Danh mục

UV và môi trường

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp theo loạt bài về sự suy giảm tầng ozone, chúng tôi xin giới thiệu thêm với các bạn loạt bài của Cục Môi Trường Mỹ (EPA) và Chương trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) về hóa học của ozone, diện tích lổ thủng ở tầng ozone và các ảnh hưởng của UVB đến sức khoẻ con người và môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
UV và môi trường OZONE - TIA CỰC TÍM VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNGTiếp theo loạt bài về sự suy giảm tầng ozone, chúng tôi xin giới thiệu thêm với các bạnloạt bài của Cục Môi Trường Mỹ (EPA) và Chương trình Môi Trường của Liên HiệpQuốc (UNEP) về hóa học của ozone, diện tích lổ thủng ở tầng ozone và các ảnh hưởngcủa UVB đến sức khoẻ con người và môi trường Lổ thủng tầng ozone năm 1995 Question and Answer on Ozone- depletion http://www.epa.gov/ozone/science/q_a.html Các câu hỏi và trả lời về sự suy giảm tầng ozone • Tầng ozone là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng? • Sự suy giảm tầng ozone diễn ra như thế nào? • Tại sao chúng ta biết là các nguồn tự nhiên không ảnh hưởng đến sự suy giảm tầng ozone? • Những hoạt động nào đã được con người tiến hành để đối phó với sự suy giảm tầng ozone? • Có sự thống nhất giữa các nhà khoa học về cơ chế suy giảm tầng ozone hay không?Bầu khí quyển bao quanh Trái đất của chúng ta được chia ra làm nhiều tầng khácnhau: từ mặt đất lên đến độ cao 10 km là tầng đối lưu và từ 10 km trở lên đến 50 km làtầng bình lưu. Tầng ozone là sự tập trung các phân tử ozone ở tầng bình lưu. Khoảng90% lượng ozone trong khí quyển của chúng ta tập trung ở tầng bình lưu. Tầng ozonerất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím của bứcxạ mặt trời, không cho các tia này đến được Trái đất. Nếu tầng ozone bị suy giảm, bứcxạ UV sẽ đến Trái đất nhiều hơn và làm tăng bệnh ung thư da, đục nhân mắt (cataract),làm giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.Tầng ozone bị suy giảm do con người thải các chất khí CFC (Chlorofluorocarbon) vàcác chất ODS (Ozone depleting substances) khác vào khí quyển. CFCs được sử dụnglàm chất sinh hàn, chất tạo bọt, dung môi... Các chất ODS khác bao gồm: methylbromide (làm thuốc trừ sâu), halons (trong các bình chữa cháy), methyl chloroform(dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghệ)... Mặc dầu CFC nặng hơn khôngkhí, nhưng nó có thể lên đến tầng bình lưu bằng một quá trình kéo dài từ 2 - 5 năm.Người ta đo nồng độ CFC ở tầng bình lưu bởi các khinh khí cầu, phi cơ và các vệ tinh.Khi CFCs đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo raChlor nguyên tử, và Chlor nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủyOzone. Một nguyên tử Chlor có thể phá hủy 100.000 phân tử ozone. Methyl bromidekhi lên đến tầng bình lưu sẽ bị tia cực tím phân hủy để cho ra Brom nguyên tử, mộtnguyên tử brom có khả năng phá hủy các phân tử ozone gấp 40-50 lần một nguyên tửchlor.Hãy liên hệ với Trung Tâm Thông Tin để đọc loạt bài của EPA về các nghiên cứunhằm thay thế việc sử dụng methyl bromide trong nông nghiệp và một số ngành côngnghiệp.Hoạt động của các núi lửa sẽ phóng thích vào khí quyển một lượng lớn chlorine,nhưng nó dễ hoà tan vào hơi nước trong khí quyển và sẽ theo mưa rơi trở xuống Tráiđất. Trong khi đó CFCs không bị phân hủy ở tầng đối lưu và không hòa tan vào hơinước, do đó nó có thể dễ dàng lên đến tầng bình lưu. Các kết quả đo đạt từ 1985 chothấy, việc gia tăng nồng độ của chlorine ở tầng bình lưu tỷ lệ thuận với lượng CFC sảnxuất, sử dụng và phóng thích bởi các hoạt động của con người.Vào năm 1978 việc sử dụng CFCs làm chất đẩy trong các bình xịt đã bị cấm ở Mỹ.Vào những năm 1980 việc xuất hiện lổ thủng tầng ozone ở Nam Cực và các đánh giákhoa học đã cho thấy cần phải có một sự hợp tác ở qui mô toàn cầu để giải quyết vấnđề này. Vào năm 1987, nghị định thư Montreal đã được ký kết và các nước đã ký vàonghị định thư này bắt đầu cắt giảm việc sử dụng CFCs và các chất ODS khác. Nghịđịnh thư này đã được bổ sung bằng việc cấm hẳn sản xuất CFCs vào sau năm 1995.Ngày nay, đã có trên 160 nước ký vào nghị định thư này. Kể từ 1/1996 chỉ có CFCs táisinh và tồn kho mới được phép sử dụng ở các nước phát triển. Việc cấm hẳn sản xuấtCFC và các chất ODS hoàn toàn có khả năng thực hiện được vì con người đã tìm racác chất khác và các biện pháp kỹ thuật để thay thế chúng.Với sự tài trợ của UNEP và WMO (cơ quan khí tượng thế giới), các khía cạnh của sự suy giảm tầng ozone được báo cáo định kỳ. Hơn 300 nhà khoa học đã viết và gởi bài về cho hai cơ quan này. Ozone depletion: Myth vs. Measurement http://www.epa.gov/ozone/science/ozone_uv.html Sự suy giảm tầng ozone: Chuyện hoang đường và các đo đạt thực tếCó rất nhiều sự hiểu lầm về các khía cạnh khoa học của việc suy giảm tầng ozone, bàiviết này nhằm làm rõ các vấn đề đó. • CFCs nặng hơn không khí, do đó nó không thể lên đến tầng ozone được • Núi lửa và các đại dương gây ra sự suy giảm tầng ozone • Sự suy giảm tầng ozone chỉ diễn ra ở Nam Cực • Không có mối quan hệ giữa sự suy giảm tầng ozone v ...

Tài liệu được xem nhiều: