Danh mục

Ung thư các xoang mặt (Kỳ 6)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.42 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ung thư xoang trán: Loại ung thư này hiếm gặp, thườngthứ phát từ xoang sàng thâm nhiễm lên, chủ yếu là người lớn và cả hai giới đều mắc bệnh như nhau, về tổ chức học loại ung thư biểu mô chiếm khoảng hơn 80%, còn sacoma thì rất hiếm. 5.1. Triệu chứng lâm sàng: Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng2.giống như một viêm xoang trán mạn tính hoặc viêm xoang trán có mủ. Phần lớn bệnh nhân khi đến khám thường ở giai đoạn muộn, nên các triệu chứng rầm rộ hơn như đau đầu dữ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ung thư các xoang mặt (Kỳ 6) Ung thư các xoang mặt (Kỳ 6) 1. 5. Ung thư xoang trán: Loại ung thư này hiếm gặp, thườngthứ phát từ xoang sàng thâm nhiễm lên, chủ yếu là người lớn và cả hai giớiđều mắc bệnh như nhau, về tổ chức học loại ung thư biểu mô chiếm khoảnghơn 80%, còn sacoma thì rất hiếm. 2. 5.1. Triệu chứng lâm sàng: Ở giai đoạn đầu, các triệu chứnggiống như một viêm xoang trán mạn tính hoặc viêm xoang trán có mủ.Phần lớn bệnh nhân khi đến khám thường ở giai đoạn muộn, nên các triệuchứng rầm rộ hơn như đau đầu dữ dội, hoặc u đã phá vỡ thành trước xoangtrán làm cho vùng rễ mũi và vùng da ở góc trong lông mày bị đẩy phồng. 3. 5.2. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng khám lâm sàng,bệnh tiến triển nhanh chóng, dễ phá vỡ các thành xương để thâm nhiễm vàocác vùng lân cận, trên phim X - quang thấy rõ các thành xương bị phá huỷ. 4. Chẩn đoán phân biệt: 5. - Ở giai đoạn đầu, cần phân biệt với một viêm xoangmạn tính, với u xoang trán. Các bệnh này có lịch sử bệnh và tiến triển bệnhlâu năm, các triệu chứng không rầm rộ, trên phim X- quang có hình ảnh mờđều không có hiện tượng phá huỷ xương. 6. - Ở giai đoạn rầm rộ cần phân biệt với u nhày xoangtrán, có tiền sử kéo dài hàng năm, có khi 8-10 năm, thể trạng toàn thânkhông ảnh hưởng gì, khám lâm sàng và X- quang có các dấu hiệu đặc trưngcủa u nhày (u mềm, ấn vào có cảm giác như vỏ quả bóng bàn, chọc dò bằngkim to hút ra được dịch nhày, trên phim X- quang thành xương bị ăn mònchứ không bị phá huỷ nham nhở...). 7. 5.3. Điều trị và tiên lượng: Chủ yếu là phẫu thuật phối hợptia xạ, nhưng phần lớn bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn nên khả năngđiều trị rất hạn chế và bệnh nhân thường chết do viêm màng não hoặc thâmnhiễm vào não. 8. 6. Ung thư xoang bướm: Cũng rất hiếm gặp, thường là ungthư biểu mô, rất ít sacoma. 9. 6.1. Triệu chứng: Ở giai đoạn đầu các triệu chứng rất kín đáovà nghèo nàn, đến giai đoạn rõ rệt thì triệu chứng rất giống như một viêmxoang bướm có mủ, nhưng diễn biến nhanh và nặng hơn, bệnh nhân đauđầu liên tục và sau đó u lan rộng gây nên các triệu chứng nặng như: viêmthị thần kinh dẫn đến mù, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hangvà các hội chứng thần kinh khác. Ngoài ra thể trạng toàn thân suy sụp và th-ường kèm theo bội nhiễm. 10. - Soi mũi sau hoặc qua ống soi vòi Eutasche(salpingoscopie) có thể thấy rõ tổ chức sùi ở lỗ xoang bướm. 11. - Trên phim Hirtz và sọ nghiêng thấy được bóng mờ củakhối u và hiện tượng phá huỷ xương. 12. 6.2. Chẩn đoán: Trong thực tế bệnh nhân đến khám ở giaiđoạn muộn nên chẩn đoán không phức tạp lắm, nhất là bệnh cảnh ở giaiđoạn cuối, ung thư đã lan rộng ra các vùng lan cận. 13. 6.3. Điều trị: Cho đến nay phương pháp điều trị ung thư vùngxoang bướm (nguyên phát hay thứ phát) còn gặp nhiều khó khăn và kết quảrất hạn chế vì vị trí giải phẫu của khối u cũng như giai đoạn muộn của bệnhnhân khi đến khám, phần lớn chết do biến chứng não. 14. 7. Các loại sacoma vùng xoang mặt: Các xoang mặt cónhiều loại sacoma khác nhau, chẩn đoán hoàn toàn phải dựa vào kết quảcủa tố chức học.Trên thực tế, loại sacoma này cũng hiếm gặp, theo thống kêcủa nhiều tác giả thì rất khác nhau, chiếm tỷ lệ trong các ung thư xoang mặttừ 7-15%. Thường gặp là sacoma xơ (fibrosarcomes), sacoma sụn(chondrosarcomes), sacoma xương, sacoma cơ vân (rhabdomyosarcomes),sacoma mạch (angiosarcome)... 15. 7.1. Triệu chứng: Tuỳ theo vị trí thâm nhiễm của u mà cáctriệu chứng lâm sàng khác nhau (như ung thư xoang sàng, ung thư xoanghàm, xoang bướm, xoang trán, vùng hạ tầng cấu trúc...). Đặc biệt sacomakhác với loại ung thư biểu mô là bệnh tiến triển rất nhanh, hay gặp ở trẻ emvà người già (trước 15 tuổi và sau 65 tuổi) nhưng cũng có thể gặp ở bất cứđộ tuổi nào. 16. 7.2. Chẩn đoán: Chủ yếu là dựa vào các triệu chứng lâm sàngnhất là các diễn biến bệnh nhanh chóng, dựa vào kết quả sinh thiết và phimX- quang. 17. 7.3. Tiến triển bệnh: Nếu không được chẩn đoán và điều trịkịp thời thì bệnh phát triển rất nhanh tại chỗ và sớm có di căn xa (hay gặplà phổi và xương). 18. 7.4. Điều trị: Sacoma nói chung là nhạy cảm với tia xạ và hoáchất vì vậy điều trị chủ yếu là phối hợp tia xạ với hoá chất. Phương phápphối hợp lệ thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như sở trường của thày thuốclâm sàng, có thể tia trước hoặc điều trị hoá chất trước, hoặc phối hợp xenkẽ hóa chất-tia xạ-hoá chất. 19. 7.5. Kết quả điều trị: Nói chung bệnh sẽ thuyên giảm rấtnhanh, kết quả trước mắt rất đáng khích lệ nhưng tỉ lệ tái phát tại chỗ hoặcdi căn cũng hay gặp, nhất là trong vòng 2 năm đầu sau khi điều trị vì vậybệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lí nếu bị tái ph ...

Tài liệu được xem nhiều: