Danh mục

Ứng dụng viễn thám đánh giá nguy cơ hạn hán khu vực huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.72 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày kết quả đánh giá nguy cơ hạn hán khu vực huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) từ tư liệu ảnh vệ tinh đa phổ LANDSAT sử dụng chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật (TVDI). Kết quả nhận được có thể sử dụng trong thành lập bản đồ nguy cơ khô hạn và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng viễn thám đánh giá nguy cơ hạn hán khu vực huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 5(70) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ HẠN HÁN KHU VỰC HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN TRỊNH LÊ HÙNG*, ĐÀO KHÁNH HOÀI* TÓM TẮT Công nghệ viễn thám với những ưu điểm nổi bật so với các phương pháp nghiên cứu truyền thống đã được ứng dụng hiệu quả trong nghiên cứu, giám sát và ứng phó với hiện tượng hạn hán. Bài báo trình bày kết quả đánh giá nguy cơ hạn hán khu vực huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) từ tư liệu ảnh vệ tinh đa phổ LANDSAT sử dụng chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật (TVDI). Kết quả nhận được có thể sử dụng trong thành lập bản đồ nguy cơ khô hạn và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra. Từ khóa: hạn hán, viễn thám, nhiệt độ bề mặt, độ ẩm đất, chỉ số khác biệt thực vật, ảnh đa phổ LANDSAT. ABSTRACT Drought risk evaluation using remote sensing: a case study in Bac Binh district, Binh Thuan province Compared to traditional methods, remote sensing technology with advantages has been used effectively in studying, monitoring and reacting to drought. This article presents results of drought risk evaluation from LANDSAT multispectral images in BAC BINH district (BINH THUAN province) using temperature vegetation dryness index (TVDI). The results obtained in this study can be used to create the drought risk map and to minimize the damage caused by drought. Keywords: drought, remote sensing, land surface temperature, soil moisture, normalized difference vegetation index, LANDSAT multispectral image. 1. Mở đầu Hạn hán là một hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và hoạt động sản xuất của người dân. Hạn hán được đánh giá là thiên tai gây thiệt hại nặng nề đứng thứ ba sau lũ, bão và có xu hướng xảy ra gay gắt, khó kiểm soát hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở hầu khắp cả nước với mức độ và thời gian khác nhau, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là khu vực miền Trung và Tây nguyên, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế – xã hội, đặc biệt là nguồn nước và trong sản xuất nông nghiệp. Hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, do vậy việc quan trắc và nghiên cứu bằng các phương pháp truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, và trên thực tế không thể đặt các trạm quan trắc với mật độ dày đặc do chi phí lớn. Dữ liệu viễn thám cung cấp thông tin * TS, Học viện Kĩ thuật Quân sự, Hà Nội; Email: trinhlehung125@gmail.com 128 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trịnh Lê Hùng và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ về bề mặt Trái Đất ở các kênh phổ khác nhau và độ phủ trùm rộng đã được sử dụng hiệu quả trong quan trắc và giám sát hạn hán. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng tư liệu viễn thám hồng ngoại nhiệt trong xác định nhiệt độ và độ ẩm đất nhằm đánh giá mức độ khô hạn của bề mặt [6, 9, 11, 14]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã sử dụng ảnh nhiệt MODIS, NOAA/AVHRR trong xác định độ ẩm đất dựa trên mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và các loại hình lớp phủ [4]. Tuy nhiên, độ phân giải không gian của ảnh MODIS, NOAA/AVHRR là rất thấp và không thích hợp cho các nghiên cứu chi tiết. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá nguy cơ hạn hán khu vực huyện Bắc Bình (Bình Thuận) sử dung tư liệu ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT. Ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT với độ phân giải không gian trung bình (60 – 120m) cung cấp thông tin rõ ràng hơn về sự thay đổi độ ẩm bề mặt so với ảnh MODIS, NOAA/AVHRR, do vậy có thể được sử dụng hiệu quả trong nghiên cứu và giám sát hiện tượng hạn hán. 2. Phương pháp nghiên cứu Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nhiệt độ bề mặt và lớp phủ thực vật là những yếu tố quan trọng cung cấp thông tin về độ ẩm tại bề mặt đất [9, 12, 13, 14]. Nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh trong trường hợp bề mặt khô hạn hoặc cây trồng bị thiếu nước [12, 13]. Để đánh giá mức độ khô hạn bề mặt, trong nghiên cứu này sử dụng chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật (temperature vegetation dryness index – TVDI), được Saldholt I. đưa ra năm 2002 trên cơ sở lượng hóa mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và lớp phủ [13]. Chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật TVDI được xác định theo công thức sau: = (1) trong đó: – nhiệt độ bề mặt, , tương ứng là nhiệt độ bề mặt cực tiểu và cực đại trong tam giác không gian nhiệt độ/NDVI. , được xác định bằng phư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: