Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas; tiếng Anh: Greece hoặc Hellas), tênchính thức Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία Elleniki Demokratia), là một quốc giathuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với cácnước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ vềphía đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về đất nước Hi Lạp- Vài nét về đất nước Hi Lạp : Quốc kỳ Cộng hòa Hi L ạp Huy hi ệu c ủa Hi L ạpHy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas; tiếng Anh: Greece hoặc Hellas), tênchính thức Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία Elleniki Demokratia), là một quốc giathuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với cácnước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ vềphía đông. Biển Aegaeum bao bọc phía đông và phía nam Hy Lạp, còn biển Ionia nằm ởphía tây. Phần lớn địa hình của đất nước này là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều nhữnghòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Hy Lạplà 10.706.290 người, mật độ dân số khoảng 82 người/km².Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đếnnền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của n ền dân chủ, triếthọc phương Tây và Thế vận hội Olympic. Đến thời trung cổ, Hy Lạp trở thành một bộ phậncủa Đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong Đế chế Ottoman trong gần bốn thế kỉ. Năm1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa và giành lại độc lập cho dân t ộc.Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là thành viên của nhiều tổ ch ứcquốc tế như Liên Hiệp Quốc, NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD, Tổ chứcThương mại Thế giới - WTO. Năm 1981, Hy Lạp trở thành một thành viên của Liên minhChâu Âu.Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1975. Quang cảnh một thị trấn tại đất nước Hi LạpMột hòn đảo nhỏ ởHi Lạp -Vịtríđ ịalý :Lãnhthổ HyLạp baogồmphầnđất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hảivà biển Aegean. Những đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tíchcủa Hy Lạp là 131.940 km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%.Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ đường biên giớichung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km), Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộnghòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nênchiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giớivề độ dài đường bờ biển.Toàn bộ đất nước Hy Lạp được chia thành 13 tỉnh và 1 khu tự trị. Các tỉnh của Hy Lạpbao gồm 9 tỉnh nằm trên đất liền (bán đảo Hy Lạp) và 4 tỉnh thuộc các đảo và quầnđảo. Riêng Núi Athos, một khu vực dành riêng cho những tu sĩ nam theo Chính thốnggiáo được công nhận là một nước cộng hòa tự trị bán độc lập thuộc chủ quyền củaHy Lạp. Đây là một bán đảo nhỏ nằm ở phía đông nam tỉnh Trung Macedonia. Tiếpđó, 13 tỉnh của Hy Lạp lại được chia tiếp thành 54 huyện. Bản đồ về đất nước Hi Lạp-Điều kiện tự nhiên :1. Địa hình :Đất nước Hy Lạp có địa hình khá hiểm trở với khoảng 80% diện tích là đồi núi. Nằmở trung tâm đất nước Hy Lạp là dãy núi Pinlus hùng vĩ với độ cao trung bình là 2636 mso với mực nước biển. Dãy núi Pinlus là một nhánh mở rộng của dãy Alps Dinaric trênbán đảo Balkan và còn tiếp tục trải dài qua bán đảo Peloponnese, mở rộng xuống phíanam tạo thành rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên biển Aegean, cuối cùng kết thúc ởđảo Crete.Những hòn đảo trên biển Aegean của Hy Lạp chính là đỉnh của những dãy núi chạyngầm bên dưới đáy biển. Phia bắc của Hy Lạp có dãy núi Rhodope làm thành mộtđường biên giới tự nhiên giữa Hy Lạp và Bulgaria. Núi Olympus là đỉnh núi cao nhấtHy Lạp, cao 2919 m. Đây được cho là nơi ở của những vị thần Hy Lạp vào thời cổ đạivà ngày nay trở thành một địa điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp. Quang cảnh của vùng núi Meteora – Hi LạpCác đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ tại Hy Lạp và tập trung ở các vùng Thessaly,Trung Macedonia và Thrace. Đây là những nơi có nhiều đất đai màu mỡ đồng thời lànhững vùng tập trung đông dân cư tại Hy Lạp.Các sông ở Hy Lạp thường ngắn và dốc, một số sông nhỏ thường hay bị khô cạn vàomùa hè. Các con sông là một nguồn cung cấp thủy điện lớn cho Hy Lạp2. Khí hậu :Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụ như sườn phíatây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có độ ẩm vàlượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bị khuất gió.Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải, khíhậu núi cao và khí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở HyLạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thểcó tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng vàkhô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ cháyrừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần đây nhấtvào tháng 8 năm 2007, một vụ cháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến 64người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la Mỹ. Khí hậu núi cao phân bố chủ yếu ở nhữngvùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus. Tại những vùngnày, khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu ôn hòa có diện tích phân bố nhỏ, tập trungở vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ hơn so với khí hậu Địa Trung Hải và cólượng mưa vừa phải.Thủ đô Athena của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và ônhòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trungbình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C. Phía bắc của thành phố Athena có kiểu khí hậuôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải . Cảnh vùng biển tại Hi Lạp3. Thực vật và động vật :Rừng chiếm khoảng 50% diện tích đất đai tại Hy Lạp với nhiều loài thực vật đadạng, phong phú. Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp và đã đượcdùng làm vòng nguyệt quế cho những nhà vô địch thể thao thời xưa. Tại những vùngđồng bằn ...