Danh mục

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất mía trên đất đồi, gò nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.71 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu nhằm hình thành vùng sản xuất mía bền vững, nâng cao nhận thức trong sản xuất và tăng thu nhập cho người dân trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất mía trên đất đồi, gò nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG MẪU SẢN XUẤT MÍA TRÊN ĐẤT ĐỒI, GÒ NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: CN. Tạ Công Tường Cơ quan chủ trì: Nhà máy Đường Phổ Phong – Công ty CP Đường Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Sơn Hà có điều kiện thời tiết khí hậu, tính chất đất đai phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây mía, đặc điểm diện tích đất đồi, gò có độ dốc từ 5÷100 rất lớn, có khả năng mở rộng sản xuất mía công nghiệp theo hướng tập trung, hiệu quả, bền vững. Hiện diện tích mía ở vùng dự án khoảng 300ha nhưng phân tán, ít tập trung và còn thấp so với tiềm năng đất đai của vùng. Vì vậy để sản xuất mía có hiệu quả cao và bền vững trên đất, gò, nhất là vùng có địa hình rửa trôi khá mạnh, trình độ canh tác và điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học còn hạn chế cần phải xây dựng cánh đồng mẫu theo hướng tập trung thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng mía bình quân của toàn huyện đạt 60÷65tấn/ha và 10CCS so với bình quân chung của cả nước. Do đó, việc triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất trên đất đồi, gò nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. II. MỤC TIÊU Hình thành vùng sản xuất mía bền vững, nâng cao nhận thức trong sản xuất và tăng thu nhập cho người dân trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả xây dựng mô hình cánh đồng mẫu canh tác mía theo phương thức tiểu bậc thang Địa điểm triển khai mô hình tại xã Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Cao, Sơn Giang, Sơn Kỳ, với qui mô thực hiện 113,646ha. Trong đó, mía tơ: 69,978ha (năm 2014: 43,668ha; năm 2015: 26,31ha); mía gốc: 43,668ha (năm 2015) Kết quả thực hiện mô hình: + Đối với vụ mía tơ trồng 2014: (thu hoạch vụ 2014-2015) Năng suất mía bình quân trong mô hình (tính bình quân ở các xã xây dựng mô hình và sử dụng 2 loại giống k88-92 và ROC27) đạt 74,12 tấn/ha cao hơn 56,7% so với ngoài mô hình cùng thời vụ và giống sử dụng để trồng (chỉ đạt bình quân 47,3tấn/ha). Ngoài ra, hàm lượng đường trong mô hình đạt 9,54%, trong khi đó ngoài mô hình đạt 9,2% thấp hơn 0,34%. Qui đổi theo hàm lượng đường 10%, năng suất bình quân của vụ tơ năm 2014 đạt 70,71tấn/ ha cao hơn 62,55% so với ngoài mô hình (chỉ đạt bình quân 43,5tấn/ha). LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 13 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 + Đối với vụ mía tơ trồng năm 2015 (thu hoạch vụ 2015-2016) Năng suất mía bình quân trong mô hình đạt 80,75tấn/ha cao hơn 59,4% so với ngoài mô hình cùng thời vụ trồng và giống sử dụng để trồng (chỉ đạt bình quân 50,65tấn/ha). Hàm lượng đường trong mô hình đạt 9,5%, trong khi đó ngoài mô hình đạt 9,2%, thấp hơn 0,3% so với mô hình. Tương tự như vụ mía tơ 2014, năng suất vụ mía tơ 2015 quy đổi hàm lượng đường 10% đạt 76,71tấn/ha (tính trung bình ở các xã xây dựng mô hình trên 2 giống K88-92 và ROC27) và cao hơn 64,6% so với ngoài mô hình (chỉ đạt 46,6tấn/ha) cùng thời điểm. + Đối với mía gốc năm thứ nhất (thu hoạch vụ 2015-2016): Năng suất bình quân của vụ mía gốc 1 đạt 77,4tấn/ha cao hơn so với ngoài mô hình cùng thời điểm trồng và giống sản xuất là 64,7% (ngoài mô hình đạt 47,0tấn/ha). Bên cạnh năng suất qui theo hàm lượng đường thực tế, năng suất bình quân của mía gốc 1 qui theo hàm lượng đường 10% của mô hình đạt 73,53tấn/ha, cao hơn 70,2% so với ngoài mô hình (đạt bình quân 43,20tấn/ha). Từ kết quả trên cho thấy năng suất bình quân của chu kỳ mía tơ và mía gốc 1 trong mô hình canh tác theo phương thức tiểu bậc thang ở các điểm sau hai năm thực hiện đạt năng suất bình quân qui đổi theo hàm lượng đường 10% là: 73,14tấn/ha cao hơn mục tiêu của dự án đề ra là 61,75tấn/ha (65tấn/ha x 9,5%) và cao hơn so với ngoài mô hình cùng thời điểm là 61,1% (ngoài mô hình đạt 45,4tấn/ha). Tuy nhiên, trong hai năm thực hiện dự án do điều kiện thời tiết nắng hạn cục bộ kéo dài tại các xã Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Giang, Sơn Cao không có điều kiện tưới đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây mía nên năng suất mía của một số hộ còn thấp... Vì vậy, năng suất bình quân chung mía mô hình cánh đồng mẫu tiểu bậc thang của chu kỳ mía tơ và mía gốc 1 tuy vượt mục tiêu nhưng chưa cao so với tiềm năng. Bên cạnh năng suất mía theo từng vụ, từng thời điểm và từng năm, kết quả đánh giá năng suất mía bình quân quy đổi theo hàm lượng đường 10% của chu kỳ “1 vụ mía tơ + 1 vụ mía gốc 1” và hiệu quả kinh tế cho thấy: Năng suất bình quân quy đổi theo hàm lượng đường 10% của chu kỳ “1 vụ mía tơ + 1 vụ mía gốc 1” đạt 146,39tấn/ha và cao hơn 67,72% so với ngoài mô hình (đạt 87,28 tấn/ha). Kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác mía theo phương thức tiểu bậc thang với chu kỳ “2 vụ mía tơ + 1 vụ mía gốc 1” cho thấy: Tổng doanh thu hai vụ thu hoạch đạt 125.420.880đồng/ha theo giá mía Nhà máy Đường Phổ Phong mua trong năm 2015 và 2016, tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư đạt 0,63 lần. Tính bình quân cho 1 năm lãi của mô hình là 24.475.440đồng/ha và thu nhập (Lãi tính cả công lao động) là 48.475.440đồng/ha. Hiệu quả kinh tế như trên của mô hình sẽ vượt hơn so với thu nhập bình quân trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Hà. So với ngoài mô hình thì mía trong mô hình đạt năng suất cao hơn 67,72%, lãi thuần cao h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: