Danh mục

Ứng dụng mô hình sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp tại thành phố Cần Thơ

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 741.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình kết hợp năng lượng mặt trời (NLMT) và sản xuất nông nghiệp (SXNN) để xử lý nguy cơ xung đột trong sử dụng tài nguyên đất và tăng giá trị kinh tế nông nghiệp đã được thử nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, song chưa được tiến hành tại Việt Nam. Bài viết này tính toán hiệu quả kinh tế nếu Việt Nam tiến hành sản xuất kết hợp năng lượng mặt trời và sản xuất nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp tại thành phố Cần ThơKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Hữu Dũng* Lê Hồng Nhung** TÓM TẮT Mô hình kết hợp năng lượng mặt trời (NLMT) và sản xuất nông nghiệp (SXNN)để xử lý nguy cơ xung đột trong sử dụng tài nguyên đất và tăng giá trị kinh tế nôngnghiệp đã được thử nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, song chưa được tiến hànhtại Việt Nam. Bài viết này tính toán hiệu quả kinh tế nếu Việt Nam tiến hành sản xuấtkết hợp năng lượng mặt trời và sản xuất nông nghiệp. Bốn kịch bản được tính toàngồm: Kịch bản 1: sản xuất NLMT có mật độ lắp đặt ít và không bao gồm diện tíchtrồng lúa; Kịch bản 2: sản xuất NLMT có mật độ lắp đặt ít và có bao gồm diện tíchtrồng lúa; Kịch bản 3: sản xuất NLMT có mật độ lắp đặt cao và không bao gồm diệntích trồng lúa; Kịch bản 4: sản xuất NLMT có mật độ lắp đặt cao và có bao gồm diệntích trồng lúa. Cần Thơ được chọn làm địa điểm nghiên cứu. Số liệu được thu thập tạiCần Thơ trong năm 2020 tại Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cần Thơ, Trung tâm Pháttriển Sáng tạo Xanh (GreenID), và điều tra số liệu thứ cấp tại tại Cần Thơ. Kết quảđánh giá cho thấy rõ được tiềm năng NLMT to lớn trong ứng dụng mô hình kết hợpNLMT và SXNN ở Cần Thơ, vượt nhu cầu tiêu thụ điện của Thành phố và các khuvực lân cận. Cần Thơ sẽ có khả năng sản xuất lượng điện cao gấp 4 lần nhu cầu tiêuthụ điện của Thành phố tại thời điểm năm 2020 nếu được vận dụng tối đa tiềm năngcủa mô hình sử dụng kết hợp tại các khu vực SXNN, thủy sản và thậm chí cả khi đãloại trừ các khu trồng lúa ở đây. Nếu không tính các khu vực sản xuất lúa gạo thì tiềmnăng sử dụng kết hợp NLMT thực tế là 700 đến 1.100 MWp và tính cả các khu vựctrồng lúa thì tiềm năng sẽ đạt 7.500 MWp đến 11.300 MWp. Đáng chú ý, chi phí đầutư cụ thể được tính toán dựa trên ước tính giá thị trường hiện nay của các hệ thốngNLMT quy mô trung bình và quy mô lớn ở Việt Nam thì trong điều kiện tiêu chuẩnđạt 850 USD/KWp với hệ thống NLMT công suất >1MWp là khả thi tại Cần Thơ. Từ khóa: Năng lượng mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp, Cần Thơ, kinh tếnông nghiệp, kinh tế năng lượng.* Bộ môn Kinh tế Tài nguyên, Trường Đai học Kinh tế Quốc dânEmail: nguyen.huudung@neu.edu.vn; Điện thoại: 0961151148** K59, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên, Trường Đai học Kinh tế Quốc dânEmail: nhungnhungg99@gmail.com; Điện thoại: 0367668325328 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 1. Tính cấp thiết Sản xuất kết hợp NLMT và nông nghiệp có thể giúp tăng hiệu quả kinh tế của mộtđơn vị diện tích đất sử dụng. Việt Nam có tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợpvới sản xuất nông nghiệp rất lớn. Đây có thể là một cánh cửa mới trong việc gợi mởnhững giải pháp để có thể giải quyết xung đột trong việc sử dụng đất cho việc pháttriển năng lượng tái tạo và nông nghiệp, thủy sản, nhất là tại các tỉnh “vựa lương thực”ở khu vực phía Nam. Làm thế nào để tháo gỡ điểm nghẽn, giải quyết các lợi ích hay đạt được các “lợiích kép” là vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết thấu đáo để khai thác tốt nhất tiềmnăng to lớn của nguồn năng lượng tái tạo này. Vì tính mới mẻ và tiềm năng của môhình, bài viết này tính toán khả năng ứng dụng mô hình năng lượng mặt trời kết hợpvới sản xuất nông nghiệp tại thành phố Cần Thơ, làm cơ sở cho việc phát triển chínhsách và đầu tư cho các dự án nông nghiệp và năng lượng. 2. Địa điểm nghiên cứu Thành phố Cần Thơ nằm trên đất có nguồn gốc phù sa được sông Mê Kông bồiđắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.Địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình khoảng 1 - 2 m ven sông Hậu phù hợp chosản xuất nông - ngư nghiệp. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trungbình cả năm khoảng 2.249 giờ. Cần Thơ chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cólợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùatrong năm. Với những điều kiện trên, việc thúc đẩy áp dụng mô hình kết hợp nănglượng tái tạo trong SXNN có thể là một giải pháp “đôi bên cùng có lợi”, không chỉgiúp nông dân có thêm thu nhập từ tài nguyên đất mà còn cung cấp nguồn điện xanh,sạch cho nông nghiệp của Thành phố. 3. Kịch bản giả định Loại cây trồng được lựa chọn cho mô hình Theo các kinh nghiệm và nghiên cứu quốc tế, diện tích đất và các loại cây trồngphù hợp mô hình sử dụng kết hợp NLMT được lựa chọn. Thành phố Cần Thơ có 9quận, huyện và có hiện trạng sử dụng đất SXNN và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: