Danh mục

Ứng dụng rạn nhân tạo trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.93 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công nghệ rạn nhân tạo là một trong những giải pháp kỹ thuật được các nước có biển trên thế giới áp dụng để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục vụ phát triển nghề cá theo hướng ổn định và bền vững. Ngày nay, công nghệ này đang được áp dụng rộng rãi trên các Châu lục cả về quy mô và kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển nghề cá. Với mục đích chia sẽ thông tin, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của bạn đọc, bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và đánh giá rạn nhân tạo trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng rạn nhân tạo trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI ỨNG DỤNG RẠN NHÂN TẠO TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN THE APPLICATION OF ARTIFICIAL REEFS TO MARINE RESOURCES PROTECTION Nguyễn Trọng Lương1 Ngày nhận bài: 27/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Công nghệ rạn nhân tạo là một trong những giải pháp kỹ thuật được các nước có biển trên thế giới áp dụng để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục vụ phát triển nghề cá theo hướng ổn định và bền vững. Ngày nay, công nghệ này đang được áp dụng rộng rãi trên các Châu lục cả về quy mô và kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển nghề cá. Với mục đích chia sẽ thông tin, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của bạn đọc, bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và đánh giá rạn nhân tạo trên thế giới. Từ khóa: Rạn nhân tạo, nguồn lợi thủy sản ABSTRACT Artificial reef technology is applied in developed countries to protect and regenerate the marine resources for sustainable fisheries development. Nowadays, this technology is applying in almost continents and achieved high effect in fisheries development. In order to share the information and improving aware of fisheries, aquatic resources protection, the paper provides some information about research, apply and evaluate the artificial reef in the world. Keywords: Artificial reef, fisheries resources I. MỞ ĐẦU Qua quá trình phát triển, thực tiễn nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã hoàn toàn bác bỏ quan niệm từ lâu cho rằng “nguồn lợi thủy sản là vô tận và đại dương là rất hào phóng” [1]. Khi cường lực khai thác phát triển mạnh và trình độ công nghệ đạt tới mức khá hiện đại thì hầu hết các loài thủy sản trên các đại dương dù sống ở gần bờ hay xa bờ, tầng mặt, tầng giữa hay tầng đáy và thậm chí là sống trong bùn, hang đã và đang bị con người đánh bắt khá triệt để. Hơn nữa, khai thác hải sản quá mức bằng những phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt không những phá vỡ cân bằng sinh thái mà còn hủy hoại nơi cư trú của các loài thủy sản, làm giảm khả năng bổ sung nguồn lợi tự nhiên và hậu quả của nó là giảm trữ lượng cá khai thác. 1 Để hạn chế sự tác động của con người lên nguồn lợi sinh vật biển nói chung và nguồn lợi thủy sản nói riêng, các nước trên thế giới đã áp dụng đồng thời nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, rạn nhân tạo là giải pháp kỹ thuật được các nhà khoa học và quản lý đánh giá rất cao trong việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trên thế giới, thuật ngữ rạn nhân tạo (Artificial Reef) đã được sử dụng khá phổ biến. Khái niệm này được sử dụng khác nhau theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ và mục đích tạo rạn. Trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi, rạn nhân tạo được hiểu là việc xây dựng “ngôi nhà” cho cá bằng những vật thể tự nhiên hoặc do con người tạo ra và thả xuống đáy biển nhằm thay đổi điều kiện vật lý, hải dương, tạo nơi dinh dưỡng cư, tập trung cá và tạo giá thể để ThS. Nguyễn Trọng Lương: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản khôi phục san hô nhằm nâng cao hiệu quả khai thác ở vùng nước xa bờ và hạn chế cường lực khai thác ở vùng nước ven bờ. II. NỘI DUNG 1. Lịch sử phát triển Việc thả rạn nhân tạo trên thế giới được tiến hành từ rất sớm với nhiều mục đích khác nhau. Từ hàng ngàn năm trước, loài người đã biết sử dụng rạn nhân tạo trong việc trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Xây dựng rạn nhân tạo nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản được bắt đầu từ những năm 1600 tại Nhật Bản. Vào thời gian đó, người Nhật Bản đã xây dựng rạn san hô nhân tạo bằng cao su và đá tảng để trồng tảo bẹ. Người ta nhận thấy rằng, bên cạnh tảo bẹ phát triển thì mật độ cá ở vùng thả rạn tăng lên theo thời gian và đây cũng là nền tảng cho việc phát triện rạn nhân tạo để tập trung, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Việc nghiên cứu, ứng dụng rạn nhân tạo được phát triển mạnh mẽ từ những năm 1970, đến nay đã có gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ứng dụng công nghệ này để bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và hạn chế khai thác thủy sản bất hợp pháp. Đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã tổ chức được 9 lần Hội nghị quốc tế về rạn nhân tạo và môi trường sống của các loại thủy sinh (International Conference on Artificial Reefs and Related Aquatic Habitats - viết tắt là CARAH). Tại Hội nghị lần thứ Nhất (1974) tổ chức tại Houston Texas - Hoa Kỳ chỉ có 35 bài tham luận và đến Hội nghị lần thứ Chín (2011) tại Curitiba - PR - Brazil có tới 160 bài tham luận. Ở Hội nghị quốc tế lần thứ Bảy (1999) các nhà khoa học đã tổng kết: Hiện tại, trên thế giới chưa có một công trình nào tổng hợp hay ghi chép lại đầy đủ lịch sử nghiên cứu và ứng dụng công nghệ rạn nhân tạo trong việc khôi phục môi trường và nguồn lợi thủy sinh. Tại Hội nghị này, có 19 quốc gia với 116 bài tham luận. Trong đó, có 25% số bài báo cáo về nghiên cứu và thử nghiệm rạn nhân tạo; 37% số bài báo cáo về vấn đề sử dụng rạn nhân tạo; 30% báo cáo viết về kế hoạch, chính sách và chương trình sử dụng rạn nhân tạo và số còn lại chỉ thảo luận về mục đích, ý nghĩa của rạn nhân tạo. Tuy nhiên, đến Hội nghị lần thứ Chín đã có nhiều quốc gia báo cáo về chương trình, chính sách và kế hoạch ứng dụng rạn nhân tạo. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã xuất bản các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xây dựng rạn tạo phù hợp với các vùng biển khác nhau, hướng dẫn lựa chọn vật liệu tạo rạn, cấu trúc rạn, địa điểm lắp đặt,... Số 3/2013 Ở nước ta, các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu ứng dụng giá thể rạn nhân tạo (bê tông cốt thép và nhựa PVC) để khôi phục rạn san hô tự nhiên mà chưa quan tâm đến việc việc bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và chống đánh bắt bất hợp pháp. Để phát triển nghề khai thác thủy sả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: