Danh mục

Ung thư da ( Ung thư da không phải u hắc tố )

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.08 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ung thư da ( Ung thư da không phải u hắc tố )Giới thiệu Ung thư da là bệnh ung thư thường thấy nhất ở người. Người ta ước tính hằng năm số mới mắc bệnh này trên một triệu người. Tỉ lệ hằng năm của tất cả các loại ung thư da đang gia tăng mỗi năm, cho thấy số người mắc bệnh ung thư da ngày càng nhiều trong cộng đồng. Dấu hiệu cảnh báo thường thấy nhất của ung thư da sự thay đổi bất thường ở da, chẳng hạn một u mới xuất hiện hoặc một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ung thư da ( Ung thư da không phải u hắc tố ) Ung thư da ( Ung thư da không phải u hắc tố ) Giới thiệu Ung thư da là bệnh ung thư thường thấy nhất ở người. Người ta ước tính hằngnăm số mới mắc bệnh này trên một triệu người. Tỉ lệ hằng năm của tất cả các loại ungthư da đang gia tăng mỗi năm, cho thấy số người mắc bệnh ung thư da ngày càngnhiều trong cộng đồng. Dấu hiệu cảnh báo thường thấy nhất của ung thư da sự thay đổi bất thường ởda, chẳng hạn một u mới xuất hiện hoặc một vết loét không chịu lành. Thuật ngữ “ung thư da“ bao gồm ba thể khác nhau. Từ nhẹ đến nặng : • Ung thư tế bào đáy. • Ung thư tế bào vảy. • U hắc tố. Hai thể ung thư da thường thấy nhất là ung thư tế bào đáy và ung thư tế bàovảy, hai thể này gọi chung là ung thư da không phải u hắc tố. Nhìn chung u hắc tố làthể nặng nhất, vì chúng có khuynh hướng lan rộng khắp cơ thể. Ung thư tế bào đáy Ung thư tế bào đáy là gì ? Ung thư tế bào đáy là thể thường gặp nhất của ung thư da, chiếm hơn 90% tấtcả các loại ung thư da ở Mỹ. Loại ung thư này hầu như không di căn đến những phầnkhác của cơ thể. Tuy nhiên, khi nó phát triển và xâm lấn có thể gây tổn thương môxung quanh. Những yếu tố nguy cơ nào làm phát triển bệnh Màu da sáng ( da trắng ) và sự tiếp xúc ánh nắng mặt trời yếu tố quan trọngtrong việc phát bệnh ung thư tế bào đáy. Tuy nhiên, khoảng 20% ca xảy ra ở nhữngvùng không phơi bày dưới ánh nắng mặt trời như ngực, lưng, cánh tay, chân và da đầu.Mặt vẫn là vị trí thường thấy nhất của bệnh ung thư tế bào đáy. Sự suy yếu hệ thốngmiễn dịch do bệnh hay do thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính của ung thư da.Tia cực tím nhân tạo như đèn cực tím và tắm nắng cũng là nguyên nhân gây ung thưda. Nơi ở cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Những người sống ở khu vựcánh nắng mặt trời có tia cực tím ở mức cao dễ mắc bệnh ung thư da. Trên toàn thếgiới, tỉ lệ ung thư da cao nhất ở Nam Phi và Úc, những nơi này nhận tia cực tím rấtcao. Ngoài ra, ung thư da còn liên quan đến thời gian tiếp xúc tia cực tím. Ung thưda thường xuất hiện sau tuổi 50, nhưng những tổn thương do ánh nắng mặt trời thì cóthể phát bệnh sớm hơn. Vì vậy, sự bảo vệ da nên bắt đầu từ nhỏ nhằm để phòng ngừaung thư da sau này. Ung thư tế bào đáy như thế nào ? Ung thư tế bào đáy bắt đầu là một u nhỏ lồi lên và trên bề mặt thường có nhữngmao mạch nhỏ gọi là điểm giãn mao mạch. Cấu tạo như một đốm, thường có màu sánghay óng ánh, thỉnh thoảng gọi là hạt trai. Thường khó khăn để nói là ung thư tế bàođáy từ một u lành như một nốt ruồi có màu đỏ mà không thực hiện sinh thiết. Vài ungthư tế bào đáy chứa sắc tố melanin nên tổn thương có màu tối hơn. Ung thư tế bào đáy phát triển chậm, từ vài tháng đến thậm chí vài năm để giatăng kích thước. Mặc dù di căn là hiếm gặp, ung thư tế bào đáy có thể làm tổn thươnghay biến dạng mắt, tai, mũi nếu nó phát triển gần những vùng này. Chẩn đoán ung thư tế bào đáy Để chẩn đoán chính xác ung thư tế bào đáy bác sĩ thường lấy trọn hay một phầnkhối u qua sinh thiết Việc sinh thiết thường là lấy mẫu bằng cách tê tại chỗ. Phươngpháp này còn được gọi là cạo sinh thiết. Mảnh da được lấy sau đó quan sát dưới kínhhiển vi để tìm tế bào ung thư. Điều trị ung thư tế bào đáy Có nhiều cách điều trị thành công ung thư tế bào đáy với tỉ lệ trên 90%. Mụcđích của bác sĩ lấy đi u và phá hủy mô ung thư với sẹo càng nhỏ càng tốt. Để có mộtphác đồ điều trị tốt nhất cho mỗi bệnh nhân bác sĩ xem xét : vị trí khối u, nguy cơ sẹohoá (cơ địa sẹo lồi?), tuổi, thể trạng, và bệnh sử. Các phương pháp điều trị ung thư tế bào đáy gồm : Phương pháp nạo và làm khô : Các bác sĩ da liễu thích phương pháp này,phương pháp này gồm : Nạo tế bào đáy ung thư bằng một dụng cụ giống như cáimuỗng (gọi là curette); Làm khô bằng một dòng điện để kiểm soát chảy máu và diệtnhững tế bào ung thư còn lại. Da lành không cần khâu. Kỹ thuật này phù hợp vớinhững u nhỏ ở những vùng không quan trọng như thân và tứ chi. Phẫu trị : khối u được cắt bỏ và khâu lại. Xạ trị : các bác sĩ thường sử dụng tia xạ điều trị ung thư da ở những vùng khóáp dụng phương pháp phẫu trị. Với phương pháp này nhằm đạt được kết quả thẩm mỹ tốt cần phải thực hiệnnhiều lần, từ 25 đến 30 lần. Phương pháp cắt lạnh : một số bác sĩ được huấn luyện kỹ thuật này đạt đượckết quả tốt bằng cách đông lạnh tế bào đáy bị ung thư. Điển hình, dùng nitrogen lỏnglàm lạnh và giết tế bào ung thư. Phương pháp vi phẫu Mohs : Bác sĩ Frederic Mohs tạo ra kỹ thuật này, còn gọilà “ cắt bỏ bằng vi phẫu có kiểm soát” . Phẫu thuật viên lấy từng mảnh nhỏ một cách tỉmỉ và quan sát trực tiếp những mảnh này trong khi phẫu thuật. Sau đó cắt bỏ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: