Ứng xử với người bạn tưởng tượng của bé
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 127.84 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bước vào độ tuổi 3-4, bé rất dễ thân thiết với một người bạn do chính mình tưởng tượng ra. Đây là hình mẫu không có thật, đơn giản chỉ là một nhân vật phi thường nào đó mà bé đọc được trong sách hay xem trên tivi.Bên cạnh đó, người bạn ảo này cũng có thể là con thú nhồi bông mà bé yêu thích nhưng được bé nhân cách lên giống như một con người sống động. Nhiều bé thích chơi với người bạn ảo ấy vì trên thực tế bé đang cô đơn, không có bạn. Khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng xử với người bạn tưởng tượng của bé Ứng xử với người bạn tưởng tượng của bé Bước vào độ tuổi 3-4, bé rất dễ thân thiết với một người bạn do chính mình tưởng tượng ra. Đây là hình mẫu không có thật, đơn giản chỉ là một nhân vật phi thường nào đó mà bé đọc được trong sách hay xem trên tivi. Bên cạnh đó, người bạn ảo này cũng có thể là con thú nhồi bông mà bé yêu thích nhưng được bé nhân cách lên giống như một con người sống động. Nhiều bé thích chơi với người bạn ảo ấy vì trên thực tế bé đang cô đơn, không có bạn. Khi bé lớn hơn và có thể nhận biết được thế giới bên ngoài, nhất lúc bé vào độ tuổi đến trường, những người bạn trong trí tưởng tượng của bé sẽ đột nhiên biến mất. Tác dụng của những người bạn ‘ảo’ với tâm lý bé Cũng giống như những người bạn thực tế khác, bé có thể trò chuyện với bạn ảo mỗi ngày. Nào là chuyện hôm nay bé được đi công viên, chơi đu quay thế nào đến chuyện bé xem voi, hổ trong vườn bách thú… Thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình, bé có thể gắn cho người bạn ảo những đặc điểm về diện mạo hay tính cách riêng. Điều này giúp bé tăng cường khả năng sáng tạo. Ảnh: GettyImages Bạn có thể nhận biết tâm tư, nguyện vọng, niềm vui, nỗi buồn hàng ngày khi bé trò chuyện hay thổ lộ cùng người bạn không có thực ấy. Bạn ảo là nơi bé có thể thoải mái cáu giận mà không sợ bất kỳ phản ứng đáp trả bất lợi nào từ phía đối phương. Bé cũng có tâm lý thỏai mái, tự tin khi chơi cùng bạn ảo. Vì người bạn này được đặc biệt xây dựng theo khuôn mẫu riêng của bé nên trong mắt bé, đây thực sự là một người bạn tốt. Rắc rối với người bạn 'ảo' của bé Hầu hết, việc vui chơi với những người bạn ảo là một giai đoạn phát triển tương đối bình thường ở bé. Thông qua người bạn tưởng tượng bên cạnh, bé dễ dàng chia sẻ những điều thầm kín. Thú vị hơn, bạn cũng có thể nhận biết bé đang gặp phải những nỗi lo lắng hay buồn phiền gì qua người bạn không có thật ấy. Chẳng hạn, nếu bé gắn cho bạn gấu bông tính cách hay sợ bóng tối, tương tự điều này là nỗi sợ tiềm ẩn của bé mà có thể bé không sẵn lòng thổ lộ cùng bạn. Nếu bé để cho người bạn ảo của mình có những hoạt động yêu thích nhất định - đó chính là những việc bé có hứng thú quan tâm Nếu người bạn tưởng tượng này chỉ đóng một phần trong cuộc sống của bé thì bạn không cần quá lo lắng. Điều này có nghĩa là, ngoài việc trò chuyện với người bạn ảo ra, bé vẫn sẵn sàng tham gia vui chơi với cha mẹ hay các bạn bè cùng độ tuổi khác. Ngược lại, khi bé chỉ coi người bạn do mình tưởng tượng ra là quan trọng nhất, bé không có hứng thú với bất kỳ hoạt động nào xung quanh. Lúc này, bạn nên hướng dẫn để bé hòa nhập với cuộc sống thực tế. Lưu ý dành cho bạn Bạn nên tôn trọng và chấp nhận người bạn tưởng tượng của bé. Bên cạnh đó, bạn nên theo dõi và kiểm soát những đặc điểm hay những hành vi bé tự gán cho người bạn ấy có phù hợp không. Bé không thích thậm chí sẽ phản ứng gay gắt khi bạn cho rằng: “Đó là người bạn vớ vẩn, không có thật”. Thay vào những nhận xét chủ quan từ phía người lớn, bạn có thể hướng dẫn bé sáng tạo ra những mẫu người bạn mang nhiều đức tính tốt như biết vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, chăm làm… Nếu bé mắc lỗi mà liên tục lôi người bạn ảo ra để chịu trận cho bé, bạn cần kiên nhẫn giải thích. Chẳng hạn khi làm đổ sữa, bé sẽ “lý sự”: “Tại bạn gấu bông hất vào tay con”. Bạn nên nhẹ nhàng nói cho bé biết việc này không liên quan đến bạn gấu bông nào cả và nhanh chóng yêu cầu bé lau khô chỗ sữa vừa đổ. Khoảng 3-4 tuổi là thời gian bé được tiếp xúc và khám phá cuộc sống xung quanh. Bé cũng ý thức được rằng, có rất nhiều mối nguy hiểm có thể xảy đến với mình. Vì vậy, một người bạn ảo có thể trấn an tâm lý bé. Bạn cần khuyến khích để bé vẫn có cơ hội hòa nhập bình thường với mọi người. Lớn hơn một chút hoặc khi bé làm quen và kết bạn được với những người bạn phù hợp, thói quen trò chuyện với bạn ảo sẽ bị bé tự loại trừ. Phương Thảo (theo Raisingchildren) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng xử với người bạn tưởng tượng của bé Ứng xử với người bạn tưởng tượng của bé Bước vào độ tuổi 3-4, bé rất dễ thân thiết với một người bạn do chính mình tưởng tượng ra. Đây là hình mẫu không có thật, đơn giản chỉ là một nhân vật phi thường nào đó mà bé đọc được trong sách hay xem trên tivi. Bên cạnh đó, người bạn ảo này cũng có thể là con thú nhồi bông mà bé yêu thích nhưng được bé nhân cách lên giống như một con người sống động. Nhiều bé thích chơi với người bạn ảo ấy vì trên thực tế bé đang cô đơn, không có bạn. Khi bé lớn hơn và có thể nhận biết được thế giới bên ngoài, nhất lúc bé vào độ tuổi đến trường, những người bạn trong trí tưởng tượng của bé sẽ đột nhiên biến mất. Tác dụng của những người bạn ‘ảo’ với tâm lý bé Cũng giống như những người bạn thực tế khác, bé có thể trò chuyện với bạn ảo mỗi ngày. Nào là chuyện hôm nay bé được đi công viên, chơi đu quay thế nào đến chuyện bé xem voi, hổ trong vườn bách thú… Thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình, bé có thể gắn cho người bạn ảo những đặc điểm về diện mạo hay tính cách riêng. Điều này giúp bé tăng cường khả năng sáng tạo. Ảnh: GettyImages Bạn có thể nhận biết tâm tư, nguyện vọng, niềm vui, nỗi buồn hàng ngày khi bé trò chuyện hay thổ lộ cùng người bạn không có thực ấy. Bạn ảo là nơi bé có thể thoải mái cáu giận mà không sợ bất kỳ phản ứng đáp trả bất lợi nào từ phía đối phương. Bé cũng có tâm lý thỏai mái, tự tin khi chơi cùng bạn ảo. Vì người bạn này được đặc biệt xây dựng theo khuôn mẫu riêng của bé nên trong mắt bé, đây thực sự là một người bạn tốt. Rắc rối với người bạn 'ảo' của bé Hầu hết, việc vui chơi với những người bạn ảo là một giai đoạn phát triển tương đối bình thường ở bé. Thông qua người bạn tưởng tượng bên cạnh, bé dễ dàng chia sẻ những điều thầm kín. Thú vị hơn, bạn cũng có thể nhận biết bé đang gặp phải những nỗi lo lắng hay buồn phiền gì qua người bạn không có thật ấy. Chẳng hạn, nếu bé gắn cho bạn gấu bông tính cách hay sợ bóng tối, tương tự điều này là nỗi sợ tiềm ẩn của bé mà có thể bé không sẵn lòng thổ lộ cùng bạn. Nếu bé để cho người bạn ảo của mình có những hoạt động yêu thích nhất định - đó chính là những việc bé có hứng thú quan tâm Nếu người bạn tưởng tượng này chỉ đóng một phần trong cuộc sống của bé thì bạn không cần quá lo lắng. Điều này có nghĩa là, ngoài việc trò chuyện với người bạn ảo ra, bé vẫn sẵn sàng tham gia vui chơi với cha mẹ hay các bạn bè cùng độ tuổi khác. Ngược lại, khi bé chỉ coi người bạn do mình tưởng tượng ra là quan trọng nhất, bé không có hứng thú với bất kỳ hoạt động nào xung quanh. Lúc này, bạn nên hướng dẫn để bé hòa nhập với cuộc sống thực tế. Lưu ý dành cho bạn Bạn nên tôn trọng và chấp nhận người bạn tưởng tượng của bé. Bên cạnh đó, bạn nên theo dõi và kiểm soát những đặc điểm hay những hành vi bé tự gán cho người bạn ấy có phù hợp không. Bé không thích thậm chí sẽ phản ứng gay gắt khi bạn cho rằng: “Đó là người bạn vớ vẩn, không có thật”. Thay vào những nhận xét chủ quan từ phía người lớn, bạn có thể hướng dẫn bé sáng tạo ra những mẫu người bạn mang nhiều đức tính tốt như biết vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, chăm làm… Nếu bé mắc lỗi mà liên tục lôi người bạn ảo ra để chịu trận cho bé, bạn cần kiên nhẫn giải thích. Chẳng hạn khi làm đổ sữa, bé sẽ “lý sự”: “Tại bạn gấu bông hất vào tay con”. Bạn nên nhẹ nhàng nói cho bé biết việc này không liên quan đến bạn gấu bông nào cả và nhanh chóng yêu cầu bé lau khô chỗ sữa vừa đổ. Khoảng 3-4 tuổi là thời gian bé được tiếp xúc và khám phá cuộc sống xung quanh. Bé cũng ý thức được rằng, có rất nhiều mối nguy hiểm có thể xảy đến với mình. Vì vậy, một người bạn ảo có thể trấn an tâm lý bé. Bạn cần khuyến khích để bé vẫn có cơ hội hòa nhập bình thường với mọi người. Lớn hơn một chút hoặc khi bé làm quen và kết bạn được với những người bạn phù hợp, thói quen trò chuyện với bạn ảo sẽ bị bé tự loại trừ. Phương Thảo (theo Raisingchildren) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 529 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 283 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0