![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Ứng dụng thuật toán 'rừng ngẫu nhiên' cho phân tích hồi qui khả năng chịu tải của khung thép phi tuyến
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.58 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một phương pháp dựa trên thuật toán “rừng ngẫu nhiên” để phân tích hồi quy khả năng chịu tải của khung thép. Phân tích trực tiếp được sử dụng để xác định khả năng chịu tải của khung thép. Các thông số đầu vào của mô hình là các đặc trưng về tiết diện của phần tử khung và đặc tính vật liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng thuật toán “rừng ngẫu nhiên” cho phân tích hồi qui khả năng chịu tải của khung thép phi tuyến Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, NUCE 2021. 15 (2V): 110–120 ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN “RỪNG NGẪU NHIÊN” CHO PHÂN TÍCH HỒI QUI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA KHUNG THÉP PHI TUYẾN Hà Mạnh Hùnga,∗ a Khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 11/04/2021, Sửa xong 06/05/2021, Chấp nhận đăng 07/05/2021 Tóm tắt Các bài toán thiết kế công trình phức tạp như thiết kế tối ưu hay tính toán độ tin cậy tiêu tốn thời gian rất lớn đặc biệt là trong trường hợp sử dụng các phân tích phi tuyến. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các mô hình dự báo như sử dụng các thuật toán máy học nhằm dự đoán ứng xử của công trình. Thuật toán “rừng ngẫu nhiên” được xem là một trong những thuật toán máy học tốt nhất hiện nay nhờ sự ứng dụng hiệu quả của nó trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu đối với cả bài toán phân tích hồi qui và phân loại. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu một phương pháp dựa trên thuật toán “rừng ngẫu nhiên” để phân tích hồi quy khả năng chịu tải của khung thép. Phân tích trực tiếp được sử dụng để xác định khả năng chịu tải của khung thép. Các thông số đầu vào của mô hình là các đặc trưng về tiết diện của phần tử khung và đặc tính vật liệu. Một khung thép không gian 6 tầng được sử dụng làm ví dụ để đánh giá hiệu quả của mô hình. Kết quả thu được cho thấy, số lượng cây ra quyết định nên sử dụng ≥ 100; Đối với bài toán hồi quy, cây ra quyết định nên được phân chia đến độ sâu tối đa; Và, độ chính xác của mô hình tăng lên khi số lượng mẫu huấn luyện tăng lên nhưng cần xem xét dựa trên tương quan giữa hiện quả mang lại về mặt kết quả và thời gian tính toán. Từ khoá: rừng ngẫu nhiên; máy học; phân tích trực tiếp; khung thép; phi tuyến. RANDOM FOREST-BASED METHOD FOR REGRESSION OF LOAD-CARRYING CAPACITY OF NON- LINEAR STEEL FRAMES Abstract Complex structural design problems such as optimal design or reliability calculation take excessive computa- tional efforts, especially in the case of using nonlinear analyzes. This problem can be solved by using meta- models such as using machine learning algorithms to predict building responses. The random forest has been considered as one of the most robust Machine Learning techniques since it has been successfully applied for both regression and classification problems in many fields. In this paper, we develop a random forest-based method for regression and classification of the load-carrying capacity of steel frames. Direct analysis is used to estimate the load-carrying capacity of this frame. The input variables are the information of cross-sections of structural members and material. A six-story space frame is studied to demonstrate the efficiency of the proposed method. The obtained results show that the number of decision-making trees should be greater than 100; For regression problems, decision trees should be divided up to maximum depth; And, the accuracy of the model increases when the number of trained samples increases but it should be considered based on the correlation between the results in terms of efficiency and calculation time. Keywords: random forest; machine learning; direct analysis; steel frame; nonlinear. https://doi.org/10.31814/stce.nuce2021-15(2V)-09 © 2021 Trường Đại học Xây dựng (NUCE) ∗ Tác giả đại diện. Địa chỉ e-mail: hunghm@nuce.edu.vn (Hùng, H. M.) 110 Hùng, H. M. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 1. Giới thiệu Phân tích kết cấu công trình đòi hỏi phản ánh càng sát ứng xử thực tế của công trình càng tốt. Chính vì vậy, các phương pháp phân tích hiện đại dựa trên phân tích trực tiếp ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với kết cấu thép [1, 2]. Phân tích trực tiếp cũng được chấp nhận trong các phiên bản mới của các tiêu chuẩn AISC LRFD [3]. Ưu điểm của các phương pháp phân tích trực tiếp là chúng có khả năng mô tả ứng xử của cả hệ thống kết cấu công trình khi chịu tải trọng, đặc biệt là sự thay đổi của công trình khi tải trọng thay đổi. Qua đó, khả năng chịu tải của toàn bộ hệ thống công trình sẽ được xác định. Tính an toàn của công trình sẽ được đánh giá một cách đơn giản thông qua việc so sánh khả năng chịu tải của công trình không được nhỏ hơn áp lực do tải trọng gây ra [1, 2]. Tuy nhiên, các phân tích trực tiếp thường rất tốn thời gian. Do vậy, ứng dụng của chúng còn hạn chế, đặc biệt là đối với các bài toán đòi hỏi phải có nhiều lần phân tích kết cấu như là bài toán tối ưu hay tính toán độ tin cậy của công trình [4–6]. Để giảm bớt số lượng phân tích kết cấu trong các bài toán này, một cách tiếp cận gần đúng sử dụng các mô hình thuật toán máy học (Machine learning) (ML) đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây [7, 8]. Nói một cách tổng quát, các thuật toán ML trang bị cho máy tính khả năng tự động hiểu, phân tích, xử lý và học hỏi từ thông tin/dữ liệu đầu vào và từ đó để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Dựa trên đặc điểm này, thuật toán máy học có thể được sử dụng để huấn luyện máy tính có khả năng ước lượng ứng xử của kết cấu công trình dựa trên các thông tin đầu vào của kết cấu ví dụ như: kích thước, đặc điểm vật liệu, đặc điểm tải trọng, v.v. Một số nghiên cứu nổi bật về việc ứng dụng các thuật toán ML vào đánh giá ứng xử của kết cấu có thể kể đến ở đây như sau. Vũ và cs. [9] đã ứng dụng thuật toán Gradient Tree Boosting (GTB) để ước lượng khả năng chịu tải của cọc ống thép nhồi bê tông (CFST). Hùng và cs. [10] trình bày các xử lý hiện tượng quá khớp trong mô hình học sâu (Deep Learning) (DL) cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng thuật toán “rừng ngẫu nhiên” cho phân tích hồi qui khả năng chịu tải của khung thép phi tuyến Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, NUCE 2021. 15 (2V): 110–120 ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN “RỪNG NGẪU NHIÊN” CHO PHÂN TÍCH HỒI QUI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA KHUNG THÉP PHI TUYẾN Hà Mạnh Hùnga,∗ a Khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 11/04/2021, Sửa xong 06/05/2021, Chấp nhận đăng 07/05/2021 Tóm tắt Các bài toán thiết kế công trình phức tạp như thiết kế tối ưu hay tính toán độ tin cậy tiêu tốn thời gian rất lớn đặc biệt là trong trường hợp sử dụng các phân tích phi tuyến. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các mô hình dự báo như sử dụng các thuật toán máy học nhằm dự đoán ứng xử của công trình. Thuật toán “rừng ngẫu nhiên” được xem là một trong những thuật toán máy học tốt nhất hiện nay nhờ sự ứng dụng hiệu quả của nó trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu đối với cả bài toán phân tích hồi qui và phân loại. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu một phương pháp dựa trên thuật toán “rừng ngẫu nhiên” để phân tích hồi quy khả năng chịu tải của khung thép. Phân tích trực tiếp được sử dụng để xác định khả năng chịu tải của khung thép. Các thông số đầu vào của mô hình là các đặc trưng về tiết diện của phần tử khung và đặc tính vật liệu. Một khung thép không gian 6 tầng được sử dụng làm ví dụ để đánh giá hiệu quả của mô hình. Kết quả thu được cho thấy, số lượng cây ra quyết định nên sử dụng ≥ 100; Đối với bài toán hồi quy, cây ra quyết định nên được phân chia đến độ sâu tối đa; Và, độ chính xác của mô hình tăng lên khi số lượng mẫu huấn luyện tăng lên nhưng cần xem xét dựa trên tương quan giữa hiện quả mang lại về mặt kết quả và thời gian tính toán. Từ khoá: rừng ngẫu nhiên; máy học; phân tích trực tiếp; khung thép; phi tuyến. RANDOM FOREST-BASED METHOD FOR REGRESSION OF LOAD-CARRYING CAPACITY OF NON- LINEAR STEEL FRAMES Abstract Complex structural design problems such as optimal design or reliability calculation take excessive computa- tional efforts, especially in the case of using nonlinear analyzes. This problem can be solved by using meta- models such as using machine learning algorithms to predict building responses. The random forest has been considered as one of the most robust Machine Learning techniques since it has been successfully applied for both regression and classification problems in many fields. In this paper, we develop a random forest-based method for regression and classification of the load-carrying capacity of steel frames. Direct analysis is used to estimate the load-carrying capacity of this frame. The input variables are the information of cross-sections of structural members and material. A six-story space frame is studied to demonstrate the efficiency of the proposed method. The obtained results show that the number of decision-making trees should be greater than 100; For regression problems, decision trees should be divided up to maximum depth; And, the accuracy of the model increases when the number of trained samples increases but it should be considered based on the correlation between the results in terms of efficiency and calculation time. Keywords: random forest; machine learning; direct analysis; steel frame; nonlinear. https://doi.org/10.31814/stce.nuce2021-15(2V)-09 © 2021 Trường Đại học Xây dựng (NUCE) ∗ Tác giả đại diện. Địa chỉ e-mail: hunghm@nuce.edu.vn (Hùng, H. M.) 110 Hùng, H. M. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 1. Giới thiệu Phân tích kết cấu công trình đòi hỏi phản ánh càng sát ứng xử thực tế của công trình càng tốt. Chính vì vậy, các phương pháp phân tích hiện đại dựa trên phân tích trực tiếp ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với kết cấu thép [1, 2]. Phân tích trực tiếp cũng được chấp nhận trong các phiên bản mới của các tiêu chuẩn AISC LRFD [3]. Ưu điểm của các phương pháp phân tích trực tiếp là chúng có khả năng mô tả ứng xử của cả hệ thống kết cấu công trình khi chịu tải trọng, đặc biệt là sự thay đổi của công trình khi tải trọng thay đổi. Qua đó, khả năng chịu tải của toàn bộ hệ thống công trình sẽ được xác định. Tính an toàn của công trình sẽ được đánh giá một cách đơn giản thông qua việc so sánh khả năng chịu tải của công trình không được nhỏ hơn áp lực do tải trọng gây ra [1, 2]. Tuy nhiên, các phân tích trực tiếp thường rất tốn thời gian. Do vậy, ứng dụng của chúng còn hạn chế, đặc biệt là đối với các bài toán đòi hỏi phải có nhiều lần phân tích kết cấu như là bài toán tối ưu hay tính toán độ tin cậy của công trình [4–6]. Để giảm bớt số lượng phân tích kết cấu trong các bài toán này, một cách tiếp cận gần đúng sử dụng các mô hình thuật toán máy học (Machine learning) (ML) đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây [7, 8]. Nói một cách tổng quát, các thuật toán ML trang bị cho máy tính khả năng tự động hiểu, phân tích, xử lý và học hỏi từ thông tin/dữ liệu đầu vào và từ đó để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Dựa trên đặc điểm này, thuật toán máy học có thể được sử dụng để huấn luyện máy tính có khả năng ước lượng ứng xử của kết cấu công trình dựa trên các thông tin đầu vào của kết cấu ví dụ như: kích thước, đặc điểm vật liệu, đặc điểm tải trọng, v.v. Một số nghiên cứu nổi bật về việc ứng dụng các thuật toán ML vào đánh giá ứng xử của kết cấu có thể kể đến ở đây như sau. Vũ và cs. [9] đã ứng dụng thuật toán Gradient Tree Boosting (GTB) để ước lượng khả năng chịu tải của cọc ống thép nhồi bê tông (CFST). Hùng và cs. [10] trình bày các xử lý hiện tượng quá khớp trong mô hình học sâu (Deep Learning) (DL) cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ xây dựng Rừng ngẫu nhiên Khung thép phi tuyến Khả năng chịu tải của giàn phi tuyến Khả năng chịu tải của khung thépTài liệu liên quan:
-
12 trang 273 0 0
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm thanh toán cho nhà thầu phụ trong các dự án nhà cao tầng
10 trang 268 0 0 -
Chuẩn xác công thức phương trình điều kiện số hiệu chỉnh tọa độ trong bình sai điều kiện
4 trang 221 0 0 -
Đánh giá tính chất của thạch cao phospho tại Việt Nam
8 trang 206 0 0 -
Ứng xử của dầm bê tông cốt thép tái chế có sử dụng phụ gia tro bay được gia cường bằng CFRP
5 trang 203 0 0 -
Phân tích trạng thái ứng suất xung quanh giếng khoan trong môi trường đá nóng - đàn hồi - bão hòa
14 trang 192 0 0 -
Phân bổ chi phí đầu tư xây dựng cho phần sở hữu chung và sở hữu riêng nhà chung cư
4 trang 186 0 0 -
Tiểu luận: Nhà trình tường của đồng bào Hà Nhì - Lào Cai
14 trang 176 0 0 -
Tính toán khung bê tông cốt thép có dầm chuyển bằng phương pháp tĩnh phi tuyến theo TCVN 9386 : 2012
9 trang 173 0 0 -
Phân tích thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty xây dựng tại tỉnh An Giang
5 trang 155 0 0