![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Vài gợi ý chính sách về kỹ năng cần đào tạo cho thanh niên Việt Nam trong thời đại kinh tế chuyển đổi số
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 511.16 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết bàn về nguồn gốc sự phát triển bền vững của đất nước đến từ chính nguồn nhân lực hiện tại và tương lai, nói cách khác là đổi mới chính sách giáo dục thế hệ trẻ hiện nay đóng vai trò quan trọng giúp đất nước phát triển. Đồng thời đề xuất vài gợi ý chính sách về kỹ năng cần đào tạo cho thanh niên Việt Nam trong thời đại kinh tế chuyển đổi số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài gợi ý chính sách về kỹ năng cần đào tạo cho thanh niên Việt Nam trong thời đại kinh tế chuyển đổi số VÀI GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỀ KỸ NĂNG CẦN ĐÀO TẠO CHO THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ Đặng Hoàng Hải Anh; Đỗ Nguyễn Nguyệt Minh Dang (hdang@worldbank.org; corresponding author) is a senior economist with the Data Production and Methods Unit, Development Data Group, World Bank and is also affiliated with International School, Vietnam National University, Hanoi, Center for Analysis and Forecasting, Vietnam Academy of Social Sciences, GLO, IZA, and Indiana University. Do (minh.nn.do@gmail.com) is a lecturer at University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi 1. Giới thiệu Việt Nam hiện nay được coi là nước có thu nhập trung bình thấp, và đang phấn đấu sớm trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao. Để thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp đòi hỏi quốc gia có sự thay đổi về nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội. Chúng tôi cho rằng nguồn gốc sự phát triển bền vững của đất nước đến từ chính nguồn nhân lực hiện tại và tương lai. Nói cách khác là đổi mới chính sách giáo dục thế hệ trẻ hiện nay đóng vai trò quan trọng giúp đất nước phát triển. Hình 1: Tháp dân số Việt Nam và thế giới 390 Điều này thậm chí mang ý nghĩa sống còn khi tỷ lệ già hóa dân số đang ngày càng tăng. Cụ thể, Hình 1 cho thấy tháp dân số của Việt Nam có chân tháp lõm vào khác hẳn so với thế giới ở độ tuổi thanh thiếu niên (10-24). Tức là dân số ở độ tuổi thanh thiếu niên của Việt Nam ít hơn khoảng 2-3% so với thế giới. Trong khoảng một hai thập kỷ nữa, nhóm dân số này sẽ là trụ cột kinh tế của đất nước. Trong khi đó, so với các nước trong khu vực, năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp. Năm 2016, NSLĐ Philippines gấp 1.8 lần Indonesia gấp 2.4 lần, Trung Quốc gấp 2.6 lần. Thái Lan gấp 2.7 lần, Malaysia gấp 5.7 lần Việt Nam. Theo Ohno et al. (2021), NSLĐ ở Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực và chỉ cao hơn Campuchia. Hình 2. Năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia Lưu ý: tính bằng nghìn USD/lao động, giá so sánh 2011 theo ngang bằng sức mua Nguồn: Ohno et al. (2021) Như vậy, thanh niên Việt Nam đang bị thiếu hụt rất nhiều các kỹ năng cần thiết cho việc làm so với các nước trong khu vực. Các bạn trẻ cần được trang bị tốt hơn không chỉ những kiến thức cơ bản mà còn những kỹ năng làm việc cần thiết cho công việc khi ra trường. Đặc biệt, trong thời đại bây giờ, khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, các trường học, đại học đều phải dạy từ xa, các bạn học sinh, sinh viên không thể đến trường và phải học online. Điều này gây một áp lực lớn lên khoa học giáo dục, đòi hỏi giáo dục trong nước phải thay đổi để thích ứng với thời đại số hóa. Muốn vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nền giáo dục Việt Nam cần duy trì động lực để luôn 391 luôn trong tâm thế sẵn sàng chuyển đổi để ứng phó tốt hơn với những biến chuyển bất ngờ trên thế giới. 2. Thực trạng ở Việt Nam Có một thực trạng từ lâu trong nền giáo dục Việt Nam là các bạn trẻ Việt Nam học tốt các môn học hàn lâm, tuy nhiên các kỹ năng “mềm” trong giao tiếp và làm việc theo nhóm còn rất yếu. Theo thống kê, trong vòng 5 năm từ năm học 2016-2017 đến 2020- 2021, Việt Nam đã đạt được 162 huy chương ở kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, trong đó có 51 huy chương vàng (VnExpress, 2021). Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty nước ngoài chú trọng các kỹ năng mềm khi tuyển nhân viên và quan ngại rằng các sinh viên mới ra trường thường không được trang bị đầy đủ các kỹ năng này (Bodewig et al., 2014). Trong thực tế, các kỹ năng mềm được coi là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại (World Bank, 2019). Một thách thức nữa là các kết quả đánh giá của học sinh trung học cho thấy giáo dục trung học phổ thông Việt Nam đang làm khá tốt, nhưng vẫn có độ chênh khá lớn với giáo dục đại học. Cụ thể hơn, kỳ thi đánh giá PISA cho các học sinh ở lứa tuổi 15 cho thấy học sinh Việt Nam đạt kết quả rất cao trong nhiều môn thi. Năm 2012, trong kỳ đánh giá PISA, thành tích của Việt Nam xếp hạng 16 về môn toán và thứ 18 về môn đọc-hiểu trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh và cao hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác. Kỳ thi năm 2015 cũng cho kết quả tương tự (OECD, 2014; Dang et al., 2021). Tuy nhiên xếp hạng giáo dục bậc đại học không cho thấy kết quả khả quan như vậy. Rất ít trường đại học ở Việt Nam được xếp thứ hạng cao trên thế giới (theo xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2021, trường có thứ hạng tốt nhất là Đại học quốc gia Hà Nội xếp trong nhóm 1001–1200).1 Điều này cho thấy có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài gợi ý chính sách về kỹ năng cần đào tạo cho thanh niên Việt Nam trong thời đại kinh tế chuyển đổi số VÀI GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỀ KỸ NĂNG CẦN ĐÀO TẠO CHO THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ Đặng Hoàng Hải Anh; Đỗ Nguyễn Nguyệt Minh Dang (hdang@worldbank.org; corresponding author) is a senior economist with the Data Production and Methods Unit, Development Data Group, World Bank and is also affiliated with International School, Vietnam National University, Hanoi, Center for Analysis and Forecasting, Vietnam Academy of Social Sciences, GLO, IZA, and Indiana University. Do (minh.nn.do@gmail.com) is a lecturer at University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi 1. Giới thiệu Việt Nam hiện nay được coi là nước có thu nhập trung bình thấp, và đang phấn đấu sớm trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao. Để thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp đòi hỏi quốc gia có sự thay đổi về nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội. Chúng tôi cho rằng nguồn gốc sự phát triển bền vững của đất nước đến từ chính nguồn nhân lực hiện tại và tương lai. Nói cách khác là đổi mới chính sách giáo dục thế hệ trẻ hiện nay đóng vai trò quan trọng giúp đất nước phát triển. Hình 1: Tháp dân số Việt Nam và thế giới 390 Điều này thậm chí mang ý nghĩa sống còn khi tỷ lệ già hóa dân số đang ngày càng tăng. Cụ thể, Hình 1 cho thấy tháp dân số của Việt Nam có chân tháp lõm vào khác hẳn so với thế giới ở độ tuổi thanh thiếu niên (10-24). Tức là dân số ở độ tuổi thanh thiếu niên của Việt Nam ít hơn khoảng 2-3% so với thế giới. Trong khoảng một hai thập kỷ nữa, nhóm dân số này sẽ là trụ cột kinh tế của đất nước. Trong khi đó, so với các nước trong khu vực, năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp. Năm 2016, NSLĐ Philippines gấp 1.8 lần Indonesia gấp 2.4 lần, Trung Quốc gấp 2.6 lần. Thái Lan gấp 2.7 lần, Malaysia gấp 5.7 lần Việt Nam. Theo Ohno et al. (2021), NSLĐ ở Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực và chỉ cao hơn Campuchia. Hình 2. Năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia Lưu ý: tính bằng nghìn USD/lao động, giá so sánh 2011 theo ngang bằng sức mua Nguồn: Ohno et al. (2021) Như vậy, thanh niên Việt Nam đang bị thiếu hụt rất nhiều các kỹ năng cần thiết cho việc làm so với các nước trong khu vực. Các bạn trẻ cần được trang bị tốt hơn không chỉ những kiến thức cơ bản mà còn những kỹ năng làm việc cần thiết cho công việc khi ra trường. Đặc biệt, trong thời đại bây giờ, khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, các trường học, đại học đều phải dạy từ xa, các bạn học sinh, sinh viên không thể đến trường và phải học online. Điều này gây một áp lực lớn lên khoa học giáo dục, đòi hỏi giáo dục trong nước phải thay đổi để thích ứng với thời đại số hóa. Muốn vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nền giáo dục Việt Nam cần duy trì động lực để luôn 391 luôn trong tâm thế sẵn sàng chuyển đổi để ứng phó tốt hơn với những biến chuyển bất ngờ trên thế giới. 2. Thực trạng ở Việt Nam Có một thực trạng từ lâu trong nền giáo dục Việt Nam là các bạn trẻ Việt Nam học tốt các môn học hàn lâm, tuy nhiên các kỹ năng “mềm” trong giao tiếp và làm việc theo nhóm còn rất yếu. Theo thống kê, trong vòng 5 năm từ năm học 2016-2017 đến 2020- 2021, Việt Nam đã đạt được 162 huy chương ở kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, trong đó có 51 huy chương vàng (VnExpress, 2021). Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty nước ngoài chú trọng các kỹ năng mềm khi tuyển nhân viên và quan ngại rằng các sinh viên mới ra trường thường không được trang bị đầy đủ các kỹ năng này (Bodewig et al., 2014). Trong thực tế, các kỹ năng mềm được coi là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại (World Bank, 2019). Một thách thức nữa là các kết quả đánh giá của học sinh trung học cho thấy giáo dục trung học phổ thông Việt Nam đang làm khá tốt, nhưng vẫn có độ chênh khá lớn với giáo dục đại học. Cụ thể hơn, kỳ thi đánh giá PISA cho các học sinh ở lứa tuổi 15 cho thấy học sinh Việt Nam đạt kết quả rất cao trong nhiều môn thi. Năm 2012, trong kỳ đánh giá PISA, thành tích của Việt Nam xếp hạng 16 về môn toán và thứ 18 về môn đọc-hiểu trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh và cao hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác. Kỳ thi năm 2015 cũng cho kết quả tương tự (OECD, 2014; Dang et al., 2021). Tuy nhiên xếp hạng giáo dục bậc đại học không cho thấy kết quả khả quan như vậy. Rất ít trường đại học ở Việt Nam được xếp thứ hạng cao trên thế giới (theo xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2021, trường có thứ hạng tốt nhất là Đại học quốc gia Hà Nội xếp trong nhóm 1001–1200).1 Điều này cho thấy có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thời đại kinh tế chuyển đổi số Chính sách giáo dục thế hệ trẻ Già hóa dân số Khoa học giáo dục Giáodục trung học phổ thôngTài liệu liên quan:
-
11 trang 461 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 388 0 0 -
206 trang 310 2 0
-
5 trang 304 0 0
-
56 trang 276 2 0
-
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 252 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 241 1 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 197 0 0 -
6 trang 182 0 0
-
Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
6 trang 179 0 0