Danh mục

Ứng dụng nền tảng Web 2.0 trong dạy học ngữ văn theo mô hình lớp học đảo ngược đáp ứng yêu cầu chương trình ngữ văn mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 613.74 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này muốn đề xuất một quy trình dạy học Ngữ văn theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của nền tảng web 2.0, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng nền tảng Web 2.0 trong dạy học ngữ văn theo mô hình lớp học đảo ngược đáp ứng yêu cầu chương trình ngữ văn mới ỨNG DỤNG NỀN TẢNG WEB 2.0 TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN MỚI Phạm Thị Thanh Phượng1 Nguyễn Đức Can2 Lã Phương Thúy3 Trần Doãn Vinh4 Tóm tắt Mô hình lớp học đảo ngược mới ra đời ở Mỹ khoảng hơn 10 năm nay, được áp dụng rộng rãi trong các trường học nhiều nước trên thế giới, đã và đang được quan tâm, thử nghiệm ở Việt Nam những năm gần đây. Đó là sự “đảo ngược” so với lớp học truyền thống về tiến trình, mục tiêu, cách thức dạy học, vai trò của người dạy và người học với một dụng ý và chiến lược sư phạm khoa học, hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc ứng dụng nền tảng web 2.0 để xây dựng lớp học trực tuyến đã hỗ trợ và phát huy rất nhiều ưu điểm vượt trội của lớp học đảo ngược. Dựa trên cơ sở lí luận về mô hình lớp học đảo ngược, nền tảng web 2.0 và các yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới, bài viết này muốn đề xuất một quy trình dạy học Ngữ văn theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của nền tảng web 2.0, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Lớp học đảo ngược; web 2.0; dạy học Ngữ văn; chương trình Ngữ văn mới; công nghệ thông tin. 1. Đặt vấn đề Cùng với bước chuyển của thế giới sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền giáo dục của các quốc gia cũng bước vào một giai đoạn mới gọi là giáo dục 4.0. Đó là nền giáo dục với những đặc trưng cơ bản là mở, học tập suốt đời, tương tác, cá thể hóa, đào tạo những con người cho hội nhập, canh tân và sáng tạo. Với việc đổi mới căn bản, toàn diện, nền giáo dục Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với xu hướng phát triển của giáo dục thế giới. Sự ban hành chính thức của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn vào 12/2018 (cùng với Chương trình tổng thể và chương trình các môn học khác) là một chuyển động tích cực trong bước tiến phát triển đó. Trong bài nghiên cứu này, dựa trên cơ sở lí luận về mô hình Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN; ĐT: 0904660889 1, 2, 3, 4 Email: phamthanhphuong8383@gmail.com. 296 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN lớp học đảo ngược (MHLHĐN), nền tảng web 2.0 và các yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới, chúng tôi muốn đề xuất một quy trình dạy học (DH) Ngữ văn theo MHLHĐN với sự hỗ trợ của nền tảng web 2.0, từ đó nâng cao chất lượng DH Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 2. Một số vấn đề lí luận 2.1. Mô hình lớp học đảo ngược LHĐN (flipped classroom/ learning) là một mô hình DH mới ra đời ở Mỹ khoảng hơn 10 năm nay, được áp dụng rộng rãi trong các trường học nhiều nước trên thế giới. Năm 2000, khái niệm về MHLHĐN được đề xuất bởi Lage và các cộng sự (với thuật ngữ “the inverted classroom”). Theo đó, LHĐN được diễn giải đơn giản là “các công việc thực hiện ở trong lớp học truyền thống (LHTT) thì bây giờ sẽ thực hiện ở ngoài lớp học và ngược lại” [3, tr.32]. Tuy chưa đại diện một cách đầy đủ cho những gì các nhà nghiên cứu đang xây dựng về LHĐN, bởi định nghĩa này chỉ đơn giản là việc sắp xếp lại các hoạt động ở trên lớp và ở nhà, nhưng nó đã nói đến vấn đề cơ bản của khái niệm: đó là sự đảo ngược cách tổ chức dạy học theo truyền thống. “Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu DH và các hoạt động DH khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học” [4, tr.2]. Có thể mô tả cụ thể hơn sự khác biệt về hoạt động DH giữa LHTT và LHĐN như sau: Theo MHLHĐN, giờ học ở lớp học sinh (HS) sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu thông qua việc xem các bài giảng ở nhà qua mạng. HS sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận bài giảng bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần. Công nghệ E-learning giúp HS hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Thang đo tư duy Bloom (2001) là cơ sở khoa học của phương pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược. Theo thang đo này, “nhớ, hiểu” lý thuyết là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: