là ứng dụng mô hình phân tích không gian GIS để thành lập bản đồ cấu trúc cảnh quan. Dựa vào bản đồ cấu trúc đơn vị cảnh quan, xây dựng mô hình đánh giá độ xói mòn cảnh quan từ các nhân tố xói mòn bao gồm lượng mưa, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, lớp phủ thực vật và biện pháp canh tác. Các thuật toán được sử dụng bao gồm chồng xếp không gian, nội suy không gian, phân loại thuộc tính và chỉ số trung bình cộng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ các mức độ nhạy cảm xói mòn của từng đơn vị cảnh quan, phân cấp mức độ nhạy cảm xói mòn thành 5 cấp: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Trong đó mức độ xói mòn cao và rất cao chiếm 31,25 % diện tích khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá và phân cấp mức độ xói mòn cảnh quan là cơ sở để đưa ra các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Độ nhạy cảm, xói mòn, cảnh quan, phân tích không gian, Ngũ Chỉ Sơn. 1. MỞ ĐẦU Độ nhạy cảm xói mòn của cảnh quan là tổng hợp các mức độ nhạy cảm xói mòn của các hợp phần cảnh quan dưới tác động của các nhân tố tự nhiên, như địa hình, lượng mưa, thảm thực vật, lũ, xói mòn đất [10]. Đơn vị cảnh quan - dạng cảnh quan là đơn vị cơ sở để đánh giá độ nhạy cảm cảm xói mòn cảnh quan. Trong đó, mức độ nhạy cảm xói mòn của một đơn vị cảnh quan dựa vào mức độ xói mòn đất, mức độ xói mòn do yếu tố địa hình, mức độ xói mòn do lượng mưa, mức độ xói mòn do địa hình, mức độ xói mòn do mất lớp phủ thực vật, mức độ xói mòn do phương thức canh tác của con người. Độ nhạy cảm xói mòn của cảnh quan được coi là chỉ số quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan miền núi, nhằm phản ánh mức độ bền vững trong khai thác và sử dụng lãnh thổ. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cảnh quan miền núi, không nhiều các nghiên cứu đề cập đến độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan miền núi, có khá ít nghiên cứu về chỉ số xói mòn dưới góc độ chỉ số cảnh quan. Đa phần các nghiên cứu tập trung vào chỉ số xói mòn đất, trong đó điển hình là nghiên cứu xói mòn đất theo phương trình mất đất phổ dụng của Wiscehmeir và Smith và phân tích các yếu tố tác động đến xói mòn cảnh quan như địa hình, địa mạo, lượng mưa, thảm thực vật [8]. Ngày nay, việc áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu cảnh quan trở nên phổ biến. Các nghiên cứu đánh giá chỉ số cảnh quan miền núi bằng ảnh viễn thám và GIS đã tiếp cập với hướng nghiên cứu định lượng, mô tả, so sánh không gian nghiên cứu trực quan bằng hệ thống bản đồ. Một số nghiên cứu tiêu biểu theo hướng ứng dụng viễn thám và GIS trong phân tích cảnh quan miền núi phải kể đến như nghiên cứu đánh giá chỉ số xói mòn đất * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: lapkq@tnus.edu.vn 26 Ứng dụng mô hình phân tích không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan tại … trên cảnh quan Kart bằng ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM và phần mềm ArcGIS [1]; Phân loại và giám sát cảnh quan miền núi bằng ảnh vệ tinh và mô hình DEM [2]; Tích hợp viễn thám, GIS và dữ liệu lượng mưa trong phân tích chỉ số xói mòn đất theo cảnh quan lưu vực [3]. Công nghệ GIS cho phép mô phỏng kết quả nghiên cứu, hiển thị các chỉ số cảnh quan bằng không gian trực quan, khắc phục được những hạn chế về mô phỏng không gian nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tại chưa có các mô hình nghiên cứu tổng hợp chuyên về đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan trên cơ sở xác định tổng hợp các nhân tố tác động. Ở Việt Nam, nghiên cứu cảnh quan nói chung và nghiên cứu chỉ số xói mòn cảnh quan còn nhiều hạn chế, chưa có nghiên cứu cụ thể trong xác lập chỉ số xói mòn cảnh quan. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này đã sử dụng công nghệ địa không gian trong đánh giá độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan khu vực miền núi tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chức năng phân tích không gian GIS cho phép phân tích đặc điểm cấu trúc không gian các đơn vị cảnh quan, đồng thời đánh giá tổng hợp các chỉ số về độ nhạy cảm xói mòn cảnh quan thông qua các chỉ số ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình phân tích không gian Xói mòn cảnh quan Bảo vệ môi trường Bản đồ cấu trúc cảnh quan Kinh tế sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 689 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
10 trang 284 0 0
-
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 233 4 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 180 0 0 -
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 147 0 0 -
Giải pháp xây dựng TCVN và QCVN về xe điện hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
2 trang 144 0 0 -
130 trang 143 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 139 0 0 -
22 trang 125 0 0