Danh mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch nghĩa văn bản cổ chữ Hán cho phát triển du lịch ở Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.80 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch nghĩa văn bản cổ chữ Hán cho phát triển du lịch ở Việt Nam" khảo sát và phân tích một số hướng tiếp cận cho các hoạt động du lịch trong việc vận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo vào dịch nghĩa các văn bản chữ Hán, nhằm thu hút sự hứng thú, thỏa mãn nhu cầu học hỏi, trải nghiệm của du khách khi đi du lịch, góp phần phát triển du lịch thông minh và khai thác giá trị di sản Hán Nôm ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch nghĩa văn bản cổ chữ Hán cho phát triển du lịch ở Việt Nam ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG DỊCH NGHĨA VĂN BẢN CỔ CHỮ HÁN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM Thái Hoàng Lâm1,2, Nguyễn Gia Phúc1,2, Đinh Điền1,2 Tóm tắt: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong khai thác và phát huy các giá trị di sản Hán Nôm là một trong những xu hướng hiện nay gắn liền với mục đích phát triển du lịch. Theo đó, trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về nhận dạng tự động văn tự Hán Nôm, chuyển tự tự động chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ,… có kết quả rất tốt nhưng vẫn chưa đủ để khai thác tối đa tiềm năng và ý nghĩa to lớn của kho di sản Hán Nôm đối với du lịch cũng như là truyền tải những thông điệp quý báu của cha ông đến thế hệ người Việt hiện tại, bởi lẽ trong đó có các văn bản chữ Hán cần được thực hiện thêm một bước nữa là dịch nghĩa sang tiếng Việt hiện đại. Thế nên, điều thiết yếu là chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch nghĩa tự động các văn bản chữ Hán ở các khu du lịch của Việt Nam với một thực tế rằng ở các địa điểm du lịch nổi tiếng như cố đô Huế, các vùng đất du lịch tâm linh,… có số lượng không ít các văn bản chữ Hán như câu đối, hoành phi, thơ ca,... Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát và phân tích một số hướng tiếp cận cho các hoạt động du lịch trong việc vận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo vào dịch nghĩa các văn bản chữ Hán, nhằm thu hút sự hứng thú, thoả mãn nhu cầu học hỏi, trải nghiệm của du khách khi đi du lịch, góp phần phát triển du lịch thông minh và khai thác giá trị di sản Hán Nôm ở Việt Nam. Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, di sản Hán Nôm, dịch nghĩa, du lịch, Việt Nam.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch là một trong những lựa chọn hàng đầu cho hoạt động giải trí, thư giãncủa du khách trong các kỳ nghỉ, dịp lễ, Tết sau những ngày phải chạy đua với guồngquay của cuộc sống. Các điểm đến mà du khách thường chọn để tham quan, du lãmlà các danh lam, thắng cảnh, khu di tích lịch sử - văn hoá. Theo Từ điển tiếng Việt, dulịch là “đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở” (Viện Ngôn ngữ học, 2003: 264). Vìvậy, ngoài mục đích giải trí, du lịch còn là dịp để du khách trải nghiệm, tích luỹ thêmnhững tri thức về lịch sử, đa dạng văn hoá, con người,… ở những vùng đất khác nhau.Đối với du lịch Việt Nam, các khu di tích lịch sử - văn hoá, tâm linh thường thu hútlượng khách tham quan, hành hương đông đúc. Ở những địa điểm di tích lịch sử - vănhoá này, sẽ không khó để bắt gặp những văn bản Hán - Nôm như câu đối, hoành phi,thơ văn được thể hiện dưới những hình thức khác nhau như khắc trên cột, trên tường,trên bia đá, trên chuông,… Đây là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đang mã hóa Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.12 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.612 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...những tri thức, tâm tư, thông điệp của các bậc tiền nhân. Vì vậy, các tác phẩm nàycũng chính là một trong những yếu tố văn hoá thu hút du khách - yếu tố ngôn ngữ,bên cạnh các yếu tố khác như ẩm thực, kiến trúc, trang phục,… (Đoàn Mạnh Cương,2023) mà chúng ta nên khai thác cho phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, khôngphải du khách người Việt nào cũng có thể giải mã được những văn bản này, vì chữHán (dạng văn ngôn) và chữ Nôm đã không còn là hệ chữ viết chính trong đời sốngvăn hoá của người Việt từ đầu thế kỉ XX , thay vào đó là chữ Quốc ngữ như hiện nay.Vì vậy, thiết nghĩ để phần nào xóa bỏ được rào cản về mặt văn tự này, chúng ta nêncó những chiếc “cầu nối” nhằm truyền tải ý nghĩa của các văn bản chữ Hán này bằngtiếng Việt hiện đại đến nhiều đối tượng du khách nhau khác nhau. Biêlinxki từng nóirằng: “Sự thích thú trước một tác phẩm nghệ thuật mà ta không hiểu - đó là một sựthích thú đau khổ” (được dẫn lại bởi Nguyễn Đăng Mạnh, 2003: 99). Thế nên, việcgiải mã các tác phẩm Hán Nôm này, đặc biệt là dịch nghĩa tác phẩm chữ Hán, sẽ giúpdu khách thoả mãn được nhu cầu học hỏi, lĩnh hội những giá trị cũ nhưng giàu ý nghĩa.Chính việc này sẽ góp phần thu hút du khách và tạo ra những tiềm năng cho việc pháttriển du lịch thông minh; đồng thời phát huy giá trị di sản Hán Nôm. Trong tiến trình giải mã các văn bản cổ Hán Nôm, thường chia làm 2 nhóm vănbản: chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, các văn bản chữ Nôm cần được chuyển tự sangchữ Quốc ngữ, còn việc phiên dịch các văn bản chữ Hán thường gồm 2 bước chínhlà phiên âm ra cách đọc Hán - Việt (chúng tôi tạm gọi là “dịch âm” trong nghiên cứunày) và dịch nghĩa các văn bản này. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của Trítuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), các nhà ngôn ngữ học - máy tính đang vậndụng công nghệ này vào sứ mệnh giải mã các văn bản Hán Nôm. Trong đó, tiến trìnhnghiên cứu ứng dụng AI cho dịch âm văn bản Hán Nôm (bao gồm chuyển tự văn bảnchữ Nôm sang chữ Quốc ngữ và phiên âm Hán Việt cho văn bản chữ Hán) đã có nhiềuthành công, tiêu biểu nhất là công cụ “CLC - Phiên dịch Hán Nôm”1. Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu về dịch nghĩa tự động văn bản chữ Hán của Việt Nam sang tiếngViệt hiện đại bằng AI thì còn khá hạn chế, mới chỉ ở các bước đầu. Bởi lẽ, so với dịchâm, dịch nghĩa văn bản chữ Hán gặp nhiều thách thức hơn, vì các văn bản này thườnglà các tác phẩm văn chương lời ít ý nhiều, trong đó ngôn từ mang tính hình tượng, sửdụng nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, điển tích, điển cố,… chưa kể vănchương chữ Hán của người Việt còn có những khác biệt so với văn chương chữ Háncủa người Trung Quốc. Vì vậy, để dịch được nghĩa các văn bản này cần một lượng trithức dồi dào từ ngôn ngữ - văn tự đến lịch sử, văn hoá. Đối với dịch tự động bằng AI,chúng ta cần có một kho ngữ li ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: