Danh mục

Ứng dụng mô hình quản lý vòng đời dự án (PCM-FASID) trong việc đánh giá sau dự án xây dựng đường ô tô

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, các dự án đầu từ chỉ mới dừng lại ở việc thực hiện đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác. Việc đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư sau khi đưa vào vận hành và khai thác chưa được quan tâm một cách có khoa học và có luận chứng. Bài báo này giới thiệu mô hình quản lý vòng đời dự án (PCMFASID), đồng thời liên hệ cụ thể cho điều kiện của Việt Nam, và xây dựng phương thức đánh giá sau dự án xây dựng đường ô tô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình quản lý vòng đời dự án (PCM-FASID) trong việc đánh giá sau dự án xây dựng đường ô tô KS. Nguyễn Văn Cường & TS. Đinh Văn Hiệp ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN (PCM-FASID) TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SAU DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ Modified Project Management Cycle Methodology for Road Infrastructure Development in Vietnam: Application of PCM-FASID for Post-Evaluation KS. Nguyễn Văn Cường1 & TS. Đinh Văn Hiệp2 Tóm tắt: Hiện nay, các dự án đầu từ chỉ mới dừng lại ở việc thực hiện đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác. Việc đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư sau khi đưa vào vận hành và khai thác chưa được quan tâm một cách có khoa học và có luận chứng. Bài báo này giới thiệu mô hình quản lý vòng đời dự án (PCM- FASID), đồng thời liên hệ cụ thể cho điều kiện của Việt Nam, và xây dựng phương thức đánh giá sau dự án xây dựng đường ô tô. Abstract: In Vietnam, project management of transport projects considered only at the stages of preparation, implementation, construction, and operation. The post-evaluation of projects after construction and during operation has not yet been examined through out project cycle management in a scientific and logical manner. This paper introduces the project cycle management methodology (PCM-FASID), discuss current situations of Vietnam, and propose the procedure of post-evaluation after after construction and during operation of road projects. 1. Đặt vấn đề Mạng lưới giao thông đường bộ giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có những quan tâm thích đáng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông đường bộ nhằm thúc đNy cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đNy nhanh quá trình hội nhập và tiếp cận với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Tuy nhiên, các dự án đầu từ chỉ mới dừng lại ở việc thực hiện đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác. Việc đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra, hiệu quả đầu tư, tác động đến môi trường và xã hội, và vấn đề phát triển bền vững của dự án trong giai đoạn vận hành và khai thác chưa được quan tâm một cách có khoa học và có luận chứng. Bên cạnh đó, do không thực hiện các công tác đánh giá sau dự án nên các nhà quản lý và đầu tư không có được các điều chỉnh cần thiết cho quá trình vận hành hiệu quả của dự án, và các bài học kinh nghiệm để cho các dự án tiếp theo thực hiện được hiệu quả hơn. Do vậy, nghiên cứu để xây dựng phương thức đánh giá sau dự án là một vấn đề cần thiết. Trên cơ sở ứng dụng mô hình quản lý vòng đời dự án (PCM) [1] do Hiệp hội N ghiên cứu Phát triển Quốc tế (FASID) đề xuất đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển và đang phát triển. Bên cạnh đó, các tổ chức phát triển quốc tế ứng dụng rộng rãi mô hình này trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư dự án để quyết định cấp vốn vay như là N gân hàng thế giới (WB) [2], N gân hàng hợp tác Quốc tế N hật bản (JBIC) [3], N gân hàng Phát triển Châu Á (ADB) [4]. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu về mô hình PCM-FASID [1], tổng quan mô hình quản lý dự án của Việt N am hiện nay, phân tích và đưa ra những tồn tại trong mô hình. Từ đó, đề 1 Học viên Thạc sỹ, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Xây dựng 2 Giảng viên Bộ môn Đường ô tô & Đường thành phố; Phó Viện Trưởng - Viện Quy hoạch và Kỹ thuật Giao thông Vận tải – Trường Đại học Xây dựng. -1– Tạp chí Giao thông Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải, số 12/2010, tr.18-22 KS. Nguyễn Văn Cường & TS. Đinh Văn Hiệp xuất mô hình quản lý dự án và phương thức đánh giá sau dự án xây dựng đường ô tô ở Việt N am. 2. Giới thiệu mô hình PCM-FASID Mô hình PCM-FASID3 là thuật ngữ cho quá trình lập kế hoạch và quản lý dự án, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển và đang phát triển. PCM được dựa trên một chu trình dự án, đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của dự án (như mục tiêu tổng thể, mục đích dự án, kết quả đầu ra, và dữ liệu đầu vào) được xem xét lại trong suốt vòng đời dự án (theo 5 tiêu chí chính: Tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp, tính tác động, và tính bền vững của dự án). Để đảm bảo đưa ra được sự thay đổi phù hợp bao gồm cả sửa đổi thiết kế của dự án. Kết quả là, các dự án có nhiều khả năng thành công và bền vững hơn. Mô hình PCM-FASID như được thể hiện ở Hình 1 bao gồm các yếu tố chính như: Xác định dự án, hình thành dự án, thNm định dự án, thực hiện dự án, giám sát trong quá trình thực hiện, kế hoạch sửa đổi nếu cần thiết, đánh giá lại dự án và thông tin phản hồi. Hình 1. Vòng đời dự án theo quỹ nghiên cứu phát triển quốc tế (FASID) Trong mô hình PCM-FASID công tác giám sát và đánh giá được định nghĩa như sau: Giám sát: Là một quá trình liên tục được thực hiện để kiểm tra tiến độ dự án so với kế hoạch ban đầu và sửa đổi kế hoạch nếu cần thiết. Giám sát tập trung vào các khía cạnh như: hoạt động, đầu ra, và mục đích của dự án. Đưa ra điều chỉnh hoặc thay đổi đối với các hoạt động hoặc với bất kỳ khía cạnh khác khi cần thiết, dựa trên dữ liệu đầu vào và điều kiện bên ngoài. Đánh giá: Là một quá trình thực hiện để xác định kết quả của một dự án hoàn thành hoặc đang diễn ra dựa trên năm tiêu chí đánh giá (tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính tác động, tính phù hợp và tính bền vững) và đưa ra các khuyến nghị trong tương lai của dự án cũng như nêu ra những bài học cho các dự án khác. Mục đích của việc giám sát và đánh giá: N âng cao chất lượng dự án hiện tại thông qua hoạt động và quản lý. N âng cao chất lượng dự án khác bằng cách sử dụng các kinh nghiệm, bài học có được trong một dự án và vận dụng cho dự án mới. 3 N guồn: FASID (2000) [1] -2– Tạp chí Giao thông Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải, số 12/2010, tr.18-22 ...

Tài liệu được xem nhiều: