Danh mục

Uốn lời nói cong thành thẳng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bé Bi, 5 tuổi, đang chơi với mẹ ở cầu thang khu tập thể thì nhìn thấy anh hàng xóm đi đổ rác, bỗng dưng bé nói một câu rất vô lễ: "Ơ cái thằng đầu trọc này!". Anh hàng xóm rất tức giận, còn mẹ của bé thì ngượng chín cả mặt trước những lời nói của con. Mẹ lập tức bắt Bi phải xin lỗi, nhưng bé tỏ ra rất ngang bướng, không chịu nhận lỗi, chỉ đến khi mẹ cầm cây roiđánh vào mông nhiều lần Bi mới thực hiện. Sau đó, Bi còn bị bố mẹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Uốn lời nói "cong" thành "thẳng" Uốn lời nói cong thành thẳng Bé Bi, 5 tuổi, đang chơi với mẹ ở cầu thang khu tập thể thì nhìn thấy anh hàng xóm đi đổ rác, bỗng dưng bé nói một câu rất vô lễ: Ơ cái thằng đầu trọc này!. Anh hàng xóm rất tức giận, còn mẹ của bé thì ngượng chín cả mặt trước những lời nói của con. Mẹ lập tức bắt Bi phải xin lỗi, nhưng bé tỏ ra rất ngangbướng, không chịu nhận lỗi, chỉ đến khi mẹ cầm cây roiđánh vào mông nhiều lần Bi mới thực hiện. Sau đó, Bi cònbị bố mẹ phạt đứng một chỗ trong phòng và cấm không chora chơi ở hành lang khu tập thể nữa.Mặc dù con đã nhận lỗi nhưng bố mẹ Bi không vui, mộtphần vì thương con bị đòn, phần bố mẹ nghĩ con còn nhỏđã ương bướng như thế, sau này lớn lên sẽ rất khó dạy bảo.Bình thường, Bi rất bướng và gan lì, bị đánh đòn nhiều lầnnhưng cháu vẫn không thay đổi, thậm chí ngày càng tỏ raương bướng hơn.Theo nhà tâm lý giáo dục Lê Thu Hiền, cha mẹ nào cũngyêu con, bố mẹ Bi cũng vậy. Tuy nhiên, cách giáo dục concủa bố mẹ Bi đều có vấn đề: Trẻ ở lứa tuổi lên 3, lên 5 nhâncách chưa định hình. Các em vẫn đang trong quá trình họchỏi và đòi hỏi rất cao sự rèn dũa của người lớn. Không chỉrèn dũa về nhân cách, mà còn là rèn dũa từ lời ăn tiếng nóivà cách ứng xử với người khác.Việc cháu Bi nói “cái thằng trọc đầu này” không có nghĩalà cháu cố tình vô lễ với người khác, mà đôi khi đó chỉ làlời nói của con trẻ. Có thể cháu học câu nói đó từ một bạnnào đó trong lớp mẫu giáo, hoặc có thể nói theo một ngườilớn nào đó khi nhận xét về anh hàng xóm kia.Lời nói của trẻ ở vào lứa tuổi đó thường mang tính bắtchước nhiều hơn. Do vậy, cha mẹ phải uốn lời nói “cong”thành lời nói “thẳng” cho trẻ, chứ không phải bằng việccấm đoán và dùng hình phạt.Với bé Bi trong trường hợp trên, người mẹ chỉ cần nói: “À,đầu anh không có tóc, ý con nói vậy phải không?”. Hoặc“không có tóc vẫn đẹp mà, lần sau con phải gọi bằng anhnhé. Gọi thằng là xấu lắm. Con xin lỗi anh đi!”.Trong câu chuyện này, bố mẹ Bi đã quá lo lắng nên khôngtìm ra được cách giáo dục con phù hợp. Họ đã phạt con mộtcách vô lối, khi chưa kịp chỉ ra cho con đâu là sai, đâu làđúng. Bé Bi hoàn toàn chưa biết cháu nói vậy là sai ở đâu,vô lễ ở đâu thì mẹ đã bắt cháu phải xin lỗi. Và liên tiếp sauđó là sự tức giận đổ lên đầu trẻ, càng khiến cho trẻ bất bình.Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự ngang bướng của trẻmà không ít các ông bố bà mẹ, do không hiểu con nên đãđể cho sự việc càng ngày càng trở nên tồi tệ.Những biện pháp giáo dục áp đặt, nhiều khi có tác độngngược với mong muốn của các bậc làm cha làm mẹ. Giúpcon nhận thức được đúng, sai quan trọng hơn rất nhiều lờixin lỗi suông.

Tài liệu được xem nhiều: