Danh mục

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus Albus) tại Quảng Ngãi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.57 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học để sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng tại Quảng Ngãi nhằm chủ động tổ chức sản xuất giống tại địa phương để cung ứng cho người nuôi, hạn chế khai thác lươn trong tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus Albus) tại Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ỨNG DỤNG TIẾN BỘ THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG (MONOPTERUS ALBUS) TẠI QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: KS. Võ Thành Nhân Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2019 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lươn đồng có giá trị dinh dưỡng, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu cao nên nguồn lợi lươn đồng trong tự nhiên ngày càng suy giảm do bị khai thác quá mức. Do vậy, để phát triển nuôi lươn đồng thành đối tượng nuôi mới, chủ lực trong nuôi thủy sản nước ngọt tại địa phương, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nhiệm vụ KHCN: “Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng tại Quảng Ngãi” nhằm tạo ra nguồn giống lươn đồng tại chỗ đảm bảo chất lượng, cung cấp cho người nuôi, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nhất là vùng nông thôn, miền núi và góp phần bảo vệ được nguồn lươn giống trong tự nhiên. II. MỤC TIÊU Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học để sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng tại Quảng Ngãi nhằm chủ động tổ chức sản xuất giống tại địa phương để cung ứng cho người nuôi, hạn chế khai thác lươn trong tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Tiếp nhận công nghệ: Cán bộ kỹ thuật của dự án tiếp nhận đầy đủ nội dung 05 chuyên đề kỹ thuật của quy trình sản xuất giống lươn đồng do Chi cục Thủy sản Vĩnh Long chuyển giao, gồm: - Chuyên đề 1: Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục, sinh sản áp dụng tại Quảng Ngãi. - Chuyên đề 2: Kỹ thuật thu trứng, ấp trứng áp dụng tại Quảng Ngãi. - Chuyên đề 3: Kỹ thuật nuôi lươn bột lên lươn hương áp dụng tại Quảng Ngãi. - Chuyên đề 4: Kỹ thuật nuôi lươn hương lên lươn giống áp dụng tại Quảng Ngãi. - Chuyên đề 5: Các giải pháp về quản lý chất lượng nước, phòng trị bệnh áp dụng tại Quảng Ngãi. Trên cơ sở tiếp nhận công nghệ và áp dụng vào thực tế sản xuất, Ban chủ nhiệm dự án dần hoàn chỉnh 05 chuyên đề áp dụng tại Quảng Ngãi có sự hiệu chỉnh, hoàn thiện lại cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu tại Quảng Ngãi. 2. Kết quả sản xuất thử nghiệm giống Lươn đồng 2.1. Địa điểm thực hiện Tại Trại Thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Đức Phổ thuộc Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ: Xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 96 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 2.2. Công tác chuẩn bị Quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng 2.2.1. Xây dựng bể nuôi lươn bố mẹ: Khu nuôi lươn bố mẹ được thiết kế nổi trên mặt đất, tổng diện tích xây dựng là: 200 m2, bao gồm 05 bể nuôi, mỗi bể nuôi có diện tích 36 m2. Bể nuôi lươn có khung bể được làm bằng tre, đáy và thành bể lót bạt ny lông để giữ nước. Kích thước bể: 2,5m x 14,4m x 0,8m (Rộng x dài x cao). Đáy bể được đầm chặt, xung quanh thành bể dựng bao đất để giữ lớp môi trường bên trong nuôi lươn bố mẹ. Môi trường nuôi lươn bố mẹ trong bể là đất sắt pha bùn được bố trí thành 02 khối dọc theo 2 bên thành chiều dài bể nuôi có chiều cao 45-50 cm, rộng 0,8 m, chính giữa là mương nước để ổn định nhiệt độ môi trường bể nuôi và nơi cho lươn ăn. Mỗi bể bố trí 03 sàng ăn cho lươn bố mẹ. 2.2.2. Xây dựng khu ấp trứng, ương nuôi bột và chuẩn bị công cụ, dụng cụ: Khu ấp trứng được tận dụng trong khu ương bột lên hương và các bể composite. Hệ thống bể ấp được bố trí trong nhà bao gồm hệ thống thiết bị ấp như máy sục khí và các phụ kiện kèm theo (ống dây dẫn khí, đá bọt, sục khí…), thau ấp, thùng lắng nước ấp trứng, … Bố trí nhà ương lươn bột có diện tích là 264m2. Thiết bị, công cụ, dụng cụ: Bể composite, test môi trường, các loại vợt, pipet, dây nylon làm giá thể, thau nhựa có đường kính từ 30 - 80 cm. 2.2.3. Cải tạo bể nuôi: Trước khi đưa lươn bố mẹ vào nuôi vỗ, xử lý môi trường bể nuôi: Bón vôi canxi với liều lượng 3 kg/m3 đất, cấp nước vào bể ngâm từ 2 - 3 ngày, tháo xả nước (lập lại 3 lần). Sau đó cấp nước mới, ổn định môi trường và thả lươn, lương nước cấp vào bể nuôi thấp hơn mặt lớp đất trong bể 5 cm. Trên bề mặt bể nuôi bố trí lớp lá dừa để giữ độ ẩm và thả bèo trên mương nước để lươn trú ẩn khi ra khỏi hang kiếm ăn. Toàn bộ khu nuôi lươn bố mẹ che mát bằng lưới phong lan để giữ ổn định nhiệt độ môi trường và hạn chế ánh sáng. 2.3. Tuyển chọn lươn bố mẹ, nuôi vỗ 2.3.1. Tuyển chọn lươn bố mẹ, nuôi vỗ thành thục sinh dục: Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Chi cục Thủy sản Vĩnh Long chọn mua 200 kg lươn bố mẹ từ các hộ nuôi thương phẩm, có quy cỡ: Lươn cái từ 70 – 100gr/con, lươn đực >150gr/con. Lươn có ngoại hình đẹp, cân đối, không dị tật, kiểm tra cơ quan sinh sản thấy buồng trứng phát triển tốt, kịp thời cho mùa vụ sinh sản. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 97 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 2.3.2. Chăm sóc và quản lý bể nuôi: Nuôi vỗ: Sử dụng thức ăn tươi sống là cá tạp các loại và thức ăn công nghiệp (>30% đạm), khẩu phần cho ăn: 3-5% trọng lượng thân. Thời điểm cho ăn: Cho ăn ngày 01 lần (4 - 5 giờ chiều), sau 2 giờ kiểm tra sàn ăn và vớt bỏ thức ăn thừa. Sàn ăn đặt nổi trên mặt nước để hạn chế thức ăn thừa. Bổ sung thêm men tiêu hóa, khoáng vi lượng, các loại vitamin vào thức ăn nuôi vỗ để tăng sức đề kháng, giúp cho lươn thành thục tốt. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường bể nuôi. Định kỳ 7 – 10 ngày thay nước bể nuôi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: